Giỏ hàng

Huyết giác và tác dụng của huyết giác với cách dùng trị bệnh hiệu quả

Huyết giác là gì? Tác dụng của huyết giác chữa bệnh gì: tim mạch, chống đông máu, kháng khuẩn…. Cách dùng huyết giác tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của huyết giác. Cách sử dụng huyết giác chế biến ngâm nấu uống, bảo quản. Giá huyết giác bao nhiêu tiền 1kg. Hình ảnh huyết giác và đặc điểm nhận biết huyết giác. 

Cây huyết giác là gì cùng tác dụng và cách dùng cây giác máu chữa bệnh

Cây huyết giác là gì cùng tác dụng và cách dùng cây giác máu chữa bệnh

Huyết giác là gì?

Huyết giác là chất gỗ màu đỏ, do một loại sâu hay nấm gây ra trên gỗ cây huyết giác già cỗi mục nát. Cây có tên khoa học là Pleomele cochinchinensis Merr. Cây huyết giác có tên gọi khác là cây xó nhà, cây bồng bồng, cây giáng ông, trầm dừa, giác máu…

Đặc điểm huyết giác

Huyết giác là một loại cây nhỏ, cao chừng 1 – 1,5m, có thể tới 2 – 3m, sống lâu năm.

– Thân cây: Phân thành nhiều nhánh. Cây nhỏ có đường kính chừng 1,6 – 2cm. Cây to có đường kính tới 20 – 25cm.

– Lá cây: Hình lưỡi kiếm, trung bình dài 25 – 80cm, rộng 3 – 4cm tới 6 – 7cm. Lá cứng, màu xanh tươi, mọc cách, không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một sẹo. Thường chỉ còn một bó lá tụ tập trên ngọn.

– Hoa: Cụm hoa mọc thành chùm dài tới 1m, đường kính phía cuống tới 1,5 – 2cm trên có lá nhỏ, dài 15cm, rộng 2cm, phân cành nhỏ dài tới 30cm. Hoa tụ từng 2 – 4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ, đường kính 7 – 8mm, màu lục vàng nhạt.

– Quả: Mọng hình cầu, đường kính chừng 1cm. Khi khô có màu đen, hạt hình cầu, đường kính 6 – 7cm. Mùa hoa quả thường vào tháng 2 hoặc 5.

Huyết giác là gì đặc điểm huyết giác có tác dùng gì đối với sức khỏe

Huyết giác là gì đặc điểm huyết giác có tác dùng gì đối với sức khỏe

Huyết giác mọc ở đâu?

Cây giác máu thường mọc hoang tại các vùng núi đá xanh vùng Quảng ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Núi đất không thấy có huyết giác. Những cây già, đã chết và đổ nát mới cho gỗ. Những cây đã thành huyết giác có màu đỏ hoặc có nhiều đám màu đỏ, mùi vị không có gì đặc biệt.

Tác dụng của huyết giác

Cây giác máu là phần gỗ màu đỏ nâu. Cây được thu hái quanh năm cạo bỏ chỗ gỗ mục, rửa sạch, phơi khô. Loại này được dùng làm dược liệu khi còn ẩm, mềm, đem thái thành miếng dài 3 – 5cm, dầy 3 – 5mm.

Huyết giác có tác dụng gì?

– Tác dụng chống đông máu.

– Tác dụng kháng khuẩn.

– Tác dụng khác: Giãn mạch, cung cấp oxy, giảm glycopen trong gan.

– Chữa tim đau nhói, ngực căng tức, vai đau ê ẩm, sống lưng bị trật do gánh vác nặng và leo chạy nhiều lao lực.

Công dụng của huyết giác chống đông máu

Dịch chiết nước từ giác máu có tác dụng phòng ngừa sự hình thành huyết khối thực nghiệm. Thí nghiệm trên ống kính, dịch chiết giác máu có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu do ADP gây nên.

Tác dụng của huyết giác giúp kháng khuẩn

Dạng chiết từ giáng ông có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureus. Dịch chiết nước từ huyết giác trên ống kính có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh.

Một số tác dụng khác của cây xó nhà

– Dịch chiết huyết giác (25%) có tác dụng nâng cao tỷ lệ súc vật sống sót trong điều kiện thiếu oxy, áp suất giảm.

– Cây xó nhà giúp làm giảm hàm lượng glycopen trong gan và tăng lượng IgG và IgA trong máu, giãn mạch.

Huyết giác mới được dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân để chữa những trường hợp ứ huyết, bị thương máu tụ, sưng tím bầm, mụn nhọt, u hạch.

Cây giáng ông có tác dụng xoa bóp xương khớp, trị bong gân, thiếu máu, chảy máu cam

Cây giáng ông có tác dụng xoa bóp xương khớp, trị bong gân, thiếu máu, chảy máu cam

Cách dùng cây giác máu

Cây giác máu có thể dùng làm thuốc uống hoặc làm dầu xoa bóp. Tùy theo cách sử dụng phù hợp và loại bệnh mắc phải, người dùng có thể điều chế khác nhau.

Cách dùng cây giáng ông chữa vết thương ứ huyết, bầm tím

Cây giáng ông 10g, rễ cốt khí củ 10g, rễ cỏ xước 10g, rễ lá lốt 10g, bồ bồ 10g, dây đau xương 3g, cam thảo nam 8g, mã đề 6g.

Sắc nước uống hàng ngày. Có thể kết hợp dùng giác máu ngâm rượu với địa liền, thiên niên kiện, đại hồi, bột long não, quế chi để xoa bóp ngoài.

Cách dùng cây xó nhà chữa vùng tim đau nhói, ngực căng tức, vai đau ê ẩm, sống lưng đau bại

Giác máu, đương quy, ngưu tất, mạch môn, sinh địa, mỗi vị 12g sắc uống. Uống thường xuyên vào sáng, chiều.

Cách dùng cây xó nhà làm thuốc bổ máu

Huyết giác 100g, hoài sơn 100g, hà thủ ô 100g, quả tơ hồng 100g, đỗ đen sao cháy 100g, vừng đen 30g, ngải cứu 20g, gạo nếp rang 10g. Tất cả tán bột, trộn với mật làm thành viên. Ngày dùng 10 – 20g.

Chữa chảy máu cam từ cây giác máu

Dùng nhựa cây huyết giác, bạc hà (các loại bằng nhau) tán thành bột rồi thổi vào mũi sẽ hết.

Huyết giác ngâm rượu

Theo Đông y, cây giáng ông có vị đắng chát, tính bình, có tác dụng chỉ huyết… được dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bong gân, đau nhức xương… Dùng sắc uống hoặc ngâm rượu xoa bóp.

Tác dụng của giác máu ngâm rượu

  • Dùng rượu cây giáng ông xoa bóp vùng xương khớp bị đau nhức, bong gân.
  • Với cách dùng uống sẽ giúp làm săn chắc xương khớp từ bên trong.

Cách ngâm rượu giáng ông

– Nguyên liệu:

Giác máu 40g, ô đầu 40g, thiên niên kiện 20g, địa liền 20g, long não 15g; đại hồi 12g, quế chi 12g.

– Thực hiện:

  • Bước 1: Tán nhỏ các vị thuốc, cho vào bình thủy tinh rồi đổ một lít rượu vào ngâm trong một tuần.
  • Bước 2: Lọc bỏ bã, thêm rượu cho vừa đủ một lít. Xoa nhẹ nhàng lên chỗ bị sưng đau.

Hình ảnh giác máu

Hình ảnh loại cây này giúp người dùng phân biệt với cây dứa dại. Vì đặc điểm hình dạng của 2 loại cây này khá giống nhau.

Cây xó nhà khô có chất gỗ màu máu

Cây xó nhà khô có chất gỗ màu máu

Hình ảnh cây giáng ông

Hình ảnh cây giáng ông

Cây giáng ông rất dễ nhầm với cây dứa dại khi cây dứa dại chưa ra quả.

Cây giáng ông rất dễ nhầm với cây dứa dại khi cây dứa dại chưa ra quả.

Giá huyết giác

Trên thị trường có nhiều địa chỉ bán loại cây này. Người dùng có thể mua tại các trang web uy tín. Giá bán trung bình từ 150.000 đồng – 210.000 đồng/kg.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button