Giỏ hàng

Rau mồng tơi với tác dụng của cây rau mồng tơi và cách dùng hiệu quả

Cây rau mồng tơi là gì và tác dụng của cây rau mồng tơi chữa bệnh: xương khớp, trĩ, chảy máu cam,… Cách dùng rau mồng tơi như thế nào? Cần lưu ý những gì khi sử dụng mồng tơi? Giá mồng tơi bao nhiêu 1 kg? Nhận biết rau mồng tơi qua hình ảnh.

Thành phần dược chất của rau mồng tơi có tác dụng gì và cách trồng

Thành phần dược chất của rau mồng tơi có tác dụng gì và cách trồng

Rau mồng tơi là gì?

Rau mồng tơi là gì? Đây là loại rau phổ biến được dùng để chế biến các món ăn hàng ngày. Mồng tơi có tên khoa học là Basella Alba L, thuộc họ Basellaceae. Tên gọi khác của rau mồng tơi là mùng tơi, lạc quỳ,…

Đặc điểm của rau mùng tơi như sau:

  • Là loại cây dây leo quấn.
  • Thân cây nhẵn, màu xanh hoặc tím.
  • Dây leo dài khoảng từ 5 đến 10 mét.
  • Rễ thuộc rễ chùm, ăn sâu dưới đất.
  • Lá rau mồng tơi:
    • Lá đơn, mọc so le, có cuống.
    • Phiến lá hình trứng hoặc hình trái tim.
    • Đầu lá nhọn, mọng nước.
    • Lá có màu xanh.
  • Hoa mùng tơi:
    • Hình bông, mọc ở kẽ lá.
    • Có màu trắng hoặc tím nhạt.
  • Quả mồng tơi:
    • Rất mọng, nhỏ, đường kính chỉ khoảng 5-6 milimet, hình cầu.
    • Màu xanh, khi chín chuyển thành màu tím đen.

Mùng tơi là một loại rau rất quen thuộc có nguồn gốc ở các nước châu Á và châu Phi. Ở nước ta, mồng tơi mọc hoang và cũng được trồng rất nhiều.

Rau mồng tơi là gì?

Rau mồng tơi là gì?

Thành phần dược chất của rau mồng tơi

Thành phần dược chất của rau mồng tơi rất đa dạng và có lợi ích tốt cho sức khỏe. Đây là một trong những loại rau lá xanh bổ dưỡng. Nó chứa ít Calo và chất béo. Đồng thời có một lượng lớn các Vitamin, khoáng chất và chất chống Oxy hóa. Cụ thể, trong 100 gram rau mùng tơi có chứa:

  • Năng lượng: 14 kcal.
  • Đạm: 2 gram.
  • Tinh bột: 1,4 gram.
  • Tro: 900 mg.
  • Canxi: 176 mg.
  • Sắt: 1,6 mg.
  • Nước: 92,9 gram.
  • Chất xơ: 2,5 gram.
  • Phốt pho: 37,7 mg.
  • Carotin: 1 mcg.
  • Tỉ lệ thải bỏ: 17 gram.
  • Vitamin C: 72 mg.
  • Vitamin PP: 600 mg.
  • Vitamin B1: 100 mcg.
  • Vitamin B2: 200 mcg.

Các dược chất trong rau mùng tơi có giá trị dinh dưỡng cao. Lá mồng tơi tươi là một nguồn Carotenoid dồi dào; bao gồm các chất chống Oxy hóa như Beta-carotene, Lutein, Zea-xanthin. Các chất này cùng nhau bảo vệ cơ thể chống lại các gốc Oxy tự do và gốc Oxy phản ứng (ROS). Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống lão hóa và mắc bệnh khác nhau.

Thành phần dược chất của rau mùng tơi

Thành phần dược chất của rau mùng tơi

Tác dụng của rau mồng tơi

Tác dụng của rau mồng tơi như thế nào là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đây là một loại rau quen thuộc, nhưng công dụng của nó cụ thể ra sao thì ít người biết đến. Hiệu quả của rau mùng tơi đối với cơ thể con người như sau:

  • Canxi dồi dào trong mồng tơi rất tốt cho xương khớp, răng.
  • Vitamin A trong rau mùng tơi giúp sáng mắt.
  • Điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhờ rau mùng tơi.
  • Ngăn ngừa ung thư nhờ chất Lutein và Talinum trong rau mùng tơi.
  • Vì chứa ít Calo nên rau mùng tơi thích hợp cho người thừa cân.
  • Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống táo bón, lợi sữa.
  • Làm giảm mụn, nhọt; chữa đầy bụng, khó tiêu.
  • Làm đẹp da hiệu quả nhờ rau mồng tơi.

Công dụng của rau mùng tơi đã được nghiên cứu và chứng minh. Thực tế cho thấy, thường xuyên ăn loại rau này có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, thiếu máu do thiếu sắt. Bên cạnh đó, mồng tơi còn được cho là bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tim mạch và ung thư ruột kết.

Tác dụng của rau mồng tơi

Tác dụng của rau mồng tơi


Công dụng của rau mồng tơi

Xem thêm: https://tuoitre.vn/14-cong-dung-cua-rau-mong-toi-1237339.htm

Cách dùng rau mồng tơi

Cách dùng rau mồng tơi để chế biến món ăn hay dùng làm thuốc chữa bệnh đều không quá khó. Dưới đây là những thông tin cụ thể:

Chế biến món ăn ngon từ rau mùng tơi:

  • Canh mồng tơi nấu tôm:
    • Ngắt phần lá và đọt thân còn non của cây.
    • Rửa sạch dưới vòi nước.
    • Dùng tôm đã lột vỏ, giã nát rồi ướp với gia vị.
    • Cho vào xơ với dầu ăn xào rồi đổ nước vào đun sôi.
    • Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn với khẩu vị.
    • Cho rau mồng tơi vào đun sôi trong thời gian ngắn rồi tắt bếp.
    • Tránh trường hợp để lửa quá lâu khiến rau quá chín sẽ mất ngon.
  • Mồng tơi xào tỏi:
    • Chọn mồng tơi có nhiều ngọn, ít lá, lá càng nhỏ thì càng ngon.
    • Nhặt sạch rau, rửa với nước sạch rồi để cho rau ráo nước.
    • Bóc vỏ củ tỏi, đập dập.
    • Làm nóng chảo trên bếp cùng với dầu ăn.
    • Cho tỏi vào phi thơm, sau đó cho rau mồng tơi vào.
    • Nêm nếm gia vị, xào rau tới chín mềm thì tắt bếp.

Dùng rau mồng tơi làm thuốc chữa một số bệnh:

  • Rau mùng tơi chữa bệnh trĩ:
    • Giã nhuyễn 1 nắm lá mùng tơi cùng vài hạt muối.
    • Đắp vào chỗ bị trĩ.
    • Kết hợp ăn canh cá diếc nấu mồng tơi.
  • Chữa chảy máu cam:
    • Vắt lấy nước một nắm lá mồng tơi.
    • Lấy bông thấm nước đó rồi nhét vào bên trong mũi.
    • Tác dụng cầm máu tức thì.
  • Giảm đau nhức xương khớp:
    • Hầm rau mùng tơi với móng giò lợn, nước và rượu.
    • Sử dụng hàng ngày sẽ làm giảm đau nhức do phong thấp.

Cách sử dụng rau mùng tơi khá đơn giản. Chất nhày Pectin trong rau này giúp nhuận tràng rất tốt. Rau mồng tơi có vị hơi chua, tính hàn nên thanh nhiệt, lợi tiểu và trị rôm rất hiệu quả. Nên sử dụng rau này thường xuyên và đúng cách để có một cơ thể khỏe mạnh.

Cách dùng rau mồng tơi

Cách dùng rau mồng tơi

Cách làm canh cua rau mồng tơi

Hình ảnh rau mồng tơi

Hình ảnh rau mồng tơi trong tự nhiên và các món ăn chế biến từ rau mùng tơi.

Có các giống mồng tơi sau:

  • Mồng tơi trắng: thân mảnh, lá xanh nhạt, là giống rau phổ biến nhất.
  • Mồng tơi tía: gân lá màu tím, lá xanh.
  • Mồng tơi thân mập: lá to, xanh đậm, ít nhớt.

Một số lưu ý khi sử dụng rau mồng tơi:

  • Chọn mua loại rau đảm bảo chất lượng.
  • Không ăn một lúc quá nhiều rau mồng tơi.
  • Bảo quản rau mùng tơi đúng cách.
  • Người bị tiêu chảy không nên ăn vì rau mùng tơi có tính hàn.
  • Người bị sỏi đường tiết niệu Oxalate không nên ăn rau mùng tơi.

Hình ảnh rau mùng tơi tươi ngon sẽ kích thích vị giác của người dùng. Nên tìm hiểu và sử dụng loại rau này đúng cách nhất. Ngoài ra, cần chú ý bước bảo quản và chế biến rau mùng tơi an toàn nhất.

Hình ảnh rau mồng tơi

Hình ảnh rau mồng tơi

Tác dụng phụ của rau mồng tơi

Tác dụng phụ của rau mồng tơi là gì? Sức khỏe và đời sống cho biết, rau mồng tơi chứa nhiều chất dinh dưỡng. 1/2 chén rau mồng tơi nấu chín cung cấp 190% lượng Vitamin A; 20% chất Sắt khuyến cáo cho chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên, rau mồng tơi có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu nếu ăn nhiều.

  • Hấp thu kém:
    • Rau mùng tơi chứa hàm lượng cao Axit Oxalic.
    • Chất này liên kết với Sắt, Canxi khiến khó hấp thụ chất dinh dưỡng.
    • Bổ sung Vitamin C sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ Canxi và Sắt.
  • Sỏi thận:
    • Đối với người mắc bệnh sỏi thận, nên tránh ăn rau mùng tơi.
    • Nguyên nhân là do rau mùng tơi chứa nhiều Purin.
    • Purin đi vào cơ thể sẽ biến thành Axit Uric.
    • Hàm lượng cao Axit Uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận.
    • Làm tăng nồng độ Canxi Oxalate trong nước tiểu.
    • Tất cả điều đó dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
  • Mảng bám răng:
    • Cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt.
    • Axit Oxalic có chứa tinh thể nhỏ, không hòa tan trong nước.
    • Các Grit vô hại, có thể được loại bỏ nhanh bằng cách đánh răng.
  • Khó chịu trong dạ dày:
    • Ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.
    • Cơ thể sẽ gặp một số vấn đề như: đầy hơi, chuột rút,…

Phản ứng phụ của rau mùng tơi không quá nhiều. Tuy nhiên, để yên tâm, người dùng vẫn nên tìm hiểu thật kĩ trước khi sử dụng loại rau này.


Tác hại của rau mồng tơi

Xem thêm: https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nhung-nguoi-dai-ky-tuyet-doi-dung-an-rau-mong-toi-keo-mang-hoa-1449905.tpo

Giá rau mồng tơi

Giá rau mồng tơi trên thị trường hiện nay là bao nhiêu? Hiện nay, loại rau này không được niêm yết giá, giá thành không ổn định. Giá bán rau mùng tơi còn tùy thuộc vào từng thời điểm và chất lượng rau. Cụ thể như sau:

  • Giá rau mồng tơi dao động khoảng: 8.000-30.000 đồng/1 kg.
  • Giá hạt giống mồng tơi dao động vài chục đến vài trăm nghìn/1 kg.

Giá thành rau mùng tơi không quá đắt so với chất lượng mà nó mang lại. Mồng tơi có tuổi thọ bảo quản tương đối tốt. Chỉ cần quấn lá trong miếng vải ẩm bỏ vào túi kín, để trong ngăn mát tủ lạnh; tránh lá nát, khô, thâm hoặc đổi màu. Rau mồng tơi có thể trữ trong tủ lạnh đến bốn ngày. Tuy nhiên, vẫn nên ăn càng sớm càng tốt để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng có trong nó.

Giá rau mồng tơi

Giá rau mồng tơi

Tên gọi Rau mồng tơi, mùng tơi, lạc quỳ,…
Tác dụng Chữa xương khớp, bệnh trĩ, chảy máu cam, tim mạch,…
Thành phần Nước, Canxi, sắt, Vitamin, Lutein, Talinum,…
Cách dùng Chế biến món ăn, làm thuốc chữa bệnh,…
Khuyến cáo Người bị sỏi thận, bị tiêu chảy.
Giá cả 8.000-30.000/1 kg.
Địa điểm Chợ và siêu thị trên toàn quốc.

Cách trồng rau mồng tơi

Cách trồng rau mồng tơi khá đơn giản, phổ biến nhất là trồng bằng khay và bằng giàn leo. Đây là loại rau khá là dễ chăm sóc, lại cho thu hoạch nhanh. Cụ thể như sau:

Trồng rau mùng tơi bằng khay, chậu:

  • Chuẩn bị chậu nhựa hoặc khay nhựa:
    • Chọn khay hoặc chậu có miệng rộng, đáy sâu khoảng 12-15 cm.
    • Kích thước phù hợp với diện tích sân vườn, ban công.
  • Gieo hạt:
    • Đổ đất vào chậu một lớp dày khoảng 8 cm rồi gieo hạt lên trên.
    • Mỗi hạt cách nhau ít nhất 10 cm.
    • Bởi khi lớn, lá mồng tơi sẽ vươn khá to và rộng.
    • Sau khi gieo xong, phủ một lớp đất mỏng khoảng 0,5 cm lên trên.
    • Tưới nước nhẹ để tạo độ ẩm cho đất.
    • Tưới nước 2 lần/ngày, hạt sẽ nảy mầm sau 5-7 ngày chăm sóc.

Trồng mồng tơi bằng phương pháp cho leo giàn:

  • Gieo hạt:
    • Gieo khoảng 15-20 hạt một khay rồi lấp đất mỏng lên.
    • Tưới nước 2 lần/ngày.
    • Làm giàn khi cây có độ cao khoảng 20 cm để cây leo lên.

Những vấn đề cần biết khi trồng rau mùng tơi:

  • Thời vụ rau mồng tơi:
    • Miền Bắc, trồng từ tháng 3-5, thu hoạch từ tháng 5-9.
    • Miền Nam có thể gieo trồng quanh năm.
  • Đất trồng rau mùng tơi:
    • Đất tơi xốp nhiều cát và có khả năng thoát nước cao.
    • Đất thích hợp là loại không bị phèn.
    • Độ pH thích hợp từ 5,5-6,5.
    • Trồng trong vườn nên làm sạch cỏ, bón vôi, cày, phơi ải 7-10 ngày.
  • Tưới nước:
    • Không nên tưới quá ẩm khiến cây dễ bị nấm bệnh.
    • Mùa nắng, nên tưới đủ nước 2 lần/ngày để duy trì đủ độ ẩm cho đất.
    • Mùa mưa thì không nên tưới quá nhiều tránh để cây bị ngập úng.
  • Phân bón:
    • Phân hữu cơ nên trộn với phân lân bón lót.
    • Bón xong rồi cày đất hoặc bón theo luống.
    • Trước lúc thu hoạch rau 7-10 ngày nên ngưng tưới phân đạm.
  • Sâu bệnh:
    • Một số loại sâu hại rau mồng tơi như sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy,…
    • Cần kiểm tra cây thường xuyên để bắt sâu, ngắt bỏ lá vàng, bệnh.
  • Thu hoạch:
    • Chỉ sau một tháng là đã có thể thu hoạch rau mồng tơi.
    • Khi thu hái nên dùng dao sắc cắt sát gốc cách đất 5-10cm.
    • Sau khi hái lần 1 thì 12-15 ngày sau sẽ thu được một lứa tiếp.

Phương pháp trồng rau mùng tơi rất đơn giản; không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay chăm sóc quá nhiều. Nên hái rau mồng tơi vào sáng sớm, thu hoạch khi trời nắng nóng rau dễ bị héo, ôi,…

Cách trồng rau mồng tơi

Cách trồng rau mồng tơi

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button