Giỏ hàng

Rau tần với tác dụng của rau tần và cách dùng cây húng chanh trị bệnh

Rau tần là gì? Tác dụng của cây rau tần chữa bệnh gì: Hạ sốt, viêm họng, dị ứng,… Cách dùng cây rau tần tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của rau tần. Cách sử dụng rau tần nấu uống, giã đắp. Giá cây rau tần bao nhiêu tiền, mua ở đâu. Hình ảnh của cây rau tần.

Tác dụng của rau tần trị bệnh gì và cách dùng rau tần hiệu quả

Tác dụng của rau tần trị bệnh gì và cách dùng rau tần hiệu quả

Rau tần là gì?

Rau tần còn được biết đến với tên dân gian là: Húng chanh, tần dày lá, rau thơm lông. Cây thuộc họ Hoa môi ( Lamiaceae), tên khoa học của chúng là Plectranthus amboinicus.

Loại cây này có nguồn gốc từ Mã Lai, thường được dùng để làm thuốc và gia vị. Húng chanh được thu hái quanh năm và thường dùng ở dạng tươi.

Đặc điểm của cây rau tần

Rau tần là cây thân thảo, cao từ 20 – 50cm, phần gốc hóa gỗ. Lá húng chanh tương đối dày, mọng nước, hình bầu dục và nhọn ở đỉnh. Hoa húng chanh mọc ở đầu ngọn và cành thành những vòng cách quãng.

Quả húng chanh nhỏ, hình tròn, màu nâu và chỉ chứa 1 hạt. Toàn bộ cây được phủ một lớp lông nhỏ, mỏng và có mùi thơm như chanh.

Bộ phận dùng làm gia vị và thuốc của húng chanh là lá và ngọn non.

Thành phần dược chất của rau tần

  • Rau tần là loại cây chứa ít tinh dầu, chỉ khoảng 0,05 – 0,12%.
  • Trong thành phần của cây húng chanh có đến 65,2% các hợp chất phenolic.
  • Các hoạt chất có khả năng kháng viêm, hạ sốt, giảm đau như: Salicylat, thymol, eugenol, carvacrol và chavicol.
  • Chất codein có tác dụng kháng khuẩn, virus gây hại cho hệ hô hấp và tiêu hóa.
  • Rau húng chanh có khả năng tạo ra kháng thể mạnh đối với các loại vi khuẩn tụ cầu, phế cầu, liên cầu.
Thành phần dược chất cùng với đặc điểm của cây rau tần

 Thành phần dược chất cùng với đặc điểm của cây rau tần

Tác dụng của rau tần

Rau tần có vị the, chua, hơi cay, mùi thơm và tính ấm, không chứa chất độc. Húng chanh không chỉ là một loại gia vị quen thuộc mà còn có khả năng chữa trị được rất nhiều bệnh.

Tác dụng của cây rau tần chữa cách bệnh về đường hô hấp

Rau tần chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, tiêu đờm, thông xoang. Bên cạnh đó, hoạt chất trong rau húng chanh giúp ngăn chặn các vi khuẩn, mầm bệnh từ môi trường xâm nhập vào cơ thể. Húng chanh điều trị rất tốt những bệnh về đường hô hấp như:

  • Điều trị viêm họng, mất tiếng, khan tiếng.
  • Giải ho, thanh nhiệt, trị chứng viêm họng mãn tính.
  • Phòng ngừa và điều trị bệnh cảm cúm, đau đầu.
  • Chữa hôi miệng, ngăn ngừa nguy cơ viêm loét lưỡi và niêm mạc.
  • Giúp hạ sốt nhanh chóng.

Tác dụng của cây rau tần giúp phòng ngừa ung thư và xử lý các vấn đề về da

Ngăn ngừa ung thư

Rau tần có hàm lượng lớn các chất kháng khuẩn, chống viêm và một số dược chất khác có tác dụng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú và tuyến tiền liệt.

Xử lý các vấn đề về da

Các vết côn trùng đốt hoặc bệnh eczema, vẩy nến đều có thể được giải quyết nhanh chóng nhờ rau húng chanh. Chất kháng viêm trong rau giúp nhanh chóng làm giảm sưng, tấy đỏ và hết ngứa.

Tác dụng của cây rau tần chữa bệnh đường tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch

  • Rau tần được biết đến như một vị thuốc hữu ích giúp giảm khó chịu dạ dày và hạn chế hội chứng ruột kích thích.
  • Cây húng chanh có khả năng giải độc cơ thể, đào thải chất béo và muối dư thừa, bảo vệ thận.
  • Hàm lượng omega-6, vitamin C, A được tìm thấy nhiều trong húng chanh giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện thị lực, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và loãng xương.
  • Húng chanh có thể chữa bệnh lỵ lâu ngày, hỗ trợ đường ruột tiêu hóa tốt hơn.
Tác dụng của rau tần giúp kháng viêm, trị ho, ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả

Tác dụng của rau tần giúp kháng viêm, trị ho, ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả

Cách dùng cây rau tần

Rau tần chứa nhiều dinh dưỡng và các hoạt chất có khả năng chữa bệnh. Tuy nhiên, dùng rau húng chanh như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một vài cách dùng rau húng chanh mà bạn có thể tham khảo.

Cách dùng cây rau tần chữa bệnh đường hô hấp, cảm, sốt

Cây rau tần chữa viêm họng, khản tiếng

  • Cách 1: Lấy khoảng 15 – 20g lá húng chanh tươi, thêm nước rồi giã nát, lọc bỏ bã. Nước húng chanh uống 2 – 3 lần/ngày, có thể cho thêm đường phèn để dễ uống hơn.
  • Cách 2: Thái nhỏ 20g húng chanh rồi trộn với đường phèn, sau đó đem hấp cách thủy 10 – 15. Uống nước và dùng bã để ngậm, làm liên tục trong khoảng 3 – 5 ngày.
  • Cách 3: Rửa sạch lá húng chanh rồi nhai cùng với muối để nuốt nước dần.

Chữa cảm lạnh, ho

  • Cách 1: Lấy 15g lá húng chanh, 5g bạc hà, 15g hẹ, 8g tía tô và 3 lát gừng sắc lấy nước uống trong ngày.
  • Cách 2: Thái nhỏ 20g húng chanh tươi rồi đun với 1 bát rượu trắng. Đun thêm 1 nồi nước sôi rồi cho phần húng chanh và rượu vào. Cho người bệnh xông khoảng 10 – 15 phút đến khi nước nguội hẳn. Phương pháp này có khả năng trị cảm, ho rất hiệu quả.

Cảm sốt, không ra mồ hôi

  • Dùng 20g húng chanh, 5g gừng tươi, 15g tía tô, 15g cam thảo đất sắc lấy nước uống trong ngày.

Cách sử dụng cây rau tần chữa cách bệnh về da

Rau tần có nhiều hợp chất kháng khuẩn, chống sưng viêm nên thường được dùng để chữa các vấn đề liên quan đến da.

Dị ứng da

  • Thành phần: 15g lá húng chanh khô.
  • Cách làm: Đun húng chanh với 2 bát nước, đun còn 1 bát thì chắt lấy nước uống. Kết hợp đắp lá húng chanh tươi giã nát lên những vết sưng.

Vết côn trùng đốt, rắn cắn

Giã nát 20g lá húng chanh tươi cùng chút muối trắng để đắp lên vết thương. Tinh chất trong húng chanh giúp sát khuẩn, kháng viêm, giảm đau, sưng hiệu quả.

Nổi mề đay

Nhai và nuốt nước vài ngọn húng chanh tươi, phần bã dùng để đắp hoặc xoa lên vùng da bị mề đay.

Cách dùng cây rau tần chữa bệnh ho

Ho kéo dài, có đờm

  • Thành phần: 10g lá húng chanh tươi, mật ong.
  • Cách làm: Thái nhỏ lá húng chanh, cho vào bát rồi đổ mật ong xâm xấp mặt, trộn đều. Đem hỗn hợp chưng cách thủy khoảng 10 phút rồi dùng khi còn ấm, uống 2 lần/ngày.

Hen suyễn

  • Thành phần: 10g húng chanh, 10g tía tô.
  • Cách làm: Sắc các nguyên liệu trên lấy nước uống trong ngày. Lưu ý, khi dùng bài thuốc này phải kiêng các món hải sản, dầu mỡ và nước lạnh.

Chữa ho lâu ngày, đi lỵ ra máu

  • Thành phần: 40g lá húng chanh tươi, 2 quả trứng gà.
  • Cách làm: Lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ rồi đem trộn đều với lòng đỏ trứng gà. Chưng cách thủy hỗn hợp này khoảng 15 phút cho chín hẳn rồi ăn trong ngày. Dùng bài thuốc này 2 lần/ngày và không sử dụng cho trẻ em dưới 3 tuổi.

Xem thêm: Bài thuốc chữa ho cho trẻ từ cây húng chanh

Hình ảnh cây rau tần

Rau tần dùng lá, ngọn non làm gia vị và thuốc chữa bệnh

Rau tần dùng lá, ngọn non làm gia vị và thuốc chữa bệnh

Hình ảnh hoa cây rau tần

Hình ảnh hoa cây rau tần

Cách chế biến rau tần kết hợp với mật ong để chữa các bệnh đường tiêu hóa.

Cách chế biến rau tần kết hợp với mật ong để chữa các bệnh đường tiêu hóa.

Rau tần được bán dưới dạng làm gia vị và cây trồng làm thuốc

Rau tần được bán dưới dạng làm gia vị và cây trồng làm thuốc

Những người dùng cây rau tần

Rau tần là loại thảo dược lành tính, không chứa độc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng được loại rau này. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng rau húng chanh:

  • Toàn thân cây húng chanh được phủ bằng lông mịn nên có khả năng gây kích ứng cho những người da nhạy cảm.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không được dùng lá húng chanh bởi trong loại cây này có chứa các thành phần hóa chất mạnh.
  • Trẻ em dưới 3 tuổi không nên dùng rau húng chanh.

Xem thêm video:

Giá của cây rau tần

Hiện nay, rau tần được bán với 2 dạng khác nhau là rau gia vị và cây trồng làm thuốc. Giá của 2 loại này chênh lệch nhau khá nhiều. Đối với rau gia vị thì húng chanh được bán theo các bó nhỏ, khoảng 10g với giá từ 5.000đ – 10.000đ. Cây húng chanh được trồng trong chậu để làm thuốc có giá khoảng 40.000đ – 50.000đ/cây.

Có thể dễ dàng tìm mua loại cây này ở các chợ, siêu thị hoặc húng chanh khô ở các cửa hàng thuốc Đông Y. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình thì nên mua rau húng chanh ở các cơ sở bán uy tín, chất lượng đã được kiểm định.

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button