Giỏ hàng

Bạch quả

Dược Liệu Sạch Bạch Quả

(Ginkgo biloba)

Tên gọi khác: Ngân hạnh, áp cước tử, công tôn  thụ.
Tên khoa học: Ginkgo biloba L. – Ginkgoaceae
Mô tả cây thuốc:
Cây thuốc Bạch quả là một cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành hai thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng’ quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu

Phân bố, thu hái và chế biến:

Nguồn gốc Ở Trung Quốc và chỉ thấy trồng Ở Trung Quốc, một ít Ở Nhật Bản. Pételot (1954) nói có thấy ở bắc Việt Nam mọc rải rác trong một số vườn hoa và quanh một số ngôi chùa để làm cảnh. Nhưng thực tế qua mấy chục năm chúng tôi không tìm thấy. Hỏi nhiều nhà thực vật danh tiếng cũng đều nói chưa gặp. Tại các hiệu thuốc, bạch quả thuộc loại ít dùng. Thường chỉ dùng quả và nhân. Gần đây y học phương Tây nghiên cứu dùng lá. Những lá bạch quả dùng để nghiên cứu lúc đầu nhập của Nhật Bản và Triều Tiên. Lá bạch quả được dùng để chế những sản phẩm bạch quả của Pháp được trồng và thu hái ở gần Bordeaux.

Mô tả dược liệu:

Dược liệu bạch quả là hạt hình trứng, chắc, vỏ cứng, một đầu hơi nhọn, dài từ 1,5 – 2,5 cm, rộng 1 – 2 cm, dầy 1 cm. Vỏ ngoài cứng nhẵn, màu vàng nhạt hay xám nhạt, có 2 đến 3 đường gân chạy dài nổi lên rõ rệt. Vỏ hạt có 3 lớp, lớp ngoài cứng, hai lớp trong mềm, mỏng. Hạt có một nhân hình bầu dục, một đầu có màng mỏng màu nâu nhạt, mặt ngoài nhân vàng hay vàng sẫm, mặt trong màu trắng có bột, giữa rỗng có một tâm nhỏ. Nhân không có mùi, vị ngọt, hơi đắng.

Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn.

Quy kinh: Vào kinh Tâm, Phế.

Thành phần hoá học: Nhân bạch quả chứa 5.3% protein, 1.5% chất béo, 68% tinh bột, 1.57% tro, 6% đường. Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol.

Công năng: Thu liễm, cố sáp, ích khí, tiêu đàm, sát trùng.

Chủ trị: Bạch quả trị ho, tiêu đàm, chữa khí hư, thận dương hư, đái đục, đái són.

Liều dùng, cách dùng: Ngày 4-9g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Người có thực tà không nên dùng bạch quả. Không nên dùng nhiều làm cho khí ủng trệ. Trẻ con mà dùng thì phát kinh phong và sinh bệnh cam. Không nên dùng hạt sống.

Một số đơn thuốc dùng bạch quả:

+ Đái són: ngân hạnh sao, mỗi tuổi 1 hạt, nhiều nhất không quá 7 hạt, bỏ vỏ cứng, giã nát. Mỗi sáng sớm hàng ngày uống với nước sữa đậu nành pha đường. Uống liên tục sẽ có tác dụng.

+ Đại tiện ra máu: ngân hạnh 15g đập vỡ, địa du 15g, cây dành dành 6g, sắc uống vào hai buổi sáng – chiều hàng ngày.

+ Bạch đới quá nhiều: nhân ngân hạnh sao 10 hạt, hạt bí đao 30g, sắc uống ngày 2 lần (sáng, chiều).

+ Ho hen nhiều đờm: ngân hạnh 9g đập vỡ, ma hoàng 6g, cam thảo 3g, khoản đông hoa 9g, sắc uống.

+ Di tinh: ngân hạnh 9g đập vỡ, phúc bồn tử 6g, khiếm thực 15g, tổ bọ ngựa 6g (tang phiêu diêu), sắc uống.

+ Váng đầu chóng mặt: ngân hạnh 3 hạt, cùi nhãn 8 quả, thiêm ma 3g, ăn vào lúc đói buổi sáng.

+ Đầu mặt lở ngứa: ngân hạnh sống 10 hạt, giã nát bôi.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button