Giỏ hàng

Ngải cứu và tác dụng của cây ngải cứu trị bệnh với cách dùng hiệu quả

Ngải cứu là gì? Tác dụng của cây ngải cứu chữa bệnh gì: hạ sốt, bổ máu, an thai, cảm cúm…. Cách dùng lá cây ngải cứu sắc, nấu, uống, làm món ăn đúng tránh tác hại của lá ngải cứu. Cách sử dụng cây ngải cứu tươi khô có tốt không, nên kiêng gì. Giá ngải cứu bao nhiêu tiền 1kg mua ở đâu Hà Nội, Tp HCM? Hình ảnh cây ngải cứu…

Ngải cứu có tác dụng chữa bệnh gì và ngải cứu có tác hại hay không

Ngải cứu có tác dụng chữa bệnh gì và ngải cứu có tác hại hay không

Ngải cứu là một loài cây dùng để chế biến nhiều món ăn quen thuộc. Trong Đông y, ngải cứu có tính ôn, vị cay, là loại cây dược liệu rất tốt với sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm, rối loạn kinh huyệt, lưu thông máu lên não và nhiều công dụng khác. Ngoài ra, trong lá ngải cứu cũng có các chất trị mụn, làm đẹp da hiệu quả.

Ngải cứu là gì?

Cây ngải cứu còn  tên gọi khác là cây thuốc cứu hay cây ngải diệp. Tên khoa học của ngải cứu là artemisia vulgaris, thuộc họ cúc asteraceae. Ngải diệp là cây thân thảo, sống lâu năm, ưa độ ẩm, rất dễ trồng. Đông y thường sử dụng phần lá non của cây làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh… Trong cây có chứa tinh dầu với hàm lượng 0.2 – 0.34%, chủ yếu là chất cineol.

Đặc điểm cây ngải cứu

Cây ngải diệp cao khoảng 0.4 – 1m, cảnh non thường có lông li ti. Thân cây có nhiều rãnh dọc. Lá ngải không có cuống, mọc so le, hai mặt lá có màu khác nhau. Mặt trên màu lục sẫm, nhẵn trong khi mặt dưới có nhiều lông nhỏ màu trắng tro. Vò nát lá ngải diệp có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả cây nhỏ, không có túm lông. Cây ngải diệp thường mọc thành cụm.

Vào mùa xuân, cây đẻ nhánh và sinh trưởng rất nhanh. Cuối mùa hè, cây bắt đầu nở hoa, kết hạt và phát tán hạt. Mùa đông, phần thân trên mặt đất thường lụi đi, phần rễ cây vẫn tồn tại và tiếp tục sinh trưởng vào mùa xuân năm sau.

Lá và ngọn cây ngải cứu thường được dùng để ăn hoặc sắc thuốc. Ngải diệp phơi khô, tán bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung. Đông y thường dùng ngải nhung làm thuốc châm cứu.

 Đặc điểm cây ngải cứu là gì và có tác dụng với sức khỏe ra sao

 Đặc điểm cây ngải cứu là gì và có tác dụng với sức khỏe ra sao

Ngải diệp mọc ở đâu?

Ngải cứu có nguồn gốc ôn đới ở châu Âu, châu Á, bắc Phi, Alaska và bắc Mỹ. Trong đó, một số vùng coi nó là cỏ dại xâm lấn. Thuốc cứu mọc hoang ở khắp các vùng miền trên cả nước. Người ta thường trồng ngải diệp quanh nhà dùng làm chế biến món ăn và làm thuốc.

Thời điểm tốt nhất thu hoạch cành và lá thuốc ngải cứu là vào tháng 6. Mùa xuân, bạn có thể trồng thuốc cứu bằng đoạn thân cành mọc sát mặt đất hoặc cây con. Đất trồng ngải diệp thích hợp là đất ẩm, mát, nhiều mùn, không bị ngập úng. Đào hố hoặc vun luống, rạch hàng trồng cây cách cây 25cm – 30cm.

Cây ngải cứu có đặc tính sinh trưởng rất mạnh. Cây có thể mọc ở nhiều loại đất, nhiều địa hình và các vùng khí hậu khác nhau. Trong cả những môi trường sống khô hạn hoặc bán khô hạn, cây vẫn có thể phát triển và sinh trưởng tốt.

Ngải cứu là tần ô phải không?

Nhiều người lầm tưởng cây ngải cứu là cây tần ô vì có hình dạng khá giống nhau. Tuy nhiên, cây ngải cứu không phải là tần ô. Đây là hai loài cây khác nhau và có những công dụng riêng. Cây tần ô được biết đến với nhiều tên gọi: cải cúc, rau cúc, cúc tần ô, rau tần ô… Tần ô là loài thực vật có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và khu vực Đông Á. Tần ô được trồng lấy hoa và thân lá non làm thực phẩm. Thân lá của tần ô được chế biến thành các món hầm, xào, súp, canh ở Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông và Hàn Quốc.

Để phân biệt cây ngải diệp với tần ô, bạn lưu ý các đặc điểm sau của cây tần ô:

  • Tần ô sống quanh năm, thân cây có thể cao tới 1,2 mét
  •  Lá ôm vào thân, xẻ thành hình lông chim với thuỳ hình trứng hay hình thìa không đều.
  • Cụm hoa ở nách lá
  • Bông hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở giữa đầu màu vàng lục, mùi thơm. Mùa hoa tần ô rơi vào khoảng tháng 1 đến tháng 3.
Đặc điểm nhận biết cây ngải cứu giúp phân biệt với cây cải cúc

Đặc điểm nhận biết cây ngải cứu giúp phân biệt với cây cải cúc

Ngải cứu có tác dụng chữa bệnh gì?

Cây ngải diệp rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, bởi nó vừa dễ ăn lại dễ tìm. Tuy nhiên, ít ai biết đến ngải cứu còn rất nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh như: điều hòa kinh nguyệt, an thai, lưu thông máu lên não, cầm máu, trị mụn, đau đầu… Đặc biệt, chị em phụ nữ sử dụng ngải diệp có tác dụng làm đẹp da, trị sẹo, lưu thông tuần hoàn máu rất tốt.

TÁC DỤNG CỦA NGẢI CỨU

Tác dụng chữa bệnh của ngải cứu

Ngải cứu chữa đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt

Ngải cứu có tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết và trị chứng kinh nguyệt không đều, kinh kéo dài, thống kinh. Tác dụng của cây ngải cứu giảm các cơn đau gây nên cơn đau bụng khi hành kinh do: Khí huyết ứ trệ, máu không lưu thông gây chèn ép lên các bộ phận khác trong cơ thể dẫn đến những cơn đau bụng khó chịu diễn ra trước, trong và sau kinh nguyệt. Tác dụng lưu thông khí huyết của ngải diệp giúp kinh nguyệt ổn định.

Theo dược sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Hội Dược liệu Tp. HCM, có những cách chữa đau bụng kinh như massage, chườm đá nóng hay lăn bình nước ấm qua bụng. Ngoài ra bạn có thể dùng một nắm lá ngải cứu cùng muối hạt, hơ nóng chườm trên bụng cũng có tác dụng tốt xoa dịu cơn đau.

Ngải cứu điều trị bệnh hệ tiêu hóa

Các nhà khoa học đã tìm thấy trong ngải diệp có chứa glucoside có tính axit, hỗ trợ việc thải các chất độc có trong gan và túi mật. Vì vậy, cây ngải cứu có công dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra. Ngoài ra, ngải cứu còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm bớt đau bụng, đầy hơi, tăng cường sự thèm ăn.

Trong ngải diệp còn chứa chất chamazulene – một chất chống viêm tự nhiên hoạt động như thuốc nhuận tràng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Ngải diệp là phương pháp tự nhiên để chống giun sán, giun kim và giun tròn.

Công dụng của ngải cứu tăng cường hệ thống miễn dịch

Theo Đông y, ngải diệp có tính hàn, vị cay, đặc tính có lợi cho việc tăng cường hệ miễn dịch. Ăn ngải diệp giúp bạn loại bỏ các độc tố trong cơ thể, chống sốt và nhiễm trùng. Ngoài ra, ngải diệp kết hợp với bạc hà có thể điều trị cúm, sốt và ngộ độc thực phẩm. Các đặc tính khử trùng của ngải diệp giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn trong dạ dày.

Ngải cứu có chứa absinthin – Chất được coi là một loại thuốc giảm đau có chất gây mê có ảnh hưởng đến não để thúc đẩy sự thư giãn và loại bỏ căng thẳng, lo lắng. Nếu sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ có lợi trong việc điều trị chứng đau nửa đầu và điều tiết khí.

Tác dụng ngải cứu chữa đau xương khớp

Theo Đông y, cây lá ngải chứa nhiều tinh dầu và các chất kháng khuẩn tự nhiên có tác dụng giảm đau hiệu quả. Ngải cứu còn chứa rất nhiều cineol, chất kháng khuẩn tự nhiên và thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol… giúp làm giảm các cơn đau thần kinh.

Theo y học hiện đại, ngải diệp chứa nhiều chất tamin có tác dụng giảm đau, giãn cơ, tăng cường sự đàn hồi của dây chằng giúp khớp xương vận động linh hoạt. Sử dụng ngải diệp hỗ trợ điều trị các bệnh như:

  • Đau nhức xương khớp
  • Gai cột sống
  • Đau lưng
  • Đau vai gáy
  • Đau khớp gối…

Ngoài ra, ngải diệp còn có tác dụng kích thích, tăng cường cơ bắp và sức đề kháng cho cơ thể bởi trong ngải cứu có chứa các thành phần thujone, tanacetone, azulene và cadinene. Uống trà ngải cứu thường xuyên có tác dụng lưu thông mạch, giảm viêm sưng, chống lại được nhiều bệnh tật.

Nước ngải cứu có nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh

Nước ngải cứu có nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh

Tác dụng của ngải cứu với bà bầu

Trên thực tế hiện nay vẫn chưa có bất kỳ một kết luận nào cho rằng ăn lá ngải cứu sẽ gây sảy thai, đặc biệt là 3 tháng đầu. Tuy nhiên trong vòng 3 tháng đầu thì sản phụ không nên quá lạm dụng ngải diệp bởi có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai. Nếu bà bầu có ý định ăn rau ngải diệp, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Trong thời kỳ mang thai, nếu bà bầu ăn ngải cứu với tần suất phù hợp, từ 1 đến 2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé. Ngải diệp có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.

Tác dụng của ngải cứu với da

Ngải cứu chữa lành vết thương ngoài da

Những loại dầu chiết xuất từ ​​ngải cứu, tinh dầu ngải cứu, được coi như một chất chống viêm, một loại dầu sử dụng khi cơ bắp đau. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ trong việc chữa lành vết thương, vết bầm tím, vết cắt, bong gân, viêm loét và côn trùng cắn. Ngải diệp có chứa chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ da khỏi nguy cơ bị lão hóa, phá vỡ các mô sẹo. Do đó tinh dầu ngải cứu không chỉ trị sẹo mụn trứng cá hiệu quả mà còn hỗ trợ điều trị của sẹo lồi.

Ngải cứu có tác dụng làm đẹp da

Ngải cứu có tác dụng làm đẹp với mọi làn da: Nó làm mềm và giữ ẩm cho da khô rất tốt. Với những chị em có làn da nhờn, ngải cứu lại có tác dụng phân giải chất béo, loại trừ những cặn bã bám trên da, nên nó là chất làm sạch da rất tốt.

Trong ngải cứu có tanin – là chất có tác dụng giúp ngăn ngừa các vết chàm, mụn nước nhỏ và một số chứng bệnh viêm da khác. Mặt khác, ngải diệp còn chứa một số hoạt chất giúp xúc tiến tuần hoàn máu toàn thân. Nhờ vậy, quá trình trao đổi chất cơ thể được cải thiện, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương mau lành và nhanh lên da non.

Cây ngải cứu chứa nhiều hoạt chất có tác dụng làm đẹp da

Cây ngải cứu chứa nhiều hoạt chất có tác dụng làm đẹp da

Tác dụng phụ của ngải cứu

Ngải cứu vốn được xem là một loại cây quý, chữa được nhiều bệnh và là một món ăn bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, không phải trong mọi trường hợp sử dụng lá ngải cứu đều có lợi, đôi khi nó có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người. Việc sử dụng quá nhiều ngải cứu có thể dẫn tới ngộ độc và nhiều tác hại khác.

Ngải cứu có độc không?

Tinh dầu trong ngải diệp là thành phần có độc tính cao trong ngải diệp. Dùng tinh dầu ngải diệp có thể làm cho niêm mạc da bị nóng rát, đỏ ửng. Dùng uống trong với liều khoảng 3 – 5g có tác dụng kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, khiến ăn ngon hơn. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy ngải cứu độc tố nhưng nếu sử dụng với liều lượng hợp lý sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng dùng liều cao có thể dẫn tới phản tác dụng hoặc trúng độc, biểu hiện trúng độc do ngải diệp gây ra như sau:

  • Ban đầu, miệng và họng bị kích thích nhẹ, họng người bệnh có cảm giác khô, khát.
  • Sau khi dùng khoảng nửa giờ, xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị;
  • đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, nôn… do dạ dày, ruột bị viêm cấp tính.
  • Sau vài ngày, khi dược chất đã đi vào gan, có thể gây rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da; gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria)…
  • Dược chất của ngải cứu cũng có thể gây tổn hại huyết quản và thành các vi huyết quản, dẫn tới sung huyết và xuất huyết tử cung, khiến cho thai phụ bị sảy thai…

Ngải cứu

Tác hại của ngải cứu

Tuy có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều ngải diệp cũng có thể gây ra các tác hại với sức khỏe. Độc tính của ngải diệp tác động rõ nhất đối với thần kinh trung ương. Khi dùng liều quá cao, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới các tổn thương cơ thể trầm trọng:

  • Chân tay run giật, toàn thân co giật
  • Người co cứng, nói nhảm, thậm chí tê liệt.
  • Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não.
  • Gây nên các di chứng như: hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…

Ngoài hệ thần kinh, dùng ngải cứu quá nhiều còn gây ra các tác hại sau:

  • Dễ gây sẩy thai: Bà bầu ăn quá nhiều cây ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
  • Gây biến chứng đối với người bị viêm gan: Độc tố của cây đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.
  •  Nguy hiểm đối với người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Dùng ngải diệp lợi tiểu, nhuận tràng, không hợp với người bị rối loạn đường ruột cấp tính.
  • Gây ngộ độc: Dùng ngải diệp với liều cao và thường xuyên có thể phản tác dụng hoặc bị ngộ độc.

Cách dùng ngải cứu

Ngải cứu có thể dùng tươi hoặc sao khô. Bên cạnh những cách dùng quen thuộc như sắc nước, hãm trà ngải cứu có thể dùng nấu thành các món ăn bổ dưỡng hằng ngày. Tùy theo điều kiện và thời gian, bạn có thể lựa chọn nhiều cách dùng ngải diệp dưới đây. Bạn nên dùng ngải diệp theo liều lượng phù hợp để không bị ngộ độc và gặp phải các tác dụng phụ.

Có nhiều cách dùng ngải cứu tươi: Sắc nước, nấu canh, giã lấy nước

Có nhiều cách dùng ngải cứu tươi: Sắc nước, nấu canh, giã lấy nước

Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Tùy thuộc vào từng loại bệnh lý mà bạn có thể điều chỉnh cách dùng, liều lượng dùng phù hợp. Các thành phần dược chất của ngải diệp có nhiều trong thân và lá. Ngải diệp có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với nhiều loại dược liệu khác để hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn có thể tham khảo các cách dùng ngải cứu dưới đây với từng loại bệnh lý.

Dùng cây ngải cứu điều hòa kinh nguyệt

Nữ giới trước khi có kinh 1 tuần, hàng ngày dùng 6 – 12g cây ngải cứu hãm với nước sôi như trà hoặc sắc nước uống, chia thành 3 lần trong ngày. Bạn có thể uống ngải diệp dưới dạng cao đặc từ 1 – 4g hoặc dạng bột từ 5 – 10g.

Nếu bị kinh nguyệt không đều thì từ ngày bắt đầu có kinh cho đến ngày hết kinh, bạn dùng 10g cây ngải cứu khô sắc với 200ml nước. Bạn đun sôi, cô nước còn một nửa, cho thêm chút đường uống thành 2 lần trong ngày.

Cách dùng ngải cứu cho bà bầu

Ăn ngải cứu khi mang thai với liều lượng phù hợp sẽ an toàn cho bé, không có tác dụng kích thích với tử cung vì vậy không làm sảy thai. Những người mang thai bị chứng đau bụng, ra máu thì dùng lá ngải diệp. Liều lượng: 16 gam ngải diệp và lá tía tô 16 gam sắc với 600ml nước. Đun sôi cho đến khi chỉ còn 100ml, uống 3 – 4 lần trong ngày giúp an thai.

CÁCH SỬ DỤNG NGẢI CỨU

Dùng ngải cứu sơ cứu vết thương

Với các vết thương hở chảy máu, bạn có thể dùng lá ngải cứu để cầm máu vết thương và kháng khuẩn. Cách dùng như sau: Giã nát lá ngải cứu tươi với 1/3 thìa cà phê, đắp lên vết thương giúp cầm máu và giảm đau nhức.

Dùng ngải cứu trị đau đầu, cảm cúm

Chữa đau đầu bằng lá ngải cứulà một trong những mẹo dân gian được sử dụng phổ biến. Bởi ngải diệp là loại thảo dược thiên nhiên dễ kiếm, có công dụng làm giảm các cơn đau đầu. Bạn có thể giã nát 300 gam ngải diệp, cho thêm mật ong khoảng 2 muỗng. Vắt lấy nước uống 2 bữa trưa và chiều, uống liên tục trong 2 tuần.

Ngoài ra, bạn có thể dùng ngải cứu để xông hơi. Lá ngải cứu kết hợp với các loại thảo mộc như lá bưởi, lá sả, đun với 1 lít nước trong khoảng 20 phút. Khi đã đun xong, bê nồi xuống và mở vung ra, bệnh nhân lấy một cái mền hoặc khăn to trùm kín người và xông hơi trong tầm từ 15 – 20 phút.

Khi xông, bạn nên giữ mền trùm kín người, tránh hơi nước lá bay ra ngoài. Ngay trong lần xông hơi đầu tiên, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm vào các loại lá như cúc tần, tía tô, lá sả, nhánh gừng, lá ổi, lá lốt, lá tre… tùy thích để tạo mùi thơm.

Dùng ngải cứu chữa suy nhược cơ thể

Bạn dùng cách nấu canh ngải cứu như sau:

  • Ngải cứu 250gr
  • Câu kỷ tử 20gr
  • Đinh quy 10gr
  • Lê 2 quả
  • 1 con gà ác (hoặc gà ri) nặng 150gr
  • Cho vào nồi với nửa lít nước, nêm gia vị vừa ăn.
  • Nấu sôi, hạ nhỏ lửa hầm đến khi còn 250ml nước, ăn làm 5 lần trong ngày. Dùng liên tục trong 2 tuần.
Ngải cứu khô có thể dùng hãm trà hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý

Ngải cứu khô có thể dùng hãm trà hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý

Cách dùng ngải cứu làm đẹp

Đắp mặt nạ ngải cứu

Bạn lấy lá ngải cứu, rửa sạch rồi giã (xay) nhuyễn, đắp lên da khoảng 20 phút. Mặt nạ ngải cứu có tác dụng kích thích lưu thông, tuần hoàn máu, thấm hút sạch các chất nhờn từ da và giúp làn da có thêm độ ẩm mới, tái tạo bề mặt da. Bạn nên đắp mặt nạ 1 – 2 lần/tuần để có hiệu quả tốt. Với những người bị mụn trứng cá, đắp mặt nạ ngải diệp sẽ mau hết mụn, da mịn màng.

Rửa mặt bằng nước ngải cứu

Dùng lá ngải cứu đun sôi kỹ cho nhừ. Sau đó, bạn lấy vải mỏng lọc lấy nước, để vào lọ, cho vào tủ lạnh dùng dần. Có thể dùng để rửa mặt mỗi sáng hoặc vào buổi tối. Sau khi rửa mặt, bạn dùng khăn thấm nước ngải cứu đắp lên mặt. Sau vài phút khăn tự khô, gỡ khăn ra rửa lại bằng nước sạch.

Pha trà ngải cứu

Bạn cũng có thể lấy lá ngải diệp tươi đun nước kỹ và chắt uống. Ngải diệp sao khô cho vào lọ để pha uống dần như pha chè. Cách sao khô ngải diệp:

  • Ngắt lấy thân và lá ngải diệp
  • Rửa sạch bụi bặm bằng nước ấm, đem phơi chỗ có bóng che cho khô từ từ
  • Sau đó chặt nhỏ, sao từng nắm trong chảo hay nồi đất dày cho vàng và có mùi thơm
  • Để nguội rồi cất trong lọ đậy kín.

Trà ngải cứu rất tốt cho cơ thể nhưng bạn cũng không nên dùng quá nhiều. Mỗi ngày chỉ nên pha một nhúm nhỏ và uống khoảng 200ml nước ngải cứu. Nếu thấy trà đắng quá, khó uống thì có thể cho thêm chút đường cho dễ uống. Tắm lá ngải cứu thường xuyên còn có tác dụng lột lớp da chết, làm mềm da, giúp huyết mạch lưu thông tốt, làm dịu các chỗ viêm sưng…

Dùng ngải cứu trị sẹo và vết thâm

Các mụn trứng cá khi  vỡ thường để lại sẹo và vết thâm. Bạn có thể lấy một ít tinh dầu ngải cứu, sau đó thêm dầu oliu trộn theo tỷ lệ 1:2. Trước khi đi ngủ hãy rửa mặt thật sạch rồi bôi tinh dầu này lên vết sẹo để qua đêm. Hỗn hợp này sẽ giúp tuần hoàn máu dưới da lưu thông dễ dàng, các tế bào da nhanh chóng được tái tạo do đó sẹo mụn sẽ dần dần biến mất. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ giúp bạn xóa mờ các vết thâm sẹo hiệu quả.

Dùng ngải cứu lưu ý gì?

Liều lượng sử dụng ngải cứu

Để phát huy công dụng và tránh tác dụng phụ của ngải cứu, theo các chuyên gia, người bình thường chỉ nên ăn ngải diệp từ 1 – 2 lần/tuần. Đối với người không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà.

Nếu sắc ngải diệp để uống thay nước chỉ nên sử dụng khoảng 3 – 5g khô /lần (9 – 15g tươi) và sử dụng theo từng đợt. Khi khỏi bệnh thì nên nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài. Tối đa cũng không thể dùng quá 10g (khô). Nếu bạn dùng 20 – 30g ngải diệp có thể dẫn tới trúng độc.

Ai không nên dùng ngải cứu?

Vì dược tính cao nên ngải diệp cũng có nhiều tác dụng phụ. Với một số người, nếu dùng ngải diệp quá nhiều có thể gây ra ngộ độc. Những đối tượng sau được khuyên không nên dùng ngải diệp:

  • Người bị rối loạn đường ruột cấp tính
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
  • Người mắc bệnh viêm gan.
Ngải cứu được tán bột và chế biến thành nhung ngải cứu để thuận tiện sử dụng

Ngải cứu được tán bột và chế biến thành nhung ngải cứu để thuận tiện sử dụng

Mua ngải cứu ở đâu?

Ngải diệp là loại cây được trồng nhiều ở vườn nhà, gần gũi với người dân Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng mua được ngải diệp tươi tại các khu chợ, siêu thị trên khắp cả nước. Với sản phẩm ngải diệp khô, bạn có thể ra các chợ gần nhà để hỏi. Tuy nhiên cách này sẽ rất mất thời gian để tìm được địa chỉ bán, nếu có cũng rất ít.

Bạn có thể mua ngải diệp khô tại các khu chợ bán đồ lá xông. Tuy nhiên bạn có thể mua hàng bằng cách đặt hàng online. Ngải diệp khô được rao bán nhiều ở các cửa hàng bán dược liệu trên cả nước.

Lựa chọn những cửa hàng uy tín bán ngải cứu

Để mua ngải diệp hỗ trợ điều trị bệnh, ngoài dùng loại tươi, bạn có thể dùng ngải diệp khô để thuận tiện bảo quản và sử dụng lâu dài. Những cửa hàng dược liệu uy tín bán ngải diệp khô cần đảm bảo các yếu tố:

  • Sản phẩm đảm bảo chất lượng, không bị hư hỏng, mốc, mọt
  • Sản phẩm sạch sẽ, an toàn, nguồn gốc từ thiên nhiên.
  • Đảm bảo không có hàng giả, hàng kém chất lượng
  • Giá cả được công khai niêm yết, giá cả phải chăng, hợp lý.
  • Có hướng dẫn đầy đủ cho bạn khi sử dụng.
  • Cung cấp chính xác thông tin các loại thảo dược.

CÂY NGẢI CỨU

Địa chỉ mua ngải cứu khô ở đâu?

Ngải cứu khô được bán tại nhiều cửa hàng dược liệu trên toàn quốc.

Ở Hà Nội, ngải cứu khô được bán tại các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Quận Hoàng Mai , Quận Long Biên, Quận Từ Liêm, Quận Hà Đông, Huyện Thanh Trì, Quận Gia Lâm.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, cây ngải cứu khô được bán tại các quận: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, quận Tân Bình, Bình Thạnh, Bình Tân, Phú Nhuận, Gò Vấp…, tại các huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi.

Ngoài ra, thông qua dịch vụ mua bán online qua internet, bạn có thể dễ dàng mua được ngải diệp khô từ các thành thành trên cả nước: Đà Nẵng, Hải Phòng, Quy Nhơn, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận…

Xem thêm: Món ăn, bài thuốc hay từ cây ngải – Báo Vietnamnet

Giá cây ngải cứu bao nhiêu tiền 1kg?

Ngải cứu được bày bán rất nhiều tại các khu chợ, siêu thị. Không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý, cây ngải diệp còn được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng. Vì vậy, giá ngải diệp phù hợp với nhiều đối tượng mua hàng. Ngoài cây ngải diệp tươi để nấu, thị trường có bán các loại: ngải diệp khô, bột ngải diệp, nhung ngải diệp, nhang ngải diệp… Giá từng loại sản phẩm ngải cứu trên thị trường như sau:

  • Ngải diệp tươi: 30.000 đồng/1kg.
  • Ngải diệp khô: 100.000 – 140.000 đồng/1kg.
  • Bột lá ngải diệp khô: 300.000 đồng/1kg.
  • Tinh dầu ngải diệp: 145.000 đồng/10ml, 400.000 đồng/100ml.
  • Nhung lá ngải diệp: 130.000 đồng/1kg.
  • Nhang ngải diệp: 35.000 đồng/1 gói 10 cây.

Hiện nay trên thị trường, giá bán ngải cứu không có sự đồng nhất. Mỗi cơ sở cung cấp trên thị trường đều có mức giá bán khác nhau. Vì vậy, người dùng thường khó lựa chọn để mua. Nếu mua hàng quá rẻ lại sợ đó là hàng kém chất lượng. Nếu mua hàng giá cao lại sợ bán hàng giả, độn giá lên cao lừa người tiêu dùng. Vì vậy, người dùng cần tìm hiểu kĩ cơ sở bán hàng trước khi lựa chọn mua hàng.

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button