Giỏ hàng

Cây nhục đậu khấu có tác dụng gì?-Chú ý nguy cơ tử vong từ…

Cây nhục đậu khấu có tác dụng kích thích chung, lợi trung tiện, giúp điều hoà, làm săn da và kích dục, làm ấm tỳ và vị…

Cây nhục đậu khấu cho ta các vị thuốc sau đây:

– Nhục đậu khấu (Semen Myristicae) là nhân phơi hay sấy khô của cây nhục đậu khấu.

– Ngọc quả hoa còn gọi là nhục đậu khấu y (Arillus Myristicae hay Macis) là áo của hạt nhục đậu khấu phơi hay sấy khô.

Nhục đậu khấu và ngọc quả hoa đều là những vị thuốc thơm, có tác dụng kích thích. Được dùng trong cả đông và tây y. Nhưng dùng với liều cao thì có thể gây độc. Dùng nguyên cả một hạt đã có hiện tượng độc. Sau một thời gian kích thích ngắn, có hiện tựơng mệt mỏi và ngủ gà. Theo Leclerc đã có nhiều trường hợp ngộ độc xảy ra ở Anh và Mỹ, trong đó có một trường hợp chết người với hiện tượng dãn đồng tử như khi bị ngộ độc do benladon.

Dùng ít thì giúp sự tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, gây ăn ngon nhưng uống nhiều quá sẽ làm say tê, có khi tiểu tiện ra huyết rồi chết.

Nhục đậu khấu là một vị thuốc dùng để kích thích tiêu hóa, làm thuốc kích thích chung trong các trường hợp kém ăn, sốt rét.

Dùng dưới dạng bột hay dạng thuốc viên. Ngày uống 0,25 – 0,50g. Có khi có thể dùng 2 – 4g nhưng dùng liều quá cao có thể gây độc.

Bơ đậu khấu dùng để xoa bóp ngoài chữa tê thấp, đau người.

Ngọc quả hoa dùng như nhục đậu khấu.

Cây nhục đậu khấu và quả

Thành phần hoá học:

Hạt chín khô chứa 5-10% dầu bay hơi và 25-40% dầu cố định.

Nhân hạt chứa 23-27% một chất béo, gọi là bơ Nhục đậu khấu màu vàng đỏ, vị đắng, 2-3% dầu bay hơi, acid myristic và tinh bột.

Bơ chứa 10-12% nhiều chất béo trong đó myristin khi savon hoá sẽ cho glycerin và acid myristic.

Dầu bay hơi không màu, có mùi nồng, đậm và có tính nhớt.

Áo hạt chứa 8% tinh dầu, chất nhựa và chất pectin, cũng chứa các chất béo tương tự như ở hạt.

Lá chứa 0,41-0,62% tinh dầu; lá khô chứa 1,50% tinh dầu bao gồm 80% a-pinen và 10% myristicin.

Theo đông y:

Nhục đậu khấu có vị cay, đắng hơi chát, mùi thơm, tính ấm, hơi độc; có tác dụng kích thích chung, lợi trung tiện, giúp điều hoà, làm săn da và kích dục, làm ấm tỳ và vị, hoạt khí. Làm se ruột và cầm đi ngoài.

Dầu từ nhân hạt khô giúp ăn ngon, lợi trung tiện.

Được dùng làm thuốc và dùng trong thuốc tễ dẻo ngọt trị lỵ, ỉa chảy mất trương lực, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, mửa, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh toạ và giai đoạn đầu của bệnh phong. Dùng dưới dạng bột hay dạng thuốc viên. Ngày uống 0,25-0,50g, có thể dùng từ 2-4g. Nhưng dùng liều cao, dễ bị ngộ độc, gây say.

Bơ Đậu khấu, dùng xoa bóp ngoài chữa tê thấp mạn tính, đau người.

Ở Thái Lan, gỗ được dùng làm thuốc hạ nhiệt, bổ phổi và gan; hạt dùng bổ, lợi trung tiện, dùng chống co tử cung, trị ỉa chảy; áo hạt làm thuốc bổ máu.

Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Hạt lấy từ quả chín, phơi nắng.

Dược liệu từ quả nhục đậu khấu

Một số bài thuốc từ cây nhục đậu khấu:

1.Trị rối loạn tiêu hóa, kém ăn, nôn mữa, đau bụng, ăn khó tiêu:

Nhục đậu khấu 0,5g, Nhục quế 0,5g, Đinh hương 0,2g tán bột mịn trộn với đường sữa 1g, chia làm 3 gói, uống 3 lần trong gnày.

Quế 100g, Nhục đậu khấu 80g, Đinh hương 40g, Sa nhân 30g, đều tán bột mịn, Calci carbonat bột 250g, đường 500g trộn đều, ngày dùng 0,5 – 4g.

2.Trị tiêu chảy kéo dài do viêm đại tràng mạn hay lao ruột có hội chứng thận dương hư: dùng bài:

Bổ cốt chi 10 – 12g, Ngô thù du 9g, Ngũ vị tử 10g, Đảng sâm 15g, Nhục đậu khấu 6g ( cho vào sau) sắc uống.

Tứ thần hoàng ( Chứng trị chuẩn thằng): Bổ cốt chi 10g, Nhục đậu khấu 5g ( sao), Ngũ vị tử 5g, Ngô thù du 4g, Đại táo 3 quả, Gừng tươi 3 lát sắc uống với nước muối nhạt trước lúc ngủ.

Lưu ý:

không dùng vị thuốc này cho các trường hợp ỉa chảy hoặc lỵ do thấp nhiệt.

Ăn quá nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc, có nguy cơ tử vong.

Mua bán dược liệu:

Giá bán tham khảo: 370k/kg.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button