Giỏ hàng

Khoai tây với tác dụng của củ khoai tây và cách dùng hiệu quả ra sao?

Khoai tây là gì? Tác dụng của cây khoai tây chữa bệnh gì: Ung thư, tim mạch, giảm cân,… Cách dùng củ khoai tây tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của khoai tây. Cách sử dụng khoai tây chế biến món ăn, bảo quản. Giá khoai tây bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh củ khoai tây.

Tác dụng của khoai tây đối với sức khỏe và cách dùng khoai tây

Tác dụng của khoai tây đối với sức khỏe và cách dùng khoai tây

Khoai tây là gì?

Khoai tây là loại cây nông nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao, trồng nhiều để lấy củ làm lương thực. Tên khoa học của nó là Solanum tuberosum, thuộc họ cà (Solanaceae).

Đặc điểm của khoai tây

Khoai tây có chiều cao khoảng 30 – 50cm, gồm nhiều củ dưới lòng đất. Củ khoai có hình tròn hoặc bầu bầu dục với nhiều kích thước khác nhau. Tùy thuộc vào giống và đất trồng mà thịt củ có màu sắc khác nhau, chủ yếu là kem sáng, nâu đỏ hoặc vàng nhạt.

Hoa khoai có màu trắng hoặc tím, mọc thành cụm. Lá mọc kép, gồm những lá chét có kích thước to nhỏ khác nhau.

Loại cây này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được trồng tại Peru và Chile từ rất lâu đời. Ngày nay, khoai được trồng rộng rãi khắp thế giới. Ở nước ta, cây này sinh trưởng mạnh và trồng chủ yếu vào vụ đông.

Thành phần dinh dưỡng của cây khoai tây

Khoai chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe trong đó bao gồm các vitamin và khoáng chất.

  • Khoai chứa vitamin B có tác dụng giúp hình thành các tế bào máu, phá vỡ chất béo từ thực phẩm và có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Một miếng khoai có thể đáp ứng được 50% lượng vitamin B6 và bổ sung 30% niacin và thiamin mà cơ thể cần mỗi ngày. Ngoài ra, vitamin C cũng chứa nhiều trong khoai. Tuy nhiên, nếu cạo vỏ trước khi chế biến, vitamin C sẽ bị hao hụt một nửa.
  • Trong khoai có chứa những thành phần khác như calo, chất béo, protein, chất xơ, tinh bột, nước, muối vô cơ,…
  • Khoai này chứa các khoáng chất như kali, phốt pho, magie giúp tăng cường sức khỏe xương khớp. Nếu ăn khoai luộc, lượng kali đáp ứng mỗi ngày khoảng ¼, còn phốt pho và magie lên tới 20% nhu cầu của cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng của cây khoai tây

Thành phần dinh dưỡng của cây khoai tây

Tác dụng của khoai tây

Khoai tây không chỉ là nguyên liệu để chế biến món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nó còn có nhiều công dụng chữa bệnh bất ngờ.

Tác dụng của khoai tây đối với giảm cân

Khoai chứa lượng chất béo rất thấp, chỉ chiếm 0,1%. Do đó, người tiêu dùng không còn lo sợ ăn nhiều sẽ bị tăng cân. Đặc biệt, với người muốn giảm cân, khi ăn kiêng thì khoai này là thực phẩm nên ưu tiên hàng đầu.

Tác dụng của khoai tây chữa bỏng

Khoai có tính mát nên hiệu quả đối với trị bỏng. Khi bị bỏng, chỉ cần đắp lát khoai lên vết thương sẽ làm giảm đau và chống vi khuẩn tấn công.

Tác dụng của khoai tây chữa sỏi thận

Lượng axit uric trong máu cao dẫn đến bệnh sỏi thận. Với những người mắc bệnh này, các chuyên gia khuyên dùng khoai bởi nó chứa nhiều chất sắt và canxi.

Tác dụng của khoai tây giảm căng thẳng, trầm cảm

Khi thiếu vitamin C, A,… cơ thể dễ sinh ra căng thẳng, hay nóng giận vô cớ, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Nếu ăn khoai thường xuyên, tình trạng này sẽ được khắc phục. Trong khoai chứa nhiều vitamin A, C giúp làm giảm stress, chống trầm cảm và cải thiện tinh thần.

Tác dụng của khoai tây trị viêm loét dạ dày

Trong khoai chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Nhờ đó, bệnh tình thuyên giảm và sức khỏe hệ tiêu hóa được tăng cường.

Tác dụng của khoai tây giúp giảm huyết áp

Kali trong khoai có tác dụng làm co giãn mạch máu, còn chất xơ giúp cải thiện chức năng của hoóc môn insulin nên điều hòa tốt lượng đường và hạ huyết áp.

Tác dụng của khoai tây giúp tăng khả năng miễn dịch

Vitamin C trong khoai có thể hỗ trợ điều trị rất nhiều loại bệnh như chảy máu chân răng, cảm lạnh, vết thương chậm lành nhờ tác dụng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.

Tác dụng của khoai tây trong hỗ trợ điều trị ung thư

Một số loại khoai có chứa chất chống oxy hóa như flavonoid, carotene giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Đặc biệt, khoai màu đỏ và nâu đỏ chứa hàm lượng lớn chất oxy hóa nên mang đến hiệu quả tốt nhất.

Tác dụng của khoai tây đối với hệ tiêu hóa

Hàm lượng cacbonhydrat và chất xơ trong khoai lớn giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.

Tác dụng khoai tây làm đẹp da

Khoai có chứa các chất dinh dưỡng như vitamin C, B6, kẽm, kali, phốt pho và magie có tác dụng cải thiện làn da hồng hào, ngăn chặn nếp nhăn, vết nám và chống lão hóa.

Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ khoai tây.

Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ khoai tây.

Cách dùng khoai tây

Khoai tây có đa dạng cách chế biến trong đó bao gồm xào, luộc, ép nước hay nghiền thành bột mịn làm đẹp da.

Cách dùng khoai tây chống lão hóa, làm mờ nếp nhăn

Nguyên liệu:

  • 3 quả dâu tây
  • Nửa củ khoai

Cách tiến hành:

  • Đem dâu tây và khoai rửa sạch rồi xay nhuyễn.
  • Trộn với sữa tươi thành hỗn hợp sền sệt và đắp mặt nạ trong khoảng 20 phút.
  • Sau đó, rửa mặt với nước sạch để làn da sáng mịn, mờ nếp nhăn.

Cách dùng khoai tây chữa đau dạ dày

Nguyên liệu:

  • 2 – 3 củ khoai tươi
  • Mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Đem khoai gọt vỏ, rửa sạch.
  • Sau đó, nghiền nhuyễn khoai để lấy nước cốt. Sử dụng 1 phần nước cốt đem pha với 2 phần mật ong. Có thể bảo quản hỗn hợp trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày sử dụng 2 lần trước bữa ăn 30 phút với liều lượng từ 1 – 2 muỗng.

Cách dùng nước ép khoai tây giảm cân

  • Sử dụng 2 – 3 củ khoai cạo vỏ, rửa sạch và để ráo.
  • Dùng máy xay sinh tố ép thành nước. Nên uống khi bụng đói trước bữa sáng từ 30 phút đến 1 tiếng.

Cách chế biến khoai tây chiên

Nguyên liệu:

  • Khoai: 4 củ
  • Dầu ăn, tương ớt, muối và hạt tiêu

Cách thực hiện:

  • Đem khoai gọt vỏ rồi rửa sạch.
  • Sau đó, cắt khoai thành thanh dài bằng một ngón tay rồi ngâm với nước muối pha loãng cho hết thâm.
  • Chần sơ qua khoai với nước sôi khoảng 1 phút rồi vớt ra và để ráo nước.
  • Cho dầu vào chảo, đun nóng rồi chiên khoai đến khi vàng thì vớt ra, để nguội và thưởng thức.

Xem thêm: Tác dụng giảm cân của khoai

Hình ảnh khoai tây

Tác dụng phụ của khoai tây mọc mầm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tác dụng phụ của khoai tây mọc mầm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khoai tây vỏ hồng và vàng được dùng phổ biến.

Khoai tây vỏ hồng và vàng được dùng phổ biến.

Hoa khoai tây có màu tím hoặc trắng.

Hoa khoai tây có màu tím hoặc trắng.

Khoai tây chiên là món ăn vặt nhiều người yêu thích.

Khoai tây chiên là món ăn vặt nhiều người yêu thích.

Tác dụng phụ của khoai tây

  • Tuyệt đối không nên sử dụng khoai đã mọc mầm hoặc chuyển sang màu xanh vì có thể gây ngộ độc.
  • Không nên nấu khoai với cà chua đặc biệt là loại xanh vì có thể gây khó tiêu, ảnh hưởng tới dạ dày.
  • Sau khi ăn, không được tráng miệng bằng nước muối ngay vì sẽ tạo ra nhiều cacbonhydrat, nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì.
  • Trong bữa ăn, nếu kết hợp sử dụng khoai với chuối sẽ khiến mặt bị nổi nhiều mụn và tàn nhang.
  • Sử dụng khoai với lựu rất dễ gây ra ngộ độc, trong trường hợp này, cần uống nước ép rau hẹ để giải độc ngay.
  • Không ăn vỏ: Vỏ khoai có chứa một chất độc là solanine, nếu cơ thể dùng với số lượng lớn sẽ gây ra ngộ độc. Ngoài ra, khoai để lâu hay đông lạnh cũng xuất hiện chất độc solanine nên tuyệt đối không nên ăn.

Những người không nên sử dụng khoai tây

  • Người mắc chứng yếu bụng

Khoai có khả năng nhuận tràng, tiêu hóa tốt nên người yếu bụng không nên ăn nhiều vì dễ gây tiêu chảy.

  • Người bị bệnh tiểu đường

Khoai là thực phẩm chứa lượng tinh bột cao, khi hợp chất carbohydrate hấp thụ vào cơ thể, nó sẽ chuyển hóa thành đường. Do đó, người bệnh tiểu đường sẽ bị nặng hơn nếu ăn khoai quá mức.

  • Người bị dị ứng

Với những đối tượng bị dị ứng khoai, ăn vào sẽ xuất hiện các triệu chứng như khó tiêu, đau đầu, kích ứng da, tiêu chảy,…

  • Phụ nữ mang thai

Bà bầu không nên ăn quá nhiều khoai vì dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Giá khoai tây bao nhiêu tiền 1kg?

Khoai tây là một thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hằng ngày. Loại củ này cũng dễ mua vì được bày bán khắp các khu chợ.

Tuy nhiên, mua được khoai đảm bảo an toàn và chất lượng là điều mà người dùng quan tâm. Để mua được loại khoai ngon và đầy đủ dinh dưỡng nhất, bạn nên tìm mua ở các cơ sản sản xuất uy tín hoặc siêu thị lớn đã được kiểm định chất lượng.

Giá khoai trên thị trường hiện nay dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/1kg.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button