Bảy lá một hoa là gì? Tác dụng của bảy lá một hoa chữa bệnh gì: ung thư, kháng khuẩn, trị ho… Cách dùng cây Thất diệp nhất chi hoa tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của độc cước liên. Cách sử dụng bảy lá một hoa chế biến ngâm nấu uống, bảo quản. Giá độc cước liên bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh nhận biết bảy lá một hoa.
Bảy lá một hoa được mệnh danh là loài kỳ hoa dị thảo rất hiếm thấy của dãy Hoàng Liên sơn. Loại thảo dược này có tác dụng giải độc, hỗ trợ điều trị ung thư.
Bảy lá một hoa là gì?
Cây bảy lá một hoa hay thất diệp nhất chi hoa là một vị thuốc đặc biệt quý hiếm. Cây có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Cây còn có tên: Thất diệp nhất chi hoa, độc cước liên, thiết đăng đài, chi hoa đầu, tảo hưu, thảo hà xa.
Đặc điểm nhận biết cây bảy lá một hoa
Độc cước liên là cây thuốc nam quý. Cây độc cước liên là một loại cỏ nhỏ, có dạng rất khác biệt, sống lâu năm với đặc điểm:
- Thân rễ ngắn, dài chừng 5 – 15cm, đường kính 2.5 – 3.5cm rất nhiều đốt
- Từ thân rễ nổi lên mặt đất một thân mọc thẳng đứng cao tới 1m
- Phía gốc có một số lá thoái hoá thành vẩy, bao lấy thân cây.
- Giữa thân có một tầng lá mọc vòng gồm 3 đến 10 lá, nhưng thường là 7 lá
- Cuống lá dài 2.5 – 3cm, phiến lá hình mác rộng, dài 15 – 21cm, rộng 4 – 8cm
- Đầu phiến lá nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt dưới màu xanh nhạt.
- Hoa mọc đơn độc ở đỉnh cành, cuống hoa dài 15 – 30cm.
- Lá đài gồm 5 đến 10, thường là 7, màu xanh lá cây, dài 3 – 7cm.
- Số cánh tràng bằng số lá đài.
- Nhuỵ màu tím đỏ, bầu thường 3 ngăn.
- Quả mọng màu tím đen. Mùa hoa vào các tháng 10 – 11.
Trong tảo hưu người ta đã nghiên cứu thấy cây độc cước liêm có chất glucozit, tính chất saponin gọi là paridin C16H28O7 và paristaphin C38H64O18 cũng là một glucozit. Trong thân rễ và quả có chất glucozit gọi là paristaphin, Khi thuỷ phân paristaphin sẽ cho glucoza và một glucozit mới gọi là pairdin. Tiến hành thuỷ phân paridin, ta được glucoza và một chất nhựa gọi là paridol.
Cây bảy lá một hoa mọc ở đâu?
Cây bảy lá một hoa được phát hiện gần đây tại các vùng núi Cúc Phương thuộc Hà Nam, Ninh Bình, Sa Pa (Lào Cai), Đà Bắc (Hoà Bình), Sơn Động (Hà Giang). Trước đây không thấy mô tả trong Bộ thực vật chí Đông Dương. Đầu năm 1934, Péctelot có phát hiện thấy cây ở quanh vùng Sa Pa, nhưng chưa được khai thác sử dụng.
Tác dụng của bảy lá một hoa là gì?
Đến nay trữ lượng cây bảy lá một hoa trong tự nhiên trở nên vô cùng khan hiếm, trong khi đó ta vẫn chưa có một chương trình, đề án để bảo tồn và nhân giống cây thuốc quý này.
Công dụng của bảy lá một hoa theo Đông y
Theo Đông y, cây có tác dụng thanh nhiệt giải độc tiêu thũng, chỉ thống, tức phong định kinh (chống co giật). Dùng trị chứng ung nhọt sang độc, trùng rắn cắn, chấn thương chảy máu, tụ máu sưng đau, chứng can nhiệt sinh phong, kinh phong động kinh.
Các sách Đông y kinh điển ghi chép về tác dụng của thuốc như sau:
- Sách Bổn kinh: Chủ kinh giản lắc đầu lè lưỡi, bệnh điên, ung sang, khử độc rắn.
- Sách Tân tu bản thảo: Trộn giấm trị ung nhọt, sưng phù, đắp trị độc rắn.
- Sách Bản thảo cầu nguyên: Hoạt huyết, chỉ huyết, tiêu phù giải độc.
Tác dụng bảy lá một hoa theo y học hiện đại
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy cây có tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị bệnh ho, giảm cơn hen.
- Chất chiết xuất của cây có tác dụng ức chế hoạt tính của tinh trùng, cầm máu.
- Tác dụng kháng khuẩn: Cây có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với trực khuẩn lị, thương hàn, coli trực khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu khuẩn dung huyết và não mô cầu
- Đồng thời có tác dụng ức chế leptospira và virut cúm.
- Chống ung thư: Các chất của cây có tác dụng ức chế tế bào ung thư cổ tử cung di thực trên động vật thí nghiệm (Theo báo cáo của Sở nghiên cứu Trung y (Trung quốc) về ảnh hưởng của 90 loại trung dược thảo trên tế bào ung thư di thực trên động vật: Tuyển tập Tư liệu khoa học kỹ thuật Viện nghiên cứu Trung y 1972).
Xem thêm: Bảo tồn cây dược liệu quý hiếm bảy lá một hoa – Báo Mới
Xem thêm:
Cách dùng bảy lá một hoa chữa bệnh
Bạn có thể dùng 10 đến 12g cây, sắc với 500ml nước uống trong ngày. Ngoài ra, độc cước liên còn dùng để ngâm rượu. Nếu có những triệu chứng lạ, bạn nên đi khám và tham khảo lời khuyên của bác sĩ.
Sắc uống bảy lá một hoa cho bệnh nhân ung thư
Để sắc nước cây độc cước liên, bạn chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- Bảy lá một hoa tươi: 15g
- Bột tam thất bắc: 3 – 4g
- Sắc với 500ml nước uống trong ngày.
Thuốc có vị ngọt nhẹ, hơi cay rất dễ uống. Những bệnh nhân ung thư có thể dùng để hỗ trợ điều trị bệnh.
Dùng bảy lá một hoa ngâm rượu
Củ tươi bảy lá một hoa trong dân gian còn dùng để ngâm rượu uống. Rượu củ bảy lá một hoa có màu vàng nhạt, mùi thơm, vị ngọt nhẹ rất tốt cho sức khỏe, giúp ăn ngon, ngủ tốt, phòng chống bệnh tật.
Cách ngâm:
- Ngâm củ tươi: 1kg củ tươi ngâm với 2 lít rượu
- Nếu ngâm củ khô: 1kg củ khô ngâm 4 lít rượu
- Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được.
Hình ảnh cây bảy lá một hoa
Hình ảnh nhận biết cây bảy lá một hoa sẽ giúp độc giả phân biệt được bảy lá một hoa thật – giả. Tham khảo các hình ảnh về hoa, thân, lá, củ của cây độc cước liên dưới đây.
Giá bảy lá một hoa bao nhiêu tiền 1kg?
Cây 7 lá 1 hoa là cây sâm thuốc quý. Hiện, cây thuốc này đã bị thu mua gần như cạn kiệt ở vùng Đông Bắc. Cách đây gần chục năm trước, ở vùng Đông Bắc, giá tiểu thương thu mua của bà con dân tộc rất rẻ bèo, giá chỉ vài trăm nghìn đồng. Với giá đó, bà con dân tộc vùng Sơn Động (Bắc Giang), Lạng Sơn, Quảng Ninh ồ ạt đi săn lùng để bán cho thương lái. Thương lái lại bán cho các Lão Pản (chủ buôn lớn) của Trung Quốc.
Hiện, ở một số vùng Tây Bắc như: Lào Cai, Sa Pa, Hòa Bình… đang được thương lái thu mua với giá 1 – 4 triệu đồng. Tùy thuộc vào hình dáng, độ tuổi. Có những củ 7 lá 1 hoa già, to, hình dáng đẹp sẵn sàng được các đại gia mua với giá cao hơn.
Cây bảy lá một hoa mọc trên độ cao 1000m nên rất khó tìm kiếm. Vì vậy, giá bán củ của bảy lá một hoa khá cao. Giá bán trên thị trường hiện nay khoảng 2.500.000 – 3.000.000 đồng/kg. Giá bán cây giống bảy lá một hoa là 100.000 đồng/cây. Bạn có thể mua cây giống độc cước liên tại các vườn ươm trên toàn quốc.
Xem thêm: