Giỏ hàng

Cây ba kích có tác dụng gì?-Chú ý khi sử dụng ba kích

Cây ba kích cho củ có tác dụng bổ thận, tráng dương cường gân cốt, khử phong thấp,… tăng lực rõ rệt với bệnh nhân tuổi già…

Tên khoa học: Morinda officinalis.

Cây ba kích cho củ có tác dụng bổ thận, tráng dương cường gân cốt, khử phong thấp,… tăng lực rõ rệt với bệnh nhân tuổi già, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ản ngủ kém. Ngoài ra củ ba kích còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau khớp của các bệnh nhân đau khớp.

Cây ba kích

Thành phần hóa học:

  • Trong củ có Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Díogenin, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1.
  • Morindin, Vitamin C.
  • Rễ chứa Antraglycozid, đường, nhựa, Acid hữu cơ, Phytosterol và ít tinh dầu, Morindin. Rễ tươi có sinh tố C.
  • Trong Ba kích có Rubiadin, Rubiadin-1-Methylether
  • Palmitic acid, Vitamin C, Nonadecane.
  • 24-Ethylcholesterol.

Các nghiên cứu khoa học trên cây ba kích đã cho thấy ba kích có tác dụng:

  • Tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể đối với các yếu tố độc hại.
  • Chống viêm: Ba Kích có tác dụng chống viêm rõ rệt
  • Nước sắc Ba Kích có tác dụng tương tự như ACTH làm cho tuyến ức chuột con bị teo, tăng co bóp của chuột và hạ huyết áp
  • Không có độc.
  • Rễ Ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng hạ huyết áp; có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng; tăng cường não.
  • Ba Kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dầu nó không làm tăng đòi hỏi tình dục, không thấy có tác dụng kiểu Androgen. đDùng cho điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinh tương đối và suy nhược thể lực.
  • Đối với cơ thể những người tuổi già, Ba Kích có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảmgiác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Còn đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba Kích dài ngày, các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt.

 Theo đông y:

Ba kích có vị cay, ngọt, tính hơi ấm. Nó có tác dụng ôn thận, mạnh gân cốt, trợ dương, trừ phong thấp. Theo như các y gia xưa thường dùng rượu ba kích thay cho thuốc trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới, chữa di tinh, lưng gối mỏi đau, gân cốt yếu mềm.

Bộ phận sử dụng: ba kích đào về rửa sạch cho vào hấp chín sau đó rút lõi,rút lõi xong là dùng được nhưng đa phần là phơi khô mới sử dụng. Khi Ba Kích hấp chín thì dễ rút ruột hơn là còn tươi, ba kích phải rút lõi sử dụng mới được an toàn vì lõi rễ cây ba kích có một lượng độc nhất định.

Dược liệu từ cây ba kích

Các bài thuốc từ cây ba kích:

+ Trị liệt dương, ngũ lao, thất thương, ăn nhiều, hạ khí: Ba kích thiên, Ngưu tất (sống)  đều 3 cân ngâm với 5 đấu rượu, uống.

+ Trị phụ nữ tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều, xích bạch đới hạ: Ba kích 120g, Lương khương 20g, Tử kim đằng 640g, Thanh diêm 80g, Nhục quế (bỏ vỏ)160g, Ngô thù du 160g. Tán bột. Dùng rượu hồ làm hoàn. Ngày uống 20 hoàn với rượu pha muối nhạt.

+ Trị lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn: Ba kích 60g, Ngưu tất 120g, Khương hoạt 60g, Quế tâm 60g, Ngũ gia bì 60g, Đỗ trọng (bỏ vỏ, sao hơi vàng) 80g, Can khương (bào) 60g. Tán bột, trộn mật làm hoàn, uống với rượu ấm.

+ Trị tiểu nhiều: Ích trí nhân, Ba kích thiên (bỏ lõi), 2 vị chưng với rượu và muối, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử (chưng  với rượu). Lượng bằng nhau. Tán bột. Dùng rượu chưng hồ làm hoàn to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 12 viên với rượu pha muối hoặc sắc thành thang uống với muối.

+ Trị bạch trọc: Thỏ ty tử (chưng rượu 1 ngày, sấy khô), Ba kích (bỏ lõi, chưng rượu), Phá cố chỉ (sao), Lộc nhung, Sơn dược, Xích thạch chi, Ngũ vị tử đều 40g. Tán bột, Dùng rượu hồ làm hoàn, uống lúc đói với nước pha rượu.

+ Trị bụng đau, tiểu không tự chủ: Ba kích (bỏ lõi), Nhục thung dung, Sinh địa đều 60g, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử, Sơn dược, Tục đoạn đều 40g, Sơn thù du, Phụ tử (chế), Long cốt, Quan quế, Ngũ vị tử đều 20g, Viễn chí 16g, Đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, Lộc nhung 4g. Tán bột, làm hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn.

+ Trị mạch yếu, mặt trắng nhạt, buồn sầu ca khóc: Ba kích (bỏ lõi), Hồi hương (sao), Nhục thung dung (tẩm rượu), Bạch long cốt, Ích trí nhân, Phúc bồn tử, Bạch truật, Mẫu lệ, Thỏ ty tử, Cốt toái bổ (bỏ lông), Nhân sâm đều 40g. Tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20g.

Lưu ý khi sử dụng:

Không dùng khi rong kinh, kinh sớm. Người âm hư quá vượng, đại tiện táo bón không nên dùng. Tác dụng của cây ba kích trong việc ngâm rượu có tính hàn nên nếu uống nhiều, đàn ông dễ bị “Tào tháo đuổi”.

Lõi củ ba kích có độc, khi sơ chế cần rút lõi.

Mua bán dược liệu:

Giá bán tham khảo:

  • Ba kích khô: 500k/kg
  • Ba kích trồng:  130- 280k/kg
  • Ba kích rừng: 550k/kg-1.300k/kg

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button