Con mực mai là gì và tác dụng của mực mai chữa bệnh gì: viêm dạ dày, đại tràng, táo bón,… Cách dùng mực mai chữa bệnh hiệu quả như thế nào? Hình ảnh mực mai ra sao? Tác dụng phụ của mực mai đối với sức khỏe là gì? Giá mực mai bao nhiêu tiền 1kg? Giá mai mực khô.
Mực mai là gì?
Mực mai là gì? Mực mai là loài động vật không xương sống; thuộc họ Mực nang (Sepiidae), có tên khoa học là Sepia Spp. Mực mai còn có tên gọi khác là mực ván, mực nang, cá mực, ô tặc ngư, mặc ngư,…
Mực mai là động vật có có đặc điểm như sau:
- Kích thước mực mai to.
- Sống thành đàn dưới đáy biển với tầng nước sâu và độ mặn cao.
- Xuất hiện nhiều ở những vùng biển nhiệt đới.
- Hình dáng: giống chứ “W”.
- Phía trên lưng có chiếc mai khá cứng và nặng.
- Thịt mực mai rất dày và giòn, vị nhạt hơn các loại mực khác.
- Thức ăn: mực mai ăn cá, giun, động vật nhỏ.
- Mùa sinh đẻ: từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm.
- Mùa khai thác mực ván: vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.
Các thành phần dinh dưỡng có chứa trong mực mai:
- Muối Canxi dạng Cacbonat.
- Photphat.
- Sulfat.
- Chất hữu cơ.
- Chất keo.
- Protid.
- Lipid.
- Sắt.
- Vitamin B1, B2, B6.
Mực ván (mực mai) là một trong 5 loại mực cơ bản trên thế giới. Tuy nhiên, mực mai ít được dùng để ăn tươi. Thay vào đó, thịt mực sẽ giã nhuyễn và kết hợp cùng nguyên liệu, gia vị khác. Từ đây, cho ra đời món chả mực với hương vị rất đặc sắc. Bên cạnh đó, mực ván cũng thường được chế biến với các món như: gỏi, lẩu, salad, chiên giòn, xào,…
Tác dụng của mực mai
Tác dụng của mực mai là gì? Mực mai vốn là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon. Bên cạnh đó, mai mực được sử dụng như vị thuốc quý giúp chữa được nhiều bệnh khác nhau. Mai của mực ván có vị chát, mặn, hơi tanh, tính ẩm và bình, không độc; có công dụng bổ trung, ích khí, điều kinh. Mai mực có tác dụng chữa những bệnh sau đây:
- Mực mai giúp cầm máu vết thương hiệu quả.
- Công dụng chữa ho ra máu, nôn.
- Tác dụng chữa viêm tai giữa, tai chảy mủ hữu hiệu.
- Điều trị âm hộ lở loét.
- Chữa trị ợ chua, viêm loét dạ dày và tá tràng nhờ mực mai.
- Giúp trẻ nhỏ nhanh lớn, hỗ trợ cho trẻ suy dinh dưỡng.
- Công dụng mai mực chữa đại tiện ra máu hiệu quả.
- Tác dụng điều trị chứng mờ mắt, đau mắt hột.
- Chữa bỏng, khó thở, nhiều đờm.
- Thịt mực mai giúp chữa tắc kinh, bổ máu.
- Tăng cường thể lực cho người sau sinh.
- Công dụng thanh nhiệt và giải độc, giảm mỡ và hạ huyết áp.
Công dụng của mực ván chữa được bệnh là điều ít ai ngờ tới. Bộ phận làm thuốc chủ yếu của mực mai gọi là ô tặc cốt hoặc hải phiêu diêu (theo Đông y). Người bệnh có thể tìm mua ô tặc cốt để chữa trị bệnh cũng rất hiệu quả.
Mổ mực mai tươi giữa đại dương
Cách dùng mực mai
Cách dùng mực mai như thế nào? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra. Để chữa các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, bệnh ngoài da,… có thể áp dụng các phương pháp sau:
Chữa ho ra máu, băng huyết bằng mai mực:
- Mỗi ngày uống 4-8g bột mai mực.
- Dùng liền trong 7-10 ngày.
- Tạm nghỉ uống 1 tuần, nếu cần thiết lại sử dụng tiếp.
Điều trị đau mắt hột bằng mai mực
- Mai mực vót nhọn, đem ngâm với dung dịch rễ hoàng liên.
- Tỷ lệ ngâm là 1-5%, rồi tra vào mắt.
Chữa bỏng nhờ mai mực:
- Mai mực mang đốt thành than, tán thành bột mịn.
- Trộn cùng dầu vừng hoặc dầu dừa.
- Bôi lên da 2 lần/ngày, sau 1 tuần thì vết loét sẽ se lại.
Trị đau loét dạ dày, tá tràng, táo bón, ợ chua:
- Mai mực 20g, thổ bối mẫu 6g, cam thảo 12g.
- Tất cả đem tán nhỏ thành bột mịn.
- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 6g (trước khi ăn 30 phút).
Chữa tắc kinh bằng mực mai:
- Thịt mực mai tươi 1 con, nhân hạt đào 15g.
- Đem nấu chín và ăn hết trong 1 lần.
Thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp, giảm mỡ:
- Thịt mực ván tươi 50-100g, dầu vừng đen 10g.
- Gừng khoảng 5g, muối 5g, hành 10g.
- Tất cả trộn đều với nhau và ăn trong ngày.
Phương pháp sử dụng mực ván ở trên không hề phức tạp. Người sử dụng có thể tự làm ở nhà. Dù vậy, cần tuân thủ các bước và đảm bảo vệ sinh để phương thuốc phát huy được công dụng.
Tên gọi | Mực mai. |
Tên khác | Mực ván, cá mực, ô tặc ngư, mặc ngư,… |
Đặc điểm | Hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo,… |
Dinh dưỡng | Protid, Lipid, Sắt, Vitamin B1, B2, B6,… |
Phân bố | Vùng biển nước sâu và độ mặn cao. |
Công dụng | Chữa bệnh viêm tai giữa, viêm dạ dày, đại tràng,… |
Cách dùng | Phương pháp dùng mực ván và mai mực. |
Tác hại | Gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa, gout, sỏi thận,… |
Hình ảnh | Hình ảnh về loài mực ván. |
Giá thành | Giá bán mực ván tươi sống và mai mực khô. |
Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/cach-che-mai-muc-thanh-vi-thuoc-hay-n108490.html
Hình ảnh mực mai
Hình ảnh mực mai như thế nào? Có dễ nhận biết mực mai với các loại mực khác hay không? Dựa vào hình dáng bên ngoài mà mọi người sẽ dễ dàng nhận biết ra đo là mực mai. Cụ thể, loài mực này có những đặc điểm như sau:
- Kích thước: dài 15-25cm, cả áo thì dài 50cm.
- Cơ thể được chia thành 2 phần là phần đầu và phần thân.
- Phần đầu: 8-10 tay/tua có hàng giác bám.
- Tay xúc tu thường dài hơn phần thân.
- Miệng mực mai nằm ở dưới bụng.
- Thân mực có hình bầu dục, chiếm khoảng 70% trọng lượng.
- Bề mặt lưng có nhiều vân màu gợn thành sóng.
- Mai của mực: lớp vỏ trong bằng đá vôi xốp, có lớp sừng mỏng.
Hình ảnh mực ván đặc trưng và dễ dàng phân biệt với các loại mực khác. Ở vùng biển Việt Nam, loài mực này xuất hiện ít hơn các loại mực ống, mực lá,… Khi chọn mua, nên chọn những con dày thịt, to, cầm chắc tay, còn nguyên lớp màng bao ngoài. Không nên mua mực đã bị chuyển màu hay thịt nhão, đầu không dính với thân, mùi tanh khó chịu.
Xem thêm:
Tác dụng phụ của mực mai
Tác dụng phụ của mực mai với cơ thể con người là gì? Mực mai là một món ăn hải sản cũng như vị thuốc rất tốt với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách hoặc dùng mực giả, kém chất lượng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả. Bởi vậy, người dùng cần đặc biệt chú ý với những biểu hiện bất thường của cơ thể. Dưới đây là một số tác hại khi dùng mực mai:
- Bị dị ứng nặng hơn do có cơ địa không phù hợp ăn hải sản.
- Có thể gây kích ứng da, ngứa, gây đau.
- Làm tăng lượng Cholesterol trong mạch máu.
- Khiến tình trạng bệnh gan, túi mật, sỏi mật, tim mạch,… thêm nặng.
- Có thể gây rối loạn tiêu hóa khi ăn mực nếu chưa chín kỹ.
- Thúc đẩy sự phân hủy, chuyển hóa chất trong mực nếu uống với bia.
- Cơ thể dễ mắc bệnh gout, sỏi thận.
Những lưu ý tránh gặp tác dụng phụ khi dùng mực mai:
- Người mắc bệnh gan, mật, tim mạch, lá lách hạn chế ăn mực.
- Nếu dị ứng hay có bệnh về da không nên ăn mực mai.
- Không ăn mực còn sống hay chưa được nấu chín kỹ.
- Ăn mực kết hợp uống bia với lượng nhỏ vừa đủ.
Tác hại của mực ván đối với sức khỏe là điều không ai mong muốn. Tuy những ảnh hưởng này không nguy hại lớn đến tính mạng nhưng người dùng cần phải cẩn trọng. Đặc biệt, không nên sử dụng quá nhiều mực mai sẽ gây các phản ứng không tốt trong cơ thể.
Giá mực mai
Giá mực mai có đắt không? Mua mực mai bao nhiêu tiền 1kg? Mực mai thường được bán tươi nhưng không phải mùa nào cũng có hàng để mua. Tùy vào từng thời điểm và con nước mà giá mực mai cũng khác nhau. Người mua có thể tham khảo mức giá bán mực ván trên thị trường như sau:
- Mực mai Hạ Long tươi sống: 250.000-300.000 đồng/kg loại to (tùy thời điểm).
- Giá mực mai tươi loại nhỡ dao động khoảng 160.000-190.000 đồng/kg.
- Có vùng biển bán với giá 70.000-80.000 đồng/kg.
- Giá bán mai mực khô: 125.000-250.000 đồng/kg tùy loại.
Giá mua mực ván cũng như mai mực nhìn chung khá ổn định và chênh lệch không quá lớn. Tuy nhiên, nên cẩn trọng với mực giá rẻ cũng như chất lượng mực không đảm bảo. Những con mực đã ngâm nước thường sẽ có chất lượng kém hơn. Nên lựa chọn những cơ sở bán mực tươi uy tín để có thể an tâm về chất lượng và sức khỏe.
Xem thêm: