Cây ô đầu là gì với tác dụng cây ô đầu chữa bệnh gì: viêm gan, mạch yếu, liệt tinh,… Cách dùng cây ô đầu chữa bệnh hiệu quả ra sao? Hình ảnh cây ô đầu trong tự nhiên như thế nào? Giá thành cây ô đầu bao nhiêu tiền 1kg?
Cây ô đầu là gì?
Cây ô đầu là gì? Cây ô đầu có tên khoa học là Aconitum Sinense Paxt; cây thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Ngoài ra, ô đầu còn được gọi là: thảo ô, xuyên ô, củ gấu tàu, củ ấu tàu… Riêng với tên củ ấu tàu gần giống với củ ấu, cần phân biệt rõ ràng để tránh nhầm lẫn.
Đặc điểm của cây ô đầu như sau:
- Thân ô đầu đứng, có hình trụ, nhẵn.
- Rễ có hình củ ấu, màu nâu sậm, nhiều nếp nhăn dọc.
- Rễ củ rắn chắc, cứng, khó bẻ, vị nhạt và chát.
- Lá cây non sẽ có hình tim tròn, mép răng cưa to.
- Khi cây già, lá xẻ thành 3 thùy to nhỏ khác nhau.
- Trên mặt lá có lông ngắn, mép lá có răng khía nhọn.
- Hoa phát triển thành cụm, mọc dày ở ngọn thân.
- Hoa có kích thước không đồng đều, màu xanh lam.
- Lá đài sau hoa có hình mũ nông.
- Quả có 5 đai khá mỏng và trên hạt có vẩy.
Cây xuyên ô (ô đầu) thực chất là một loại cây cực độc. Cả người cũng như động vật đều dễ bị ngộ độc nặng nếu vô tình ăn phải cây này. Tuy nhiên, nếu biết cách sơ chế, kết hợp các vị thuốc thì lại trở thành vị thuốc tốt. Chỉ những thầy thuốc nhiều kinh nghiệm mới dùng sản phẩm từ ô đầu sau khi đã bào chế.
Tác dụng của cây ô đầu
Tác dụng của cây ô đầu đối với con người là gì? Tại Trung Quốc, ngành y học dùng rễ cây ô đầu để bào chế thuốc do cây ô đầu có tính nhiệt cao. Cây này còn có tính chất tương tự các loại thuốc chống kích thích. Hơn nữa, ô đầu còn có mặt trong 1 số vị thuốc như: trắc tử, ô nhuê, thiên hùng. Có tác dụng điều trị nhiều chứng bệnh.
- Điều trị chứng bệnh về xương khớp.
- Chữa nhức gân cơ, co quắp, chân tay tê mỏi, bán thân bất thoại.
- Dùng hồi dương (trường hợp gần như không có mạch).
- Chữa mồ hôi ra nhiều, phong hàn, thủy thũng.
- Công dụng điều trị cước khí, chân tay quờ quạng, thận hư bất túc.
- Tác dụng cường tim rất mạnh.
- Công dụng chữa hôn mê, nôn tháo.
- Cây ô đầu giúp trị chứng khó tiêu hiệu quả.
- Chữa thần kinh suy nhược và viêm thận mãn tính.
- Giúp giảm cân, chứng hay tiểu đêm, liệt dương.
- Có tác dụng tốt cho người già mắt kém, hội chứng thận dương dư.
Tác dụng của cây xuyên ô có 2 mặt rõ ràng. Theo tài liệu cổ thì ô đầu có tính đại nhiệt, có độc, vị ngọt, cay, vào 12 đường kinh. Cây ô đầu thực chất thuộc danh sách thuốc độc ở bảng A. Tuy nhiên, nó lại là vị thuốc quý thứ 4 trong “tứ đại danh dược” là sâm, nhung, quế, phụ; với điều kiện là sau khi đã bào chế thật cẩn thận.
Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/phu-tu-con-dao-hai-luoi-n144627.html
Tên gọi | Ô đầu. |
Tên khác | Xuyên ô, thảo ô, củ ấu tàu, củ gấu tàu,… |
Đặc điểm | Đặc điểm thân, lá, rễ, hoa, củ. |
Phân bố | Mọc hoang tại vùng ôn đới, nhiệt đới ẩm. |
Tác dụng | Cường tim, chữa suy nhược, liệt tinh, mạch yếu,… |
Cách dùng | Cách dùng ô đầu và phụ tử chữa bệnh. |
Hình ảnh | Hình ảnh cây ô đầu tự nhiên. |
Giá thành | 180.000 đồng đến 600.000 đồng/kg. |
Cách dùng cây ô đầu
Cách dùng cây ô đầu để chữa bệnh như thế nào? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra trong thời gian qua. Theo khuyến cáo của y học hiện đại và cổ truyền, có thể dụng thành phần của ô dầu để chữa bệnh. Đó là củ mẹ (gọi là ô đầu) và củ nhánh con (gọi là phụ tử) đã bào chế. Cụ thể các phương thuốc như sau:
Trị phong thấp và đau nhức xương khớp bằng phụ tử:
- Phụ tử chế 12g, sinh khương (gừng tươi) 12g, quế chi 12g.
- Cam thảo 8g, 3 quả đại táo.
- Cho tất cả các vị thuốc này vào nồi, sắc với nước để uống.
Chữa đổ mồ hôi, nôn tháo, chân tay lạnh, mạch nhỏ và yếu:
- Phụ tử chế 16g, chích thảo 6g, can khương 12g.
- Lấy 3 vị thuốc cho vào nồi, sắc kỹ rồi lấy nước uống.
Trị đau bụng rùng mình, tụt huyết áp, thổ tả.
- Phụ tử chế, trần bì, phục linh, bạch truật (mỗi thứ 12g).
- Đảng sâm 12g, can khương 6g, sinh khương 12g.
- Ngũ vị tử 6g, cam thảo 4g, nhục quế 4g.
- Đem sắc lấy nước.
- Hòa chung nước sắc với xạ hương (0,12g) để uống.
Chữa viêm thận, liệt dương:
- Phụ tử chế, sơn thù du, đơn bì, bạch phục linh, trạch tả (12g).
- Sơn dược và thục địa (16g), 4g quế nhục.
- Mang tán bột mịn.
- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g.
Cách dùng cây xuyên ô không phải chuyện dễ dàng. Cần phải đảm bảo cẩn trọng trong từng phương thuốc cũng như khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng loại cây này.
Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/phuong-phap-moi-che-bien-phu-tu-n139189.html
Hình ảnh cây ô đầu
Hình ảnh cây ô đầu như thế nào là thắc mắc của nhiều người. Lý do bởi đây là loại cây hiếm gặp. Theo nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, hình dáng cây ô đầu được mô tả như sau:
- Cây dạng thân thảo, sống lâu năm.
- Chiều cao của cây có thể từ 0,6-1 mét.
- Rễ của cây phát triển mạnh tạo thành củ ô đầu.
- Củ ô đầu bao gồm 2 loại là ô đầu và phụ tử.
- Củ cái có đường kính lên tới 5cm.
- Lá cây ô đầu mọc so le nhau.
- Hoa ở trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7.
- Các cụm hoa dài khoảng 10-20 cm.
- Thời gian kết trái là vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm.
Hình ảnh cây xuyên ô không quá khó để nhận ra. Cây ô đầu là loại cây thuộc vùng ôn đới ẩm. Đây là loại mọc dại, ít được trồng ở nước ta. Người ta đã phát hiện ra một số cây mọc hoang trên vùng Lào Cai. Chúng có thể thích nghi với khí hậu ẩm mát vùng nhiệt đới như Sa Pa, Sìn Hồ, Nghĩa Lộ. Trái lại, cây ô đầu mọc hoang lại được trồng rất nhiều tại một số tỉnh của Trung Quốc. Điển hình như tỉnh Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Cam Túc, Thiểm Tây.
Xem thêm:
Tác dụng phụ của cây ô đầu
Tác dụng phụ của cây ô đầu là gì? Đây là vấn đề mà nhiều người rất lo lắng. Lý do bởi chúng là loại độc dược mạch, nếu dùng sai thì cực kỳ nguy hiểm. Vậy cây ô đầu gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Sau đây là một số tác dụng phụ của củ ấu tàu:
- Chân tay yếu ớt, trong người thấy bồn chồn.
- Cảm thấy ngứa rang, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn.
- Bị chóng mặt, hôn mê sau khi dùng ô đầu.
- Hạ huyết áp đột ngột, nhịp tim đậm cũng chậm hơn.
- Gây ra mờ mắt.
- Xuất hiện hiện tượng tiêu chảy, nôn mửa và chán ăn.
- Tác hại làm hạ lượng Kali có trong máu.
- Dị cảm.
- Gây rối loạn nhịp tim, làm nhịp tim nhanh.
- Gây chứng co thắt họng.
- Có thể bị tử vong.
Bởi vậy khi dùng ô đầu, người dùng cần đặc biệt chú ý:
- Tuyệt đối không được sử dụng nếu bác sĩ chưa có sự chỉ định.
- Không được chạm tay trực tiếp vào cây ô đầu.
- Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không dùng ô đầu.
- Cây ô đầu chỉ nên dùng để bôi ngoài da.
- Sản phẩm nên hạn chế sử dụng làm thuốc để uống.
- Trẻ em tuyệt đối không sử dụng ô đầu dưới bất kỳ dạng nào.
Tác hại của cây xuyên ô là cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe con người. Chúng có thể gây ra những phản ứng đột ngột mà con người khó xử lý kịp thời. Chính vì vậy, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sử dụng sản phẩm từ ô đầu. Đặc biệt là lắng nghe ý kiến của các chuyên gia y tế.
Giá cây ô đầu
Giá cây ô đầu bao nhiêu tiền? Trên thị trường hiện nay đang bày bán ô đầu dưới dạng củ tươi và khô. Tuy nhiên, do đây là loài hiếm gặp và ít được trồng nên mặt hàng này không phổ biến. Để mua được sản phẩm chuẩn, chất lượng thì phải mất công tìm kiếm. Nếu không cẩn thận, người mua có thể nhận về loại ô đầu giả. Bởi vậy, cần tìm hiểu thông tin nhiều nguồn để mua được sản phẩm theo đúng ý. Ngoài ra, có thể tham khảo mức giá bán củ ô đầu trên thị trường như sau:
- Củ ô đầu tươi có giá từ 180.000 đồng/kg trở lên.
- Củ ô đầu khô có giá khoảng 400.000-600.000 đồng/kg.
- Giá phụ tử (củ ô đầu nhánh con) xuất xứ Trung Quốc: 500.000 đồng/kg.
Giá cây xuyên ô đã được nêu ở trên. Do tính chất tác dụng 2 mặt nên cần phải hết sức lưu ý khi mua hàng. Cần lựa chọn sản phẩm đã qua bào chế, loại bỏ bớt chất độc chứa trong củ; không nên tự sơ chế ở nhà sẽ không đảm bảo được dược tính của ô đầu. Thêm vào đó, nên đến các cơ sở, nhà thuốc uy tín để mua được loại củ chất lượng.
Xem thêm: