Giỏ hàng

Cây nhót tây có tác dụng gì? – Chú ý khi sử dụng nhót tây

Cây nhót tây dùng chữa ho, nhiều đờm, nôn mửa, giúp sự tiêu hoá, phụ nữ có thai nôn mửa. Nước sắc dùng ngoài để rửa vết thương.

Tên khoa học: Eriobotrya japonica.

Cây nhót tây, hay còn gọi là phì phà (Cao Băng), nhót Nhật Bản, tỳ bà diệp

Cây trồng và mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam, nhiều nhất ờ vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội. Nguồn gốc của cây ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Lá hái vào tháng 4-5. Cần lau sạch lông, thái nhỏ, phơi hay sấy khô mà dùng. Nhân hạt tỳ bà gọi tì bà nhân.

Cây nhót tây và hoa

Thành phần hóa học:

Trong lá có một chất saponin, vitamin B, chừng 2,8mg trong 1g lá (theo Từ Quốc Quân).

Theo Arrhur và Hui (Chem, Soc., 1954 và CA.. 1955) trong tì bà diệp có axit ursolic C20H48O3 axit oleanic và caryophylin.

Trong hạt có amyđalin và HCN.

Theo đông y:

Theo tài liệu cổ, tì bà diệp có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh phế và vị. Có tác dụng thanh phế hoà vị, giáng khí hoá đờm. Dùng chữa bệnh do nhiệt mà sinh ho, nhiều đờm, nôn khan, miệng khát.

Bộ phận dùng: lá, lấy lá bánh tẻ (tức dày, không già, không non) và Quả tỳ bà (tỳ bà diệp).

Quả nhót tây

Một số bài thuốc từ cây nhót tây:

  1. Chữa ho, viêm khí quản mãn tính:

Tì bà diệp 20g (lau sạch hết lông), khoản đông hoa l0g, cam thảo 5g, nước 600ml. sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày (Diệp Quyết Tuyền).

  1. Chữa đổ máu cam:

Tì bà diệp (lau sạch lông), sao vàng, tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g bột, chiêu bằng nước chè.

Lưu ý:

Người hư hàn mà nôn mửa hoặc do phong hàn thì không nên dùng.

Mua bán dược liệu:

Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.

Địa chỉ tham khảo: Đang cập nhật.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button