Rau ngổ thơm là gì? Tác dụng của rau ngổ thơm chữa bệnh gì: sỏi thận, gan nhiễm mỡ, mỡ máu, rong kinh… Cách dùng rau ngổ thơm tốt, tránh tác dụng phụ của rau ngổ thơm. Cách sử dụng chế biến rau ngổ thơm sắc nấu uống, bảo quản. Giá rau ngổ thơm bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh nhận biết rau ngổ thơm.
Rau ngổ thơm (hay còn gọi là rau om) là một loại cây quen thuộc trong đời sống hàng ngày và được biết đến nhiều với vai trò là một loại rau thơm dùng trong chế biến món ăn như: làm rau sống, ăn kèm với phở, hủ tiếu hoặc nấu canh chua với cá biển, cá đồng mang lại hương vị đặc biệt thơm ngon và đặc biệt ngăn ngừa nhiều bệnh.
Rau ngổ thơm là gì?
Rau ngổ, còn gọi là ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc, thạch long vĩ, có tên khoa học là Limnophila chinensis thuộc họ Mã đề.
Đặc điểm cây rau ngổ
Ngò ôm là cây thân thảo, mọc bò, thân rỗng, giòn, dài 20 – 30 cm, có nhiều lông, mùi rất thơm.Lá mặt nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân. Phần lá gần thân nhỏ lại, mép lá có răng cưa nhỏ và thưa. Hoa gần như không cuống mọc đơn độc ở nách lá. Quả nang nhẵn, có bướu và nếp nhăn dọc theo quả, ngắn hơn lá đài. Hạt nhẵn hình trụ có màu đen nhạt, có vân mạng.
Rau ngổ thơm mọc ở đâu?
Ngò ôm mọc nhiều nhất trong vùng Đông Nam Á. Nơi chúng phát triển dễ dàng trong môi trường nóng và nhiều nước, như trong ruộng lúa. Chúng mọc nổi trên mặt nước nhưng cũng có thể trồng trên cạn nếu tưới nhiều nước. Khi đó rau mọc thành bụi. Rau này được sử dụng nhiều trong ẩm thực Việt Nam và cũng có thể dùng như một cây cảnh trong hồ cá cảnh hoặc bể thủy sinh. Rau này du nhập Bắc Mỹ giữa thập niên 1970 do người Việt vượt biên sang tỵ nạn và định cư sau chiến tranh Việt Nam.
Thành phần hóa học của cây rau ngổ thơm
Các dưỡng chất và thành phần có trong rau ngổ bao gồm nước, protid, glucid, vitamin B, C, caroten, các loại tinh dầu và đặc biệt là các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn. Tất cả các bộ phận của cây rau ngổ đều có tác dụng chữa bệnh.
Tác dụng của rau ngổ thơm
Theo Đông y, rau ngổ có tính mát, vị chua, cay, mùi thơm, có tác dụng:
- Kháng viêm, lợi tiểu
- Giải độc do ngộ độc thức ăn
- Làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận nên dùng để trị sỏi thận rất tốt.
- Ngoài ra, rau ngổ được dùng để trị chứng tiểu ra máu, băng huyết
- Bệnh lở ngứa ngoài da do phát ban
- Trị rắn cắn…
Người dân Malaysia và Indonesia cũng dùng rau ngổ làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng, hoặc giã nát đắp lên vết thương, vết loét. Trong khi đó, y học Trung Quốc cũng ghi nhận bài thuốc này chữa các bệnh ngoài da, herpes mảng tròn, nấm ngứa… uống trong và kết hợp rửa ngoài.
Xem thêm:
Cách dùng rau ngổ thơm chữa bệnh
Cách dùng rau ngổ thơm chữa bệnh sỏi thận
Rau ngổ có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận. Do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.
Cách dùng: lấy rau ngổ 50g, để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước. Pha thêm ít muối, uống làm một lần, ngày hai lần. Dùng 5 – 7 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với râu ngô, mã đề, cối xay. Kiên trì thực hiện bài thuốc này có kết quả khá tốt.
Hoặc dùng rau ngổ giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối. Uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liền trong 7 ngày).
Hoặc dùng 50 – 100g rau ngổ tươi xay làm sinh tố uống mỗi ngày (uống trong 15 – 30 ngày). Có thể nấu với 2 chén nước, sôi 20 phút để uống.
Cách dùng rau ngổ thơm chữa bệnh ung thư
Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy trong rau ngổ có một số chất có hoạt tính sinh học cao, điển hình là nevadensin. Thử nghiệm cho thấy chất này có thể kháng lại các tế bào ung thư, tiêu khối u, kháng viêm, kháng khuẩn…
Một số thầy thuốc đã đưa rau ngổ vào nhóm những cây có tiềm năng phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày và ung thư tiền liệt tuyến. Cách sử dụng bài thuốc và liều lượng sử dụng được đưa ra là:
100g rau ngổ tươi, 100g lá mùng tơi non giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt (có thể dùng cả bã lá mùng tơi cũng tốt), thêm 5 muỗng canh dấm ăn làm từ chuối uống (ăn) vào lúc 12h trưa.
Cách dùng rau ngổ thơm giải độc
Rau ngổ có tác dụng giải độc cho cơ thể, khiến cho đầu óc minh mẫn sảng khoái thông suốt, trị bệnh thiếu máu, táo bón, đầy hơi không tiêu, giúp tiêu mụn bọc, mụn cám, trị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, đau dạ dày cấp, loét hành tá tràng.
Để trị bệnh, có thể dùng 100g rau ngổ phơi khô sao vàng hạ thổ 3 lần sắc với 100g bạc hà tươi (cọng chưa tước vỏ) và 100ml nước lã trong 10 phút, uống 1 lần vào buổi sáng lúc đói tốt hơn. Uống 5 thang nghỉ 5 ngày, luân phiên cho đến khi hết bệnh, tối đa 1 tháng (3 lần tổng cộng).
Xem thêm: Rau ngổ: Loại rau thơm chữa ‘bách bệnh’ không phải ai cũng biết – Báo VTC News
Hình ảnh rau ngổ thơm
Xem video tác dụng của rau ngổ:
Giá rau ngổ thơm bao nhiêu tiền 1kg?
Giá rau ngổ trên thị trường như sau:
- Rau ngổ tươi: 8000 – 10000 đồng/kg
- Rau ngổ khô: 180.000 – 200.000 đồng/kg.
Bạn có thể dễ dàng mua được rau ngổ tươi tại các chợ, cửa hàng, siêu thị trên toàn quốc. Với sản phẩm rau ngổ khô, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng bán dược liệu.
Xem thêm: