Giỏ hàng

Ba đậu tây với tác dụng của cây vông đồng và cách dùng để chữa bệnh

Ba đậu tây là gì? Tác dụng của ba đậu tây chữa bệnh gì: thuốc tẩy, gây nôn, trị táo bón,… Cách dùng ba đậu tây tốt, tránh tác dụng phụ, tác hại của ba đậu tây. Giá bán ba đậu tây như thế nào, mua ở đâu? Hình ảnh ba đậu tây.

Hình ảnh ba đậu tây và những lưu ý khi sử dụng ba đậu tây làm thuốc

Hình ảnh ba đậu tây và những lưu ý khi sử dụng ba đậu tây làm thuốc

Ba đậu tây là cây gì?

Ba đậu tây có tên gọi khác là vông đồng, điệp tây. Danh pháp hai phần của nó là Hura crepitans. Đây là một loài cây có hoa thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae).

Đặc điểm cây ba đậu tây

Ba đậu tây là loài cây gỗ lớn, có chiều cao lên tới 30m. Cây thuộc dạng thân hợp trục, thường xanh quanh năm. Trên thân cây có nhiều gai, nhựa mủ trắng. Cành có lớp vỏ màu vàng nâu, mọc nhiều gai biểu bì.

Ba đậu tây có nhiều lá đơn, mọc so le, cách vòng tập trung ở đầu cành. Lá có dạng hình trứng, hình tim hoặc gốc tròn. Độ dài của cuống lá từ 4 – 20cm, có hai tuyến nổi. Kích thước của phiến lá rộng 5 – 17cm, dài 2 – 29cm. Đầu lá nhọn, gân đều sít nhau. Lá có tới 10 – 13 cặp gân phụ nổi lên ở hai bên. Ở mép lá có nhiều răng cưa.

Ba đậu tây có hai loại hoa: hoa đực và hoa cái. Hoa đực mọc thành từng chùm dài, trong khi đó hoa cái mọc đơn độc tại các nách lá. Cây không có cánh hoa ở các hoa màu đỏ.

Ba đậu tây có quả nang, cứng, dạng hình cầu dẹt. Quả gồm 12 – 20 mảnh hình múi nổi tròn, cao 5cm, rộng 10cm. Quả sẽ bật vỡ rất mạnh khi chín, tạo lực phóng hạt đi khá xa, có thể đạt tới 100m. Hạt hình trái xoan dài, mắt chim, có lớp lông phủ bên trên. Bao quanh hạt có một lớp vỏ cứng tạo thành gờ chừng 1cm.

Thông thường, cây có hoa vào tháng 4 – 5, quả vào tháng 8 – 9.

Thành phần dược chất của ba đậu tây

Người ta thường dùng vỏ, hạt và nhựa mủ của ba đậu tây để làm thuốc.

Thành phần hóa học của dược liệu này như sau:

  • Hạt chứa 37,1% dầu béo, 25,63% protein.
  • Bã hạt chứa 11,12% N; 2,13% K2O; 1,21% P2O5; 2,34% CaO.
  • Tro của hạt giàu chất Kali.
  • Nhựa mủ cây chứa hurin, hurain và crepitin.
  • Lá cây chứa các protein có tính bất hoạt ribozom.
  • Ngoài ra ba đậu tây còn có: Ancaloit, tanin, phytat, glycoside tim mạch, saponin, vitamin A, E, K.
Đặc điểm cây ba đậu tây cùng thành phần dược chất của ba đậu tây

Đặc điểm cây ba đậu tây cùng thành phần dược chất của ba đậu tây

Tác dụng của ba đậu tây

– Ba đậu tây là loài cây gỗ lớn, cho nên thường được trồng để tạo bóng râm. Thân cây được dùng để sản xuất đồ gỗ nội thất.

Các ngư dân sử dụng tính kiềm của nhựa mủ làm cá bị ngộ độc.

– Dầu chiết từ hạt, vỏ thân và nhựa cây có tác dụng gây nôn, gây tẩy cực mạnh.

– Chất độc của cây được sử dụng để diệt sâu bọ.

– Ba đậu tây có tác dụng trị mụn nhọt, hen, sâu răng, gãy xương.

Ba đậu tây có tác dụng chữa đau răng

Ba đậu tây có tác dụng chữa đau răng

– Lá có vị đắng nhạt, chát, tính bình, dùng để ức chế hệ thần kinh, an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp.

– Vỏ cây có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh can và thận. Nó có công dụng trị táo bón, hủi, u bướu, sốt rét, thấp khớp, sát trùng.

– Theo dân gian, loaị dược liệu này hay dùng để chữa hồi hộp, kiết lỵ, chân tê phù,…

Cách dùng ba đậu tây

Ba đậu tây là một cây chứa nhiều chất độc. Vì vậy, cần phải có sự hiểu biết nhất định mới sử dụng được dược liệu này đúng cách.

Cách dùng ba đậu tây trị táo bón

Nếu bị táo bón, sử dụng 1 – 4g vỏ cây ba đậu tây sắc thành nước để uống. Ngoài ra, có thể đem vỏ cây nấu lên thành cao để sử dụng.

Ngoài ra, phương thuốc trên còn dùng để gây nôn, trị u bướu và hủi.

Cách sử dụng ba đậu tây làm thuốc chữa hủi

Sử dụng 1 – 5g vỏ tươi của thân cây sắc thành nước để uống. Duy trì cho đến khi thấy được hiệu quả.

Ngoài việc chữa hủi, nước sắc từ vỏ thân cây còn có tác dụng tẩy mạnh.

Cách dùng ba đậu tây giúp sinh trưởng cây trồng

Sử dụng một lượng hạt tươi của cây nhất định, ép nát thành bã. Lấy bã hạt làm phân bón cho cây để cung cấp chất hữu cơ cần thiết.

Do hàm lượng dầu và protein cao, bã hạt của cây còn luôn được tin dùng trong nông nghiệp. Nhưng bã hạt chỉ có thể làm phân bón, không cho gia súc ăn được, bởi vì tính độc dược cao.

Cách sử dụng ba đậu tây chữa ghẻ lở ngoài da, mụn nhọt

Dùng 5g vỏ tươi của cây giã nát thành nước. Lấy phần bã cuối cùng đắp lên vùng da bị tổn thương. Duy trì cho đến khi thấy hiệu quả.

Cách dùng ba đậu tây chữa hen

Sử dụng 5g lá cây tươi, mang đi phơi khô. Sau khi phơi xong, sử dụng lá khô cuộn thành điếu hút. Việc này đem lại tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh hen.

Cách sử dụng ba đậu tây chữa đau răng

Sử dụng nhựa cây chấm vào chỗ sâu răng. Nên hạn chế dùng nhiều vì độc dược của nhựa cây lớn.

Xem thêm: Nhầm lẫn ‘chết người’ giữa cây ngô đồng và vông đồng?

Hình ảnh ba đậu tây

Ba đậu tây là loài cây gỗ cao lớn, thân nhiều gai với những đặc điểm riêng biệt. Dưới đây là một số hình ảnh giúp bạn đọc nhận biết rõ hơn về loại cây ba đậu tây này.

Thân cây ba đậu tây nhiều gai

Thân cây ba đậu tây nhiều gai

Hoa, quả của ba đậu tây

Hoa, quả của ba đậu tây

Ba đậu tây được trồng tạo bóng râm

Ba đậu tây được trồng tạo bóng râm

Nguồn gốc cây ba đậu tây

Ba đậu tây có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ, xuất hiện nhiều trên các nước nhiệt đới. Cây dễ thích ứng với điều kiện thời tiết của vùng duyên hải. Khi gặp những khó khăn về điều kiện môi trường (ngập lụn, thay đổi độ mặn), loại cây này vẫn có khả năng thích ứng cao.

Hiện nay, cây được trồng phổ biến trên thế giới. Hầu hết các nước nhiệt đới đều đem trồng ở các ven đường, vườn hoa để tạo bóng râm. Ngoài ra, nó còn phân bố trải dài theo nhiều sông lớn ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Đại Dương. Những đảo ở châu Phi cũng là nơi sinh sống phổ biến của cây.

Phân biệt cây ba đậu tây và cây ngô đồng

Ba đậu tây có tên gọi khác là vông đồng. Tuy nhiên, nhiều nơi hay gọi nhầm là cây ngô đồng. Sự nhầm lẫn “chết người” này đã dẫn đến nhiều ca cấp cứu, nguy hiểm đến tính mạng.

Ngô đồng và vông đồng chỉ đồng âm chứ không hề cùng loại. Ngô đồng là loài cây cũng dùng để tạo bóng râm, nhưng thân nhẵn, có màu xanh lá. Lá ngô đồng mọc cách, đơn, dài từ 15 – 30cm. Hoa màu trắng hoặc vàng, quả hình trái xoan.

Nếu không phân biệt cẩn thận hai loại cây, nguy cơ dính độc tố từ vông đồng là rất lớn.

Ngô đồng (trái) và ba đậu tây (phải)

Ngô đồng (trái) và ba đậu tây (phải)

Những lưu ý khi dùng ba đậu tây

Đây là loại cây có tính độc dược rất cao trên toàn bộ thân, lá, vỏ, hạt. Do vậy, phải lưu ý khi sử dụng dược liệu này nếu chưa không có kiến thức, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng.

Dược liệu này có tác dụng gây nôn, gây tẩy mạnh. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều sẽ gây đi ngoài ra máu, nhiễm độc nặng. Nếu không kịp thời chữa trị thì có thể gặp nguy hiểm về tính mạng.

Chất độc của cây thường được sử dụng trong việc diệt sâu bọ. Độc tính của crepitin là rất cao. Nếu bị dính vào người, vùng da sẽ nổi rộp. Khi không cẩn thận bị độc bắn vào mắt, nguy cơ mù lòa là rất cao.

Dùng nhiều hạt của cây làm thuốc chữa bệnh sẽ dẫn đến ngộ độc, có thể gây chết người.

Quả của cây tuyệt đối không nên ăn, dù chỉ là thử. Chất độc trong quả gây ngộ độc mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe.

Chất độc trong lá và thân có thể làm mất hẳn hoạt động thần kinh trung ương, kích thích sự co giật, uốn ván.

Mua ba đậu tây ở đâu?

Ba đậu tây tuy nhiều độc dược nhưng lại là một vị thuốc nam quý. Dược liệu này được dùng rộng rãi trong y học cổ truyền. Khi mua, bạn đọc nên chọn những phòng khám đông y, cửa hàng thuốc đông dược uy tín, có giấy phép hoạt động để đảm bảo chất lượng.

Bạn đọc có thể tìm đến địa chỉ sau để mua được dược liệu đảm bảo chất lượng tốt nhất: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng.

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button