Bạch cập

Dược Liệu Sạch Bạch Cập

(Rhizoma Bletillae Striatae)

Tên gọi khác: Liên cập thảo.
Tên khoa học: Rhizoma Bletillae Striatae
 
Mô tả cây thuốc: 

Vị thuốc Bạch cập là một loại cây thảo sống lâu năm, mọc hoang và được trồng ở những vùng đất ẩm, mát, có thân rễ, có vẩy. Lá mọc từ rễ lên, chừng 3-5 là hình mác dài từ 18-40cm, rộng 2.5-5cm, trên có nhiều nếp nhăn dọc. Vào đầu mùa hạ, ở đầu cành có hoa rất đẹp màu đỏ tía, quả hình thoi. Bạch cập mọc hoang dại ở nhiều vùng cao ở nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai…

Cây, hoa bạch cập

Thu hái, sơ chế:

Thu hoạch vào mùa hạ, mùa thu. Đào lấy thân rễ, bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, luộc hoặc đồ lên đến khi mặt cắt ngang thân rễ không còn lõi trắng, phơi đến khô một nửa, bỏ vỏ ngoài rồi phơi tiếp đến khô. Lấy Bạch cập sạch, hấp cho mềm đều, thái phiến phơi khô.

Mô tả dược liệu:

Dược liệu bạch cập là thân rễ hình cầu dẹt, không đều, hầu hết có ngạnh dạng móng, dài 1,5- 5 cm, dày 0,5-1,5 cm. Mặt ngoài trắng ngà hoặc trắng xám, bên trên có vài vòng đồng tâm, có các nốt màu nâu là sẹo của rễ con, các sẹo của thân nhô cao lên, mặt dưới có vết của củ khác nối liền. Chất cứng chắc khó bẻ gẫy. Mặt cắt ngang màu hơi trắng trong như sừng. Thân rễ không mùi, vị đắng, nhai dính, dẻo.

Thành phần hóa học: 55% chất nhầy, một ít tinh dầu và glycogen.

Tính vị: Vị đắng, tính bình.

Quy kinh: Vào kinh Phế.

Công năng: Bổ phế, chỉ huyết, sinh huyết, sát trùng, khử độc, sinh cơ.

Chủ trị:

Làm thuốc cầm máu trong các bệnh ho ra máu, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu ngoài. Bạch cập dùng ngoài để trị mụn nhọt lở loét, da nứt nẻ hoặc chân tay bị rạn nứt.

Đơn thuốc có vị thuốc bạch cập:

– Chữa  thổ huyết: Bạch  cập tán nhỏ, uống  với  nước cơm hay nước cháo. Ngày uống 10-15g.

– Đổ máu  cam: Bạch  cập tán nhỏ, hòa  với  nước đắp  lên  sống mũi và uống. Ngày uống từ 1-3g.

– Chữa bỏng lửa: Bạch cập tán nhỏ, hòa với dầu vừng bôi lên

Liều dùng: Thường phối hợp trong các đơn thuốc chữa bệnh phổi, ho ra máu. Ngày 2-6g, dạng thuốc sắc hoặc nghiền bột rắc vào vết bỏng.

Kiêng kỵ: Không kết hợp Bạch cập với Phụ tử, Ô đầu.  Phế vị có thực hỏa không nên dùng.

Nội dung tương tự

Vi khuẩn Hp là trọng tâm điều trị trong đa số ca bệnh dạ dày (phần II) Trà Hoa Cúc – Giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan và đẹp da Viêm trợt niêm mạn dạ dày mạn tính HP dương tính (+++) Bí quyết giúp con tránh xa vi khuẩn HP Đinh Lăng Nếp – Nhân sâm của người nghèo chữa bách bệnh Nấm lim xanh có độc không và tác dụng phụ tác hại của nấm lim giả

5/5
Nhận ngay tư vấn sức khoẻ miễn phí, thông tin về nấm lim xanh từ Dược sĩ của Công ty TNHH Nấm lim xanh Việt Nam.
Tổng đài tư vấn 0904.522.869 0904.534.869
Hoặc nhấn vào dưới đây để đăng ký tư vấn
Công ty TNHH Nấm lim xanh Việt Nam là tổng đại lý phân phối chính hãng của Công ty Nông lâm sản Tiên Phước
[ X ]

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tư vấn trực tiếp 24/7:
    0904 522 869 - 0904 534 869

    Nấm lim xanh Việt Nam trong nghiên cứu điều trị ung thư