Giỏ hàng

Điều trị tiểu đường thai kỳ như thế nào an toàn cho bà bầu?

Điều trị tiểu đường thai kỳ đúng cách sẽ đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Dưới đây là cách trị tiểu đường giúp ổn định mức đường huyết an toàn cho bà bầu.

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Điều trị tiểu đường thai kỳ không kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, theo bác sĩ Lê Thị Kiều Dung, (Trưởng khoa Phụ Sản thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM).

Những ảnh hưởng của bệnh đối với thai nhi:

  • Đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị rối loạn tăng trưởng, cơ thể quá lớn hoặc quá nhỏ.
  • Nếu tỉ lệ đường huyết tăng cao, tỷ lệ thai chết lưu tăng gấp 2 – 5 lần.
  • Trẻ sơ sinh dễ bị suy hô hấp, vàng da, hôn mê, cơ thể có tình trạng đề kháng insulin.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần phải điều trị tiểu đường thai kỳ càng sớm càng tốt.

Tìm hiểu thêm tại: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/ba-bau-mac-benh-tieu-duong-de-sinh-con-di-tat-3466273.html

Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng tiêm insulin

Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ bằng tiêm insulin sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết trong thời gian mang thai. Insulin sẽ được đưa vào cơ thể thai phụ bằng cách tiêm dưới da (sử dụng bút tiêm hoặc bơm tiêm insulin).

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường cần phải được điều trị sớm.

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường cần phải được điều trị sớm.

Điều trị tiểu đường type 1 bằng insulin

Lượng insulin được tiêm vào cơ thể phụ thuộc vào nhu cầu insulin. Nhu cầu này xảy ra là do các hormon nuôi dưỡng thai nhi phát triển được tiết ra bởi nhau thai.

Các hormon này sẽ làm giảm tác dụng của insulin đối với cơ thể người mẹ. Do đó trong quá trình điều trị sẽ có sự điều chỉnh insulin phù hợp.

Điều trị tiểu đường type 2 bằng insulin

Nếu thai phụ mắc tiểu đường type 2 thì nên có kế hoạch điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Thai phụ nên tiêm insulin thay vì sử dụng thuốc viên điều trị tiểu đường thai kỳ.

Việc tiêm insulin sẽ an toàn hơn sử dụng thuốc viên, mặc dù vẫn xảy ra tình trạng đề kháng insulin làm giảm hiệu quả chữa bệnh tiểu đường.

Bài thuốc chữa tiểu đường khi mang thai

Một số bài thuốc Đông y điều trị tiểu đường thai kỳ sẽ giúp kiểm soát ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Đây cũng là cách chữa tiểu đường thai kỳ an toàn và được nhiều bà bầu áp dụng.

Râu ngô chữa tiểu đường thai kỳ

Bài 1: Sử dụng 50g râu ngô sắc với 1,5 lít nước lọc đến khi cô lại chỉ còn khoảng 700ml. Uống hết trong ngày, mỗi lần khoảng 350ml.

Bài 2: Nấu 60g râu ngô, 200g thịt trai và thêm ít gia vị vừa dùng, sau đó chắt lấy nước cốt và cách ngày uống 1 lần.

Mướp đắng trị đái tháo đường

Mướp đắng hay còn được gọi khổ qua, không chỉ được sử dụng trong ẩm thực mà còn là một loại thuốc quen thuộc trong Đông y.

Công dụng trị tiểu đường của mướp đắng

Theo sách cổ Đông y, khổ qua là loại quả có vị đắng đặc trưng. Loại quả này không độc, có tính hàn, tốt cho kinh tâm, phế, can, vị.

Ngoài ra, sự chuyển hóa polypeptid-P và chất charantin, vicine trong khổ qua có khả năng ức chế sự hấp thu đường, giúp ổn định đường huyết trong cơ thể.

Bà bầu bị đái tháo đường nên ăn mướp đắng để ổn định đường huyết.

Bà bầu bị đái tháo đường nên ăn mướp đắng để ổn định đường huyết.

Cách làm khổ qua trị tiểu đường

Nguyên liệu gồm có:

  • Mướp đắng: 150g
  • Đậu phụ: 100g
  • Dầu lạc, muối.

Cách làm như sau:

  • Mướp đắng rửa sạch, cắt đôi quả theo chiều dọc rồi dùng thìa bỏ hết hạt bên trong.
  • Thái lát mỏng mướp đắng rồi xào lửa to với dầu lạc đến khi gần chín.
  • Thêm đậu và một ít muối vào, tiếp tục đảo đều các nguyên liệu trên lửa to đến khi mướp chín.

Với cách trị đái tháo đường bằng mướp đắng này, thai phụ nên sử dụng mỗi ngày 1 lần là tốt nhất.

Chữa tiểu đường khi mang thai bằng sinh sơn dược

Bài 1: Nấu 120g sinh sơn dược với 1 lít nước lọc, chắt lấy nước uống thay trà ấm. Sau khi uống hết nước thì nên ăn sinh sơn dược.

Bài 2: Nguyên liệu gồm: 80g bột sinh sơn dược, 15g xích đậu đã giã nhuyễn, 500g bột gạo nếp và 20g hạt sen bỏ lõi đắng. Trộn đều các nguyên liệu trên rồi chia thành những viên nhỏ để nấu canh.

Hai bài thuốc trên đây áp dụng cho bà bầu bị tiểu đường, giúp ổn định đường huyết trong thời gian thai kỳ.

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

Một chế độ ăn uống hợp lý cũng chính là cách điều trị tiểu đường thai kỳ an toàn và hiệu quả. Dưới đây là những yêu cầu về chế độ ăn người bị tiểu đường thai kỳ cần thực hiện trong quá trình điều trị bệnh.

Người tiểu đường thai kỳ nên ăn uống như thế nào?

Phương pháp ăn uống của người bị tiểu đường thai kỳ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của lượng đường trong máu mỗi ngày. Bởi vậy, để điều trị tiểu đường thai kỳ được tốt nhất, người bệnh cần lưu ý những điều sau.

Có một bữa sáng khoa học khi điều trị tiểu đường

Thai phụ cần lưu ý bữa sáng mỗi ngày của mình. Hãy chọn những loại thực phẩm chứa hàm lượng đường thấp như cháo, bánh mì hoặc ngũ cốc nguyên cám.

Bị tiểu đường nên ăn nhiều lần trong ngày

Thai phụ nên ăn thêm 2 – 4 bữa nhẹ bên cạnh 3 bữa chính mỗi ngày. Điều này sẽ giúp giữ ổn định lượng đường trong máu.

Không bỏ bữa ăn khi bị tiểu đường thai kỳ

Người bệnh tiểu đường thai kỳ nên ăn các bữa đúng giờ mỗi ngày. Đây cũng là một cách khiến lượng đường luôn ổn định.

Thông tin thêm tại: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/dinh-duong/nguyen-tac-an-1-phan-4-cho-ba-bau-tieu-duong-thai-ky-3497151.html

Nguyên tắc “1 phần 4” khi bị tiểu đường thai kỳ

Để điều trị tiểu đường thai kỳ, người bệnh có thể áp dụng nguyên tắc ăn “1 phần 4” rất khoa học này.

Thai phụ hãy chia khẩu phần ăn mỗi bữa của mình thành 4 phần, trong đó:

  • 1 phần tinh bột: có thể chọn cơm, cháo hoặc bún, phở, mỳ, miến…
  • 1 phần đạm: có chứa trong cá, thịt, hải sản, trứng, sữa…
  • 2 phần rau củ: rau, củ và hoa quả tráng miệng. Lưu ý chọn loại hoa quả ít ngọt.
Gợi ý thực đơn cho người bị đái tháo đường khi mang thai.

Gợi ý thực đơn cho người bị đái tháo đường khi mang thai.

Điều trị tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì?

Người bị tiểu đường khi mang thai cần kiêng những các loại thực phẩm và đồ uống có chứa carbohydrate đơn. Carbohydrate đơn chỉ chứa loại đường như:

  • Galactose: có trong sữa và chế phẩm từ sữa.
  • Fructose: có trong trái cây, bánh, kẹo, các chế phẩm từ trái cây.

Theo Paige Smathers (chuyên gia dinh dưỡng tại Utah, Hoa Kỳ), carbohydrate đơn có khả năng gây tăng đột biến đường huyết trong cơ thể.

Bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn nhiều trái cây, đồ ngọt

Thực phẩm khiến đái tháo đường ở phụ nữ mang thai trở nên nghiêm trọng hơn thường là bánh kẹo, nước ép, siro hoa quả đóng hộp.

Ngoài ra đường trong trái cây tươi cũng có khả năng làm tăng đường huyết trong cơ thể phụ nữ mang thai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bà bầu chỉ nên uống khoảng 30ml nước ép trái cây trong bữa ăn.

Không ăn đồ có bơ, dầu mỡ khi bị đái tháo đường

Các chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân bị đái tháo đường khi mang thai nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa bơ hoặc dầu, mỡ động vật. Trong thành phần của chúng có chứa chất béo bão hòa, có khả năng hấp thụ đường nhanh chóng. Để đảm bảo ổn định đường huyết, bà bầu nên sử dụng dầu oliu hoặc các loại hạt thay thế.

Tiểu đường thai kỳ có nên uống sữa?

Trong thành phần của sữa chứa canxi, khoáng chất và vitamin cần thiết cho bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu nên hạn chế uống sữa nếu bị đái tháo đường.

Sữa được coi là dạng lỏng của carbohydrate. Phụ nữ bị đái tháo đường khi mang thai chỉ nên hấp thụ từ 75 – 200 gam carbohydrate. Nếu hấp thụ ít quá sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Và ngược lại, hấp thụ quá nhiều sẽ khiến tiểu đường nghiêm trọng hơn.

Mỗi ngày bà bầu bị tiểu đường chỉ nên uống khoảng 2 cốc sữa, mỗi cốc 200ml là hợp lý.

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button