Giỏ hàng

Cây hương nhu tía có tác dụng gì?-Chú ý khi sử dụng

Cây hương nhu tía dùng để hạ sốt, chữa cảm nhất là cảm nắng, say nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, phù thũng…

 

Tên khoa học: Ocimum tenuiflorum.

Cây hương nhu tía, hay còn gọi là é tía, được dùng theo kinh nghiệm dân gian để hạ sốt, chữa cảm nhất là cảm nắng, say nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, phù thũng. Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc uống hãm. Eugenol chiết từ Hương nhu tía được dùng trong nha khoa và là nguyên liệu để tổng hợp vanilin.

Cây hương nhu tía

Thành phần hóa học: 

Phần trên mặt đất của cây hương nhu tía chứa tinh dầu với thành phần chính của tinh dầu là eugenol (trên 70%), methyleugenol (trên 12%) và β-caryo-phyllen.

Ngoài ra, trong hương nhu tía còn chứa các hợp chất thuộc nhóm flavon như: apigenin, luteolin, apigenin-7-glucoronid, lutconin-7-glucoronid, orientin…và nhóm polyphenol như: acid galic, acid galic methylester, acid protocatechie, acid rosmarinic, acid ursolic…

Trong y học, eugenol được dùng làm thuốc tê tại chỗ, thuốc sát trùng chống bệnh hoại thư và bệnh lao phổi với liều 0,5-0,8% trong một ngày, dưới dạng nang hay tiêm dưới da. Eugenol rất thông dụng trong nha khoa (làm chất hàn răng tạm eugenat, làm thuốc điều trị viêm ngà, viêm xương ổ răng, làm toả bạc khi tráng bạc trên răng), trong việc điều trị răng mòn, tê buốt.

Acid ursolic có tác dụng chống viêm, ngừa phù, bảo vệ gan, ngừa tắc nghẽn mật, chống khối u, hạ lipid máu, ngừa xơ vữa động mạch.

Tinh dầu hương nhu có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn đối với trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn phế viêm, các loại trực khuẩn.

Theo Đông y:

Hương nhu tía có vị cay, tính hơi ấm, vào 3 kinh phế, tỳ và vị. Có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo, giảm sốt, lợi thấp hành thủy. Dùng chữa mùa hè bị cảm nắng, hoặc đi mưa bị nhiễm lạnh người phát sốt phát rét, đầu nhức, bụng đau, miệng nôn, thủy thũng, đi tiêu lỏng,…

Bộ phận dùng: Phần mọc trên mặt đất.

Một số bài thuốc từ cây hương nhu tía:

– Chữa cảm lạnh hoặc đi mưa bị nhiễm lạnh: Hương nhu tía 500g, hậu phác tẩm gừng nướng 200g, bạch biển đậu (đậu ván trắng) sao qua 200g, tất cả 3 vị tán nhỏ trộn đều. Mỗi lần dùng 8-10g pha với nước sôi để uống. Ngày uống 2 lần vào buổi trưa và tối sau bữa ăn. Dùng từ 2-3 ngày.

Hoặc hương nhu tía 100g, tán nhỏ, mỗi lần dùng 8g, pha với nước sôi uống. Ngày uống 2 lần, uống khi nào mồ hôi ra được là khỏi bệnh.

– Chữa cảm nắng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc do mùa hè ăn quá nhiều các thứ sống lạnh: hương nhu 12g, tía tô (lá và cành) 9g, mộc qua 9g, sắc nước uống trong ngày.

– Chữa cảm sốt nhức đầu: dùng lá hương nhu tươi một nắm, giã nhỏ, chế thêm nước sôi, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên đầu, trán, và hai bên thái dương. Nếu sốt có mồ hôi thì thêm củ sắn dây tươi 20g, cùng giã vắt nước uống.
– Chữa phù thũng, tiểu tiện đỏ, không mồ hôi: hương nhu 9g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, ích mẫu thảo 12g, sắc nước uống thay trà trong ngày. Dùng liên tục từ 10 ngày.

– Chữa hôi miệng: hương nhu 10g sắc với 200ml nước. Dùng súc miệng và ngậm ngày 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, dùng liên tục trong 15 ngày.

Lưu ý:

 Những người hay ra nhiều mồ hôi không nên dùng đơn thuốc có sử dụng hương nhu tía.

Những người âm hư và khí hư không dùng hương nhu tía được.

Mua bán dược liệu: 

Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button