Cây nhọ nồi là cây gì? Tác dụng của cây nhọ nồi chữa bệnh gì: hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ thống tạo máu… Cách dùng cây nhọ nồi tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của nhọ nồi. Cách sử dụng cây nhọ nồi chế biến ngâm nấu uống, bảo quản. Giá cây nhọ nồi bao nhiêu tiền 1kg? Hình ảnh cây nhọ nồi và đặc điểm nhận biết cây nhọ nồi.
Cây nhọ nồi là gì?
Cây nhọ nồi còn gọi là cỏ mực (rau mực) có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc Asteraceae. Sở dĩ nhọ nồi được gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra đen như mực.
Đặc điểm cây nhọ nồi
Cây cỏ mực thuộc loại cây sống một hay nhiều năm, mọc đứng hoặc bò, cao 30–40 cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng.
Lá nhọ nồi mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ, hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2-3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt.
Cây nhọ nồi phân bố ở đâu?
Cây cỏ mực phân bố ở khắp các tỉnh thành từ Bắc trí Nam, nhiều nhất ở miền Bắc. Miền Bắc thường gọi là cây nhọ nồi, đồng bào miền Nam gọi với tên Cỏ mực (Bởi nước bên trong cây có màu đen như mực).
Tác dụng của cây nhọ nồi?
Có ít tinh dầu, chất đắng, tannin, caroten và chất ancaloit tên là ecliptin. Trong một số tài liệu ghi rằng cỏ mực chứa chất wedelolacton là chất curmarin lacton có thể tách được chất flavonozit và demetylwedelacton.
Cây nhọ nồi có tác dụng chữa bệnh gì?
- Dùng làm thuốc sát trùng, cầm máu
- Điều trị bệnh vàng da do chức năng gan, chức năng thận suy giảm
- Điều trị chảy máu dạ dày, chảy mau cam,
- Điều trị chứng tóc bạc sớm, giúp tóc đen trở lại
- Điều trị thận âm hư (suy nhược cơ thể, thiếu máu, gầy yếu)
- Điều trị bệnh nấm ngoài da (Eczema)
Tác dụng cây nhọ nồi cầm máu
Cây cỏ mực làm tăng trương lực của tử cung cô lập. Trường hợp chảy máu tử cung, nếu dùng nhọ nồi thì ngoài tác dụng làm tăng prothrombin, còn có thể làm nén thành tử cung, góp phần thúc đẩy việc chống chảy máu. Cây nhọ nồi không gây tăng huyết áp và không làm giãn mạch.
Tác dụng cây cỏ mực ức chế ung thư, tăng cường miễn dịch
Có khả năng ức chế quá trình phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ở ung thư dạ dày. Ngoài ra còn kích hoạt hệ miễn dịch, tác dụng mạnh đối với tế bào T – lymphocytes (Limphô T). Ngoài ra, còn có nấm linh chi hay giảo cổ lam cũng có tác dụng tăng miễn dịch.
Công dụng cây cỏ mực làm đen tóc, dưỡng da
Cỏ mực có công dụng cải thiện quá trình tuần hoàn máu ngoài da (nhất là da đầu). Cây cỏ mực giúp làm cho đầu tóc, da thịt được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, do đó da dẻ sẽ mịn màng, râu tóc đen mượt hơn.
Công dụng của nhọ nồi chữa bệnh chảy máu cam
Cây cỏ mực là cây cỏ hoang có tác dụng cầm máu hiệu quả, chính vì vậy với bệnh chảy máu cam có thể thực hiện với loại cây cỏ này. Nếu bạn bị thương, vết thương chảy máu nhiều chỉ cần một nắm lá cây nhọ nồi rửa sạch, sau đó giã nát và đắp lên vết thương.
Xem thêm:
Cách dùng cây nhọ nồi
Cây mọc ở khắp mọi nơi, mặc dù là cây thảo dược có công dụng chữa bệnh tốt nhưng bạn không gặp khó khăn khi tìm kiếm cây cỏ mực này.
Cách dùng cây cỏ mực trị thổ huyết, chảy máu cam
Nguyên liệu: cây nhọ nồi (cả cành và lá).
Thực hiện:
- Rửa sạch cành, lá nhọ nồi.
- Giã nát cành, lá nhọ nồi sau đó ép lấy nước .
- Dùng nước uống để cầm máu.
Cách sử dụng cây cỏ mực trị rong kinh
Nguyên liệu: lá nhọ nồi tươi.
Thực hiện:
- Giã lá cây cỏ mực này đã rửa sạch sau đó vắt lấy nước cốt để uống (trường hợp rong kinh nhẹ).
- Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…
- Lưu ý: có thể sử dụng lá nhọ nồi khô sắc nước uống (trong trường hợp không có lá tươi).
Cách dùng cỏ mực chữa bệnh sỏi thận
Chuẩn bị:
- Cỏ mực 25gr
- Xa tiền thảo 15gr.
Thực hiện:
Sắc 2 nguyên liệu trên lấy nước. Sau đó cho ra chén thêm 1 ít đường trắng cho dễ uống. Dùng thay trà uống trong 30 ngày.
Cách sử dụng cây cỏ mực chữa tiểu ra máu
Nguyên liệu: lá nhọ nồi và mã đề (tỷ lệ bằng nhau: 10g hoặc 15g).
Thực hiện:
- Rửa sạch lá cỏ mực và mã đề.
- Giã 2 loại lá trên sau đó ép lấy nước để uống.
- Uống 3 chén/ngày (uống trước bữa ăn).
Hình ảnh cây nhọ nồi
Theo Đông Y đây là cây thuốc chữa bệnh nên không độc, có vị chua và ngọt, có tính hàn. Duới đây là những hình ảnh về loại cây này giúp bạn hiểu biết rõ hơn.
Giá cây nhọ nồi
Hiện nay trên thị trường, cây cỏ mực có giá dao động từ 80.000 – 150.000 đồng/kg
Xem thêm: