Chế độ ăn chữa huyết áp thấp cần tránh ăn cà rốt, cà chua, rau bina, hành tây… Người bệnh nên dùng nước chanh, hạnh nhân, vitamin B12, cafe, chè đặc…
Chế độ ăn chữa huyết áp thấp là cách giúp lấy lại huyết áp ổn định. Huyết áp thấp là khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.
Người bị tụt huyết áp hầu hết đều có những biểu hiện cơ bản: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó tập trung, dễ nổi cáu…
Huyết áp thấp thường gặp ở những đối tượng ăn uống không đúng giờ, đúng bữa, nhịn ăn, bỏ bữa dẫn đến giảm hàm lượng đường trong máu.
Người huyết áp thấp nên ăn uống như thế nào?
Chế độ ăn chữa huyết áp thấp được xác định gồm nhóm thực phẩm tốt cho người huyết áp thấp và nhóm gây hại cho những ai bị bệnh này.
Chế độ ăn 3-4 bữa/ngày cần được chia nhỏ thành 5-6 bữa/ngày. Các bữa ăn không nên cách xa nhau quá.
Thực phẩm tốt cho người hạ huyết áp
Chế độ ăn chữa huyết áp thấp gồm những thực phẩm có vị ngọt và vị mặn phù hợp. Chúng sẽ giúp tăng lượng đường huyết:
- Từ 90mmHg lên 100mmHG (hoặc 140mmHG) đối với huyết áp tâm thu.
- Từ 60mmHG lên 90mmHG đối với huyết áp tâm trương.
Nho khô giúp tăng huyết áp cho người huyết áp thấp
Loại quả này duy trì huyết áp ở mức thông thường bằng cách hỗ trợ tuyến thượng thận thực hiện chức năng.
Bạn nên ngâm từ 30 đến 40 quả nho khô trong nước (để qua đêm) và ăn vào mỗi sáng khi đói. Huyết áp của bạn sẽ trở lại bình thường sau 1 tháng sử dụng.
Muối chứa sodium – Gia vị không thể thiếu với người tụt huyết áp
Muối sẽ không tốt cho người cao huyết áp nhưng lại cực tốt với người bị huyết áp thấp. Vị mặn của muối có thể làm tăng khối lượng máu, tăng lưu lượng tuần hoàn nhờ tác dụng giữ nước của muối. Từ đó cải thiện chỉ số huyết áp.
Người bình thường sẽ ăn 10-12g muối mỗi ngày. Người bị giảm huyết áp nên ăn 10-15g. Tuy nhiên, người bệnh tham khảo ý kiến từ bác sĩ để phù hợp với thể trạng và độ tuổi. Chỉ nên dùng muối với lượng nhỏ, vừa đủ, khi dùng quá mặn sẽ gây tăng huyết cao khi nằm.
Bạn có thể uống một ly nước pha muối loãng để cải thiện tình trạng hạ huyết áp.
Nước chanh giúp hạn chế tiến trình bệnh huyết áp thấp
Trong chanh có chất chống oxy hóa giúp điều tiết quá trình lưu thông máu và duy trì huyết áp ổn định. Hãy uống ngay một ly nước chanh pha đường và ít muối để kiểm soát huyết áp. Loại nước uống này thích hợp với người huyết áp thấp do thiếu nước.
Hạt hạnh nhân kiểm soát huyết áp thấp
Cũng giống với nho khô, bạn nên ngâm từ 4-5 quả hạnh nhân trong nước, giữ qua đêm. Sau đó bóc lớp vỏ bên ngoài, xay nhuyễn và pha cùng sữa nóng. Uống vào mỗi sáng và liên tục trong vài tuần sẽ thấy hiệu quả ngay.
Thực phẩm chứa caffein – Đồ uống lợi cho người tụt huyết áp
Những đồ uống như cafe, cola, chè đặc… có tác dụng làm tăng huyết áp ở người huyết áp thấp.
Rễ cam thảo giúp bình thường hóa chỉ số huyết áp
Chỉ số huyết áp thấp do hàm lượng Cortisol trong máu thấp. Rễ cây cam thảo chứa hợp chất Acid Glycyrhizic ức chế hoạt động của enzym phân hủy Cortisol.
Hãm rễ cây cam thảo sấy khô trong nước sôi hoặc tán bột để pha nước uống (lọc lấy nước cốt). Uống trà cam thảo trong 2-3 tuần có hiệu quả – kiểm soát huyết áp thấp.
Ngoài ra, những người tụt huyết áp do thiếu máu (ở phụ nữ, trẻ) nên ăn các loại đậu, rau dền, rau đay, lựu, gan lợn, trứng gà…
Tham khảo thêm: https://laodong.vn/suc-khoe/nhung-sieu-thuc-pham-tot-cho-nguoi-huyet-ap-thap-533313.bld
Người huyết áp thấp nên tránh ăn gì?
Những thực phẩm có thể khiến huyết áp của bạn càng giảm hơn như:
– Cà rốt (chứa muối Succinic): Khiến nguyên tố Kali trong nước tiểu tăng lên dẫn đến huyết áp giảm.
– Cà chua: Có nhiều lợi ích nhưng không tốt cho người huyết áp thấp. Huyết áp của bạn sẽ càng giảm nếu ăn cà chua.
– Sữa ong chúa, hạt dẻ nướng, táo mèo: Không có tác dụng tăng huyết áp.
– Rau bina, cần tây, dưa hấu, tỏi, đậu (đỏ, xanh), tỏi, hạt hướng dương đều có tác dụng giảm huyết áp.
Tụt huyết áp nên uống thuốc gì?
Ngoài chế độ ăn chữa huyết áp thấp, bạn nên biết một số loại thuốc có thể hỗ trợ điều trị tụt huyết áp. Có thể tham khảo 3 loại thuốc dưới đây. Nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi quyết định dùng thuốc.
Thuốc Ephedrin giúp tăng huyết áp
Một số tác dụng, liều lượng của thuốc mà bạn nên biết:
– Tác dụng: Làm co mạch, thúc đẩy huyết áp tăng lên ở người bệnh.
– Tác dụng phụ: Vì thuốc sẽ kích thích vào hệ thần kinh trung ương nên bạn sẽ có cảm giác mất ngủ, khó ngủ.
– Liều lượng: Không dùng liên tục trong 7 ngày. Một tuần dùng 2-3 lần. Mỗi lần 2 viên. Với những người có tiểu sử bệnh tim mạch, tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc.
Thuốc Heptamyl kiểm soát huyết áp thấp
– Tác dụng: Tăng khả năng co bóp của tim, đẩy máu lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể.
– Tác dụng phụ: Tuy nhiên chúng chỉ được áp dụng trong những trường hợp huyết áp hạ đột ngột. Khi bệnh đã trở thành mãn tính không nên dùng thuốc này. Vì khi dùng chúng bạn sẽ có kết quả dương tính với chất kích thích.
– Liều lượng: Dùng theo chỉ thị của bác sỹ hoặc người có chuyên môn trong ngành dược.
Thuốc Pantocrin cải thiện bệnh giảm huyết áp
-Tác dụng: Khác với 2 loại thuốc trên. Pantocrin sẽ được tiêm vào da, bắp tay. Kích thích tim mạch.
– Liều dùng: Dùng 2-3 lần/ngày. Mỗi lần 25-40 giọt (2ml). Dùng 30 phút trước khi ăn. Nên dùng theo đường uống tốt hơn là tiêm.
– Hiệu quả: Sau 3-4 tuần dùng.
Xem thêm: