Giỏ hàng

Cây bồ đề với tác dụng của cây bồ đề và cách dùng chữa bệnh rất tốt

Cây bồ đề là gì và tác dụng của cây bồ đề chữa bệnh: ho, đau răng, phong thấp,… Cách dùng cây bồ đề tốt nhất như thế nào? Giá bán cây bồ đề bao nhiêu? Nhận biết cây bồ đề qua hình ảnh.

Tác dụng của cây bồ đề và cách dùng đúng cách cùng hình ảnh cây bồ đề

Tác dụng của cây bồ đề và cách dùng đúng cách cùng hình ảnh cây bồ đề

Cây bồ đề là gì?

Cây bồ đề là gì? Cây bồ đề có tên khoa học là Ficus Religiosa; có tên gọi khác là cây đề, cây giác ngộ, cây lâm vồ,… Đây là một loài cây thuộc chi Đa Đề (Ficus), có nguồn gốc ở Ấn Độ, Tây Nam Trung Quốc.

Đặc điểm của cây bồ đề như sau:

  • Thân gỗ lớn, cao hơn 20m, đường kính thân khoảng 3m.
  • Thân cây có màu nâu hoặc nâu xám, có vảy và nhiều rễ.
  • Lá mọc đối, có cuống, phiến lá có hình trái tim.
  • Mặt trên lá nhẵn, màu xanh nhạt; mặt dưới màu trắng, có lông.
  • Gân lá hình lông chim, có 5-7 đôi gân phụ, nổi ở mặt dưới.
  • Cây bồ đề thường rụng lá vào mùa khô.
  • Hoa màu trắng, xếp thành cụm, có mùi thơm nhẹ.
  • Hoa tràng hợp thành ống 5 thùy xếp lợp, có lông tơ vàng.
  • Quả dạng hình cầu, nhỏ, gần như không có cuống, mọc thành chùm.
  • Quả non có màu xanh, khi chín chuyển thành màu tím.

Thành phần hóa học của cây bồ đề:

  • Acid Benzoic tự do: 26,13%.
  • Vanillin: 1,38%.
  • Benzyl Benzoat: 4,24%.
  • Benzyl Cinnamart: 1,23%.
  • Acid Cinamic tự do: 2,75%.
  • Chất keo: 10-80%.

Cây bồ đề được cho là rất thiêng liêng bởi những người theo Ấn Độ giáo, Kì-na giáo, Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy, đạt giác ngộ. Sau đó trở thành một vị Phật. Vì vậy mà cây này có tên bồ đề, vì bồ đề có nghĩa là giác ngộ.

Xem thêm: https://dantri.com.vn/van-hoa/cay-bo-de-doc-nhat-vo-nhi-o-viet-nam-1385189757.htm

Cây bồ đề là gì và đặc điểm của cây bồ đề

Cây bồ đề là gì và đặc điểm của cây bồ đề

Tác dụng của cây bồ đề

Tác dụng của câu bồ đề là một vị thuốc quý giúp con người chữa nhiều bệnh. Bên cạnh đó cây bồ đề còn có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống.

Nhựa của cây bồ đề còn gọi là an tức hương, thường dùng để làm thuốc chữa bệnh. Đặc điểm của an tức hương như sau:

  • Là cục nhựa to nhỏ không đều.
  • Bên ngoài có màu vàng cam, láng bóng như sáp.
  • Có hình trụ không đều, mảnh dẹt, bên ngoài màu trắng xám, hơi vàng.
  • Chất giòn, dễ vỡ, mặt vỡ phẳng, màu trắng; để lâu thành nâu vàng.
  • Khi đun nóng thì mềm, chảy ra, có mùi thơm giống vani.

Tác dụng của lá bồ đề và an tức hương chữa một số bệnh lý sau:

  • Trị bệnh ho.
  • Giảm đau nhức răng.
  • Sát trùng vết thương.
  • Chữa xương khớp đau nhức, co rút.
  • Chữa huyết vận, huyết trướng, cấm khẩu ở phụ nữ sau sinh.
  • Chữa đau bụng.
  • Chữa vú bị nứt nẻ.
  • Chữa hiện tượng tim đập nhanh, hồi hộp.

Công dụng của cây bồ đề ngoài trị bệnh còn có thể bào chế nước hoa. Ngoài ra, người ta dùng nhựa cây này để chế biến thành cao su cứng. Cây bồ đề rất dễ sống nên cũng thường được trồng để làm cảnh. Ngoài tác dụng làm đẹp cho không gian sống, cây bồ đề còn đem lại may mắn cho gia chủ.

Tác dụng của cây bồ đề

Tác dụng của cây bồ đề

Tên gọi Cây bồ đề.
Tên khác Cây đề, cây giác ngộ, cây lâm vồ,…
Nguồn gốc Ấn Độ, Tây Nam Trung Quốc.
Thành phần Acid Benzoic tự do, Vanillin, Benzyl Benzoat, Benzyl Cinnamart,…
Sản phẩm An tức hương (nhựa của cây bồ đề).
Tác dụng Trị ho, đau nhức răng, đau nhức xương khớp,…
Cách dùng Cách dùng bồ đề để chữa bệnh.


Tác dụng của cây bồ đề

Cách dùng cây bồ đề

Cách dùng cây bồ đề chủ yếu để làm thuốc chữa một số bệnh. Thường sử dụng lá cây bồ đề và an tức hương. Cụ thể như sau:

Giảm đau răng bằng lá bồ đề:

  • Rửa sạch 1 nắm lá bồ đề.
  • Sắc lấy nước, ngậm và xúc miệng.

Chữa ho bằng cây bồ đề:

  • Mài nhựa bồ đề trộn với mật ong để uống.
  • Mỗi lần 0,5 gram, dùng 2-4 lần/ngày.

Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp:

  • Trộn 80 gram an tức hương với 160 gram thịt heo nạc thái miếng.
  • Cho vào ống hoặc bình đặt trên lò, đốt lửa lớn.
  • Để một miếng đồng để an tức hương cháy ở trên.
  • Đặt ống có lỗ hướng về phía bị đau để xông.

Sát trùng vết thương bằng lá bồ đề:

  • Rửa sạch lá, chồi non, của cây bồ đề.
  • Giã nát để lấy nước.
  • Cho bông thấm vào nước lá rồi chấm lên vết thương.

Công dụng của cây bồ đề kể trên rất phổ biến trong Đông y. Tuy nhiên, ngày nay khi sử dụng vị thuốc chữa bệnh này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Cách dùng cây bồ đề

Cách dùng cây bồ đề

Hình ảnh cây bồ đề

Hình ảnh cây bồ đề và an tức hương.

Cách lấy an tức hương như sau:

  • Thời điểm: giữa tháng 6 hoặc tháng 7.
  • Rạch vào thân hoặc cành cây 5-10 tuổi để lấy nhựa.
  • Loại tốt có màu vàng nhạt, thơm mùi vani.
  • Loại kém hơn màu nâu đỏ, ít thơm, lẫn nhiều tạp chất.

Những người không nên sử dụng cây bồ đề:

  • Những người khí hư, ăn ít, âm hư hỏa vượng.
  • Bệnh không có liên hệ đến ác khí cũng không nên dùng.

Hình ảnh cây giác ngộ không còn quá xa lạ. Cây này được trồng ở chùa, đền rất nhiều.

Hình ảnh cây bồ đề

Hình ảnh cây bồ đề

Hình ảnh cây bồ đề cảnh

Hình ảnh cây bồ đề cảnh

Xem thêm: https://vnexpress.net/thoi-su/nhung-cay-bo-de-dac-biet-o-thu-do-3390468.html

Giá cây bồ đề

Giá cây bồ đề khá đắt, trên thị trường bán khoảng vài triệu đến vài chục triệu một cây; tùy vào số tuổi của cây. Các cửa hàng cây cảnh hoặc người chơi cây cảnh có bán.

Bồ đề là cây có dáng đẹp, cao to. Vì thế, thường được trồng làm cây bóng mát ở nhiều đình chùa, sân vườn; hoặc trồng ở các công viên, vỉa hè đô thị, khuôn viên công sở. Có thể trồng để làm đẹp cho các quán cà phê, nhà hàng, sân vườn, tạo cảnh quan xanh cho môi trường. Gỗ cây bồ đề dùng để chế tạo đồ thủ công mỹ nghệ.

Kỹ thuật chăm sóc cây bồ đề như sau:

  • Cây bồ đề ưa sáng.
  • Thích hợp đất giàu mùn, dinh dưỡng, ẩm và thoát nước tốt.
  • Nhân giống dễ dàng từ hạt và giâm cành, dễ uốn tỉa.
  • Thay chậu:
    • Cách 2-3 năm vào mùa xuân.
    • Trước khi các nụ bắt đầu căng phồng.
    • Với 60% đất, 10% than bùn, và 30% cát to.
  • Bón phân:
    • 1 lần/tháng, từ mùa xuân đến mùa thu.
    • Cách tháng một từ mùa thu cho đến mùa xuân.

Giá cả cây bồ đề trên thị trường không được niêm yết, không ổn định. Giá này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: dáng cây, tuổi thọ cây, giống cây,… Hiện nay, người ta còn bán sản phẩm mô phỏng lá bồ đề được dát vàng; có tác dụng trang trí và đem lại may mắn.

Giá cây bồ đề

Giá cây bồ đề


Hướng dẫn trồng cây bồ đề bằng nhánh

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button