Giỏ hàng

Biến chứng bệnh huyết áp cao xảy ra ở bộ phận nào, phòng tránh ra sao?

Biến chứng bệnh huyết áp cao xảy ra ở thận, mắt, não, tim mạch, mạch ngoại vi. Căn bệnh này gây ra biến chứng xơ vỡ động mạch, nhồi máu cơ tim, suy thận…

Biến chứng bệnh huyết áp cao thường gặp là gì?

Biến chứng bệnh huyết áp cao thường gặp là những biến chứng nguy hiểm về tim mạch, mắt, não, thận…

Biến chứng tim mạch của tăng huyết áp

Biến chứng bệnh huyết áp cao ở tim mạch dẫn đến rối loạn hoạt động tế bào cơ tim, xơ hóa, phì đại tế bào cơ tim và suy tim.

Biến chứng bệnh tăng huyết áp ở tim mạch.

Biến chứng bệnh tăng huyết áp ở tim mạch.

Rối loạn hoạt động của tế bào cơ tim do tăng huyết áp

Biến chứng bệnh huyết áp cao xảy ra ở tim mạch do rối loạn chuyển hóa phot-phat. Nồng độ Photphocreatin và Photphocreatin/ATP của sợi cơ tim giảm thấp, kéo theo nồng độ ATP ở sợi cơ tim giảm mà không được bù đắp. Khi nồng độ ATP thấp sẽ làm giảm sự tái hấp thu Ca2+ và làm chậm mức độ thư giãn của sợi cơ tim dẫn đến suy tim ở mức tế bào.

Xơ hóa cơ tim do huyết áp tăng

Bệnh nhân tăng huyết áp thường có mức collagen cao của cơ tim. Điều này phụ thuộc vào sự tăng tổng hợp và quá trình giảm thoái hóa collagen. Sự xơ hóa cơ tim do tăng huyết áp sẽ dẫn tới rối loạn chức năng thất trái, rối loạn nhịp tim thất…

Phì đại tế bào cơ tim là biến chứng của bệnh cao huyết áp

Phì đại tế bào cơ tim là khi tim làm việc quá tải khiến khối lượng cơ tim tăng lên. Người ta quan sát được dưới kính hiển vi thường, sợi cơ tim thông thường có chiều dài trung bình khoảng 15 µm. Khi tim phì đại, con số đó lên tới 25 – 30 µm.

Có 2 loại phì đại tế bào cơ tim:

  • Phì đại đồng tâm là hiện tăng diện tích cắt ngang tế bào cơ tim và dày thành thất trái. Do căng thành tâm thu.
  • Phì đại lệch tâm là hiện tượng tăng chiều dài sợ cơ tim, giãn thất trái. Do căng thành tâm trương.

Khi phì đại tế bào cơ tim xảy ra, kiểu hình sinh học tế bào cơ tim bị thay đổi.

Suy tim do huyết áp tăng cao

Theo nghiên cứu Framingham (tiêu chuẩn chuẩn đoán suy tim), tăng huyết áp chiếm 39%/ tổng số trường hợp suy tim ở nam và ở nữ là 59%.

Có khoảng 20% trường hợp suy tim mắc phì đại thất trái trước đó trên điện tâm đồ và khoảng 60-70% trường hợp có biểu hiện mắc phì đại thất trái trên siêu âm. Suy tim từ tăng huyết áp có thể có các giai đoạn sau:

  • Rối loạn chức năng của tâm trương thất trái.
  • Rối loạn chức năng của tâm thu thất trái không triệu chứng.
  • Giãn thất trái.
  • Rối loạn chức năng của tâm thu thất trái có triệu chứng.

Biến chứng tăng huyết áp ở mắt

Theo bác sĩ CKII Phạm Văn Hoàng (thuộc Bệnh viện Mắt TP HCM), khi huyết áp tăng cao, kéo dài hoặc tăng đột ngột gây tổn thương đến hệ thống mạch máu ở võng mạc.

Khi thành mạch máu tổn thương, các thành phần của máu sẽ thoát ra khỏi mạch máu. Xuất huyết và có dịch chảy ra trên võng mạc dẫn đến phù võng mạc, thiếu máu ở võng mạc, thần kinh thị giác. Tất cả những yếu tố này sẽ dẫn đến mờ mắt.

Xem thêm: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/tu-van/bien-chung-vong-mac-do-tang-huyet-ap-2856636.html

Biến chứng thận của bệnh huyết áp cao

Thận có chức năng giữ ổn định cho huyết áp. Khi thận gặp thương tổn, khả năng điều hòa huyết áp của thận giảm, làm cho huyết áp tăng cao. Nếu bạn bị suy thận, bệnh cao huyết áp sẽ khiến bệnh tình nặng thêm.

Huyết áp tăng cao sẽ phá hủy chức năng lọc của thận. Khi đó, thận không thể loại bỏ các chất cặn bã độc hại và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Nước ứ đọng trong hệ mạch máu nhiều gây huyết áp tăng cao hơn.

Như vậy, tăng huyết áp có thể coi là một biến chứng của bệnh suy thận mạn. Nếu rơi vào tình trạng này, bạn cần thực hiện đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để kiểm soát huyết áp ở mức ổn định.

Bệnh huyết áp cao gây biến chứng ở thận.

Bệnh huyết áp cao gây biến chứng ở thận.

Biến chứng não của bệnh tăng huyết áp

Biến chứng bệnh huyết áp cao ở não dẫn đến đột quỵ. Đây là tình trạng não bị tổn thương đột ngột. Thường đột quỵ xảy ra do tắc nghẽn một mạch máu não, gây chết một phần não hoặc do vỡ mạch máu não.

Người bệnh đang khỏe mạnh bình thường, đột nhiên bị liệt nửa người, tê dại nửa người, mất trí nhớ đột ngột hay mất khả năng nói, hiểu được lời nó.

Người bệnh có tình trạng bệnh nặng, bệnh nhân có thể bị mê man bất tỉnh, thậm chí tử vong

Biến chứng bệnh huyết áp cao xảy ra với những đối tượng nào?

Biến chứng bệnh huyết áp cao xảy ra ở những người mắc bệnh huyết áp cao. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thúy (Chuyên khoa Nội, Bộ Y tế) cho biết, bệnh tăng huyết áp thường gặp ở những người người béo phì, người mắc bệnh rối loạn mỡ máu, tiểu đường loại 2; người uống rượu bia nhiều. Đặc biệt, đối tượng dễ bị cao huyết áp nhất là người già, cao tuổi.

Bệnh tăng huyết áp được hiểu như thế nào?

Cao huyết áp (tăng huyết áp) là bệnh mạn tính khi áp lực máu ở động mạch tăng cao.

Huyết áp thu được qua hai chỉ số: Huyết áp tâm thu (systolic) và huyết áp tâm trương (diastolic).

Huyết áp hoạt động dựa trên 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ tim.

Có nhiều chuẩn về huyết áp được coi là ổn định, theo bác sĩ Bùi Thanh Quang (Viện tim TP HCM):

  • Huyết áp thông thường là 100 – 140mmHg đối với huyết áp tâm thu và 60 – 90mmHg đối với huyết áp tâm trương.
  • Huyết áp người bệnh tiểu đường, suy thận, tai biến mạch máu não: dưới 130/80 mmHg.
  • Huyết áp của người suy tim: dưới 120/80 mmHg.
  • Huyết áp của người trên 80 tuổi: huyết áp tâm thu dưới 145-150.
  • Huyết áp cao và được xem là mắc bệnh nếu huyết áp thông thường quá 140/90mmHg.

Cao huyết áp thường gặp ở người già

Tuổi tác càng cao sẽ tỷ lệ nghịch với sự ổn định của sức khỏe và khả năng vận động của các cơ quan. Khi sức đề kháng giảm dần, hoạt động của các cơ quan cũng suy yếu theo. Mọi quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể chậm lại. Khi đó, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại các virut gây bệnh.

Do vậy, người già là nhóm người dễ mắc bệnh cao huyết áp hàng đầu.

Người già là nhóm người dễ tăng huyết áp.

Người già là nhóm người dễ tăng huyết áp.

Huyết áp cao xảy ra ở nhóm người lười vận động thân thể

Khi cơ thể không được vận động, quen với lối sống tĩnh, sẽ khiến nhịp tim cao hơn, áp lực máu lên thành động mạch nhiều hơn và dễ mắc bệnh béo phì. Cả ba tình trạng đó đều dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao.

Vậy nên các bác sĩ khuyến cáo nhóm đối tượng này vận động thể dục thể thao thường xuyên, ít nhất 30 phút – 1 tiếng/ngày để kiểm soát huyết áp và tránh các biến chứng của bệnh sau này.

Nhóm người uống nhiều rượu bia dễ mắc bệnh huyết áp cao

Bệnh huyết áp cao xảy ra ở nhóm người uống rượu bia thường xuyên (2 ly/ngày). Mặc dù rượu bia gây huyết áp cao nhưng không nên dùng chúng để giúp làm tăng huyết áp khi bị huyết áp thấp. Bởi chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều đó là đúng và an toàn ở mức nào.

Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp

Những người béo phì thường có mỡ máu cao, chèn ép ống lưu thông máu đến các bộ phận khác. Việc này khiến họ cần máu được lưu thông tốt hơn để cung cấp oxy và năng lượng cho cơ thể.

Khi máu không được lưu thông và chèn ép quá lâu, thường xuyên sẽ dẫn đến huyết áp tăng cao. Để đánh giá tình trạng béo phì, cần giảm chỉ số cơ thể BMI về mức trung bình. BMI được tính bằng cân nặng chia chiều cao bình phương.

Bệnh tăng huyết áp thường gặp ở những người mắc bệnh tuyến giáp 

Người bệnh suy giáp (thiếu hormone tuyến giáp) và bệnh cường giáp (thừa hormone tuyến giáp) dễ mắc huyết áp cao. Lý do là vì các hormone tuyến giáp không đủ, khiến máu không lưu thông, nhịp tim giảm… Ngoài ra, các bệnh liên quan đến tuyến giáp như cường cận giáp cũng là thủ phạm gây ra bệnh cao huyết áp.

Huyết áp tăng xảy ra ở một số đối tượng dùng thuốc chữa bệnh

Trên thực tế có một số loại thuốc gây ra tình trạng huyết áp tăng cao. Theo bệnh viện Mayo Clinic Mỹ chỉ ra thì chúng là những loại sau:

  •  Thuốc giảm đau, giảm sốt acetaminophen (Tylenol).
  • Thuốc kháng viêm ibuprofen (Advil, Motrin IB), naproxen sodium (Aleve).
  • Thuốc chống trầm cảm Venlafaxine (Effexor), Bupropion (Wellbutrin), và Desipramine (Norpramin).
  • Một số thuốc bổ như: nhân sâm, cam thảo, thuốc thông mũi.

Người mắc bệnh cao huyết áp nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc trên.

Người dùng thuốc giảm đau, kháng viêm thường có nguy cơ huyết áp cao.

Người dùng thuốc giảm đau, kháng viêm thường có nguy cơ huyết áp cao.

Biến chứng bệnh huyết áp cao được phòng ngừa như thế nào?

Biến chứng bệnh huyết áp cao có thể được phòng tránh bằng cách dùng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống…

Không dùng thuốc để phòng tránh biến chứng bệnh cao huyết áp

Biện pháp phòng tránh này chỉ áp dụng khi: 160/90 mmHg>huyết áp >120/80 mmHg.

– Bỏ thói quen hút thuốc lá.

– Hạn chế dùng bia rượu, với người nghiện nặng cần cai hẳn.

– Giảm 4g muối/ngày/bữa ăn.

– Cần bổ sung nhiều rau, củ, trái cây ít béo, nhiều vitamin.

– Vận động cơ thể ít nhất 30-45 phút mỗi ngày và tập liên tục trong một tuần.

– Lên kế hoạch giảm cân cho người béo.

Dùng thuốc hạ huyết áp để phòng tránh biến chứng huyết áp cao được không?

Nếu huyết áp của bạn chưa đạt mục tiêu mong muốn thì được phép dùng thêm thuốc hạ huyết áp. Tuy nhiên, thuốc hạ huyết áp có rất nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau. Do đó, bạn cần sự tư vấn của bác sĩ, không nên tự ý dùng hoặc nghe bệnh nhân khác khuyên dùng.

Kiểm tra nguồn nước dùng tránh di chứng cao huyết áp

Nguồn nước mà bạn đang dùng có thể chứa nhiều muối natri. Đây là nguy cơ dẫn đến bệnh cao huyết áp. Vậy nên cần kiểm tra kỹ nguồn nước trước khi dùng.

Phòng tránh biến chứng tăng huyết áp bằng cách kiêng ăn nhiều muối và nhiều mỡ

Muối làm cho mạch máu co rút lại và lưu thông khó khăn dẫn đến tim co bóp mạnh, cuối cùng là khiến huyết áp bị đẩy lên cao.

Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng muối cho các món ăn. Với người đã có tiểu sử tăng huyết áp, cần loại bỏ muối và dầu mỡ khỏi các món ăn.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button