Giỏ hàng

Cây bồ công anh với tác dụng của cây bồ công anh cách dùng hiệu quả

MỤC LỤC NỘI DUNG:

Cây bồ công anh thấp là gì? Tác dụng của bồ công anh thấp chữa bệnh gì: Bệnh gan, bệnh về đường tiết niệu… Cách dùng cây bồ công anh lùn tốt, tránh tác dụng phụ của bồ công anh thấp. Giá cây bồ công anh thấp bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây bồ công anh thấp, cách phân biệt bồ công anh thấp thật giả.

Tác dụng của cây bồ công anh thấp là gì và cách sử dụng đúng cách

Tác dụng của cây bồ công anh thấp là gì và cách sử dụng đúng cách

Cây bồ công anh thấp là gì?

Cây bồ công anh thấp còn được gọi là cây bồ công anh lùn, bồ công anh Trung Quốc…. loại cây này mọc phổ biến ở khu vực núi cao trên 900m. Tại Việt Nam, người ta tìm thấy nó mọc tại khu vực Lào Cai, Tam Đảo, Đà Lạt…

Cây bồ công anh thấp là cây gì?

Bồ công anh thấp có tên khoa học là Taraxacum officinale Họ cúc ( Asteraceae) – Dandelion (tên tiếng anh) không phải là cây xa lạ. Ở Việt nam cây thường được gọi là: Bồ công anh thấp, Bồ công anh lùn, Bồ công anh Trung quốc. Trong tự nhiên có thể được tìm thấy ở một số vùng núi cao từ 900 m trở lên như Lào Cai, Tam Đảo, Đà Lạt…

Đặc điểm cây cây bồ công anh thấp

Đặc điểm cây bồ công anh thấp được các nhà khoa học chỉ ra như sau:

  • Là cây cỏ cao 20-45 cm.
  • Thân rất ngắn, rễ mập, toàn cây có nhũ dịch trắng như sữa.
  • Lá đơn, mọc chụm ở gốc thành hình hoa thị; phiến lá hình bầu dục thuôn dài, kích thước15-30 x 3-4 cm; phiến lá xẻ thùy lông chim 4-5 đôi đều nhau, đỉnh nhọn, 1-2 cặp thùy gần cuống có khía răng nhọn, phiến lá men dần xuống cuống.
  • Lá màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới; gân lá hình lông chim màu trắng xanh, 4-6 cặp gân phụ nổi rõ ở mặt dưới.
  • Cuống lá dẹp, mặt trên phẳng mặt dưới lồi ít, gốc phình ra và mỏng; dài 4-5 cm, rộng 0,5-0,7 cm; màu đỏ tía nhạt, mép cuống màu nhạt hơn.
  • Lá có lông ngắn thưa, màu trắng, mặt trên nhiều hơn mặt dưới.
  • Cụm hoa là đầu đồng giao, đường kính 3-4 cm, trục cụm hoa dài 14-26 cm, mọc từ nách lá, rỗng bên trong, 1/2 trên và 4 cm phần đáy trục màu đỏ tía nhạt, còn lại màu xanh phớt đỏ, trên trục có ít lông trắng, mảnh, nhiều hơn ở đáy.

Thành phần dược chất của bồ công anh

Các nhà khoa học đã chỉ ra, toàn cây bồ công anh có chứa: 0,98% falvonoid toàn phần: lactopicrin, taraxacin, taraxacerin, taraxasterol, cosmossin, homotaraxasterol, luteolin- 7–glucosid, β-sitsterol, stigmasrerol.

Thành phần dược chất của bồ công anh có tác dụng gì

Thành phần dược chất của bồ công anh có tác dụng gì

Tác dụng của cây bồ công anh thấp

Toàn cây Bồ công anh thấp chữa sưng vú, viêm tuyến vú, ít sữa, tiểu tiện khó, nhiễm khuẩn tiết niệu, mụn nhọt, sưng tấy, lở ngứa ngoài da. Ở Trung Quốc còn dùng chữa đau mắt, tiêu hoá kém, rắn cắn.

Ở Pháp, Bồ công anh thấp chữa rất nhiều loại bệnh khác nhau như các bệnh gan mật (viêm ống mật mãn tính, viêm gan, xung huyết gan, suy gan, vàng da, sỏi mật); các bệnh đường tiêu hoá (rối loạn tiêu hoá, kém ăn, viêm ruột kết, táo bón, trĩ); Sỏi thận, tiểu tiện khó, suy thận, tăng cholesterol-huyết, xơ vữa động mạch, béo phì; các bệnh ngoài da (mụn nhọt, chảy máu mủ, mụn cóc, eczema, trứng cá, nấm); thấp khớp, thống phong, thiếu máu, suy nhược.

Ở Bungari, cây còn dùng để chữa hen phế quản, thống kinh, mất kinh, xơ gan, loét dạ dày, phù, đái tháo đường, viêm bàng quang, bể thận.

Cây bồ công anh thấp có tác dụng chữa bệnh gì?

Cây bồ công anh thấp có tác dụng chữa bệnh gì?

Cây bồ công anh thấp có tác dụng gì: chữa bệnh về gan mật

Bồ công anh thấp phối hợp với cải xà lách xoong chế thành một loại nước ép, sẽ rất hiệu quả và giúp gan mật hoạt động bình thường. Các bệnh nhân đau gan, vàng da có thể sử dụng thường xuyên dạng nước ép hoặc dạng trà được bào chế sẵn.

Tác dụng cây bồ công anh thấp trị bệnh loãng xương

Nhờ hàm lượng Magie cao trong bồ công anh rất tốt cho những bệnh nhân loãng xương, còi xương. Xay lá ở dạng nước ép (khoảng 100gr lá tươi) phối hợp với cà rốt hoặc củ cải, uống mỗi ngày rất hiệu quả.

Công dụng của cây bồ công anh thấp chống suy nhược cơ thể

Bồ công anh có tác dụng nâng đỡ và tăng cường hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể, chữa suy nhược, biếng ăn. Nó còn có tính lọc máu, tẩy độc cho cơ thể và làm gia tăng sức đề kháng.

Tác dụng của cây bồ công anh thấp: trị rối loạn bài tiết

Toàn cây bồ công anh được chế biến thành một loại trà, uống mỗi ngày làm gia tăng lượng nước tiểu bài tiết. Chữa mụn cóc: cắt ngang phần gốc của cây và lấy chất dịch tiết ra từ cây bôi lên chỗ mụn cóc, 2-3 lần mỗi ngày, sẽ thấy hiệu quả.

Cách dùng cây bồ công anh thấp

Bồ công anh còn chứa nhiều chất sắt tương đương trong rau dền, hàm lượng vitamin A cao gấp bốn lần rau diếp và rất giàu các nguyên tố vi lượng như manhê, potassium, calcium, sodium và nhất là vitamin C, B. Ngoài ra bồ công anh còn chứa protein, chất béo, tinh bột… Theo y học cổ truyền, một số dược tính của bồ công thấp được sử dụng chữa bệnh như sau:

Cách dùng cây bồ công anh thấp chữa bệnh loãng xương, bệnh gan mật…

Liều dùng hằng ngày 20-40g lá tươi hoặc 10-15g lá khô. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như hạ khô thảo, thường dùng dưới dạng thuốc sắc có thêm đường cho dễ uống. Nên phối hợp uống trong và giã nát đắp ngoài thì rất hiệu quả.

Cách sắc nấu cây bồ công anh thấp chữa chứng viêm loét

Để chữa trị chứng viêm loét, bạn có thể sử dụng bồ công anh lùn để sắc nước uống. Mỗi ngày khoảng 20g, thêm hạ khô thảo, kim ngân hoa đồng lượng, sắc với 600ml nước, đun cạn còn 1/2, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Cách dùng bồ công anh làm rau ăn chữa suy nhược cơ thể

Lá bồ công anh hấp chín được sử dụng như một loại rau cải hay đem dùng tươi thay thế rau xà lách. Khi sử dụng nên dùng tay xé nhỏ lá tốt hơn là dùng dao cắt để giữ được mùi của lá. – Nấu canh hoặc chế biến thành món xúp chung với các loại rau khác như rau diếp, có mùi vị dễ chịu khi ăn.

Xem thêm:

Bồ công anh thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp – Báo Sức khỏe & Đời sống

Hình ảnh cây bồ công anh thấp

Bồ công anh thấp có thân mọc thẳng, không cành hoặc rất ít cành. Lá gần như không cuống, lá phía dưới chia thành nhiều thùy hay mép răng cưa thô; lá phía trên ngắn hơn, nguyên, mép có răng cưa thưa. Thân và lá có nhựa mủ, đục như sữa. Cụm hoa hình đầu, màu vàng hay màu tím.

Hình ảnh bồ công anh thấp trong tự nhiên

Hình ảnh bồ công anh thấp trong tự nhiên

Đặc điểm hình ảnh bồ công anh lùn (Trung Quốc)

Đặc điểm hình ảnh bồ công anh lùn (Trung Quốc)

Hoa bồ công anh thấp

Hoa bồ công anh thấp

Cách phân biệt cây bồ công anh thấp và bồ công anh cao

Cây bồ công anh lùn có nhiều lợi ích sức khỏe. Đây cũng là lí do nhiều đối tượng cố ý trà trộn rao bán bồ công anh giả. Vậy cách nhận biết, phân biệt bồ công anh thật, giả như thế nào?

Đặc điểm cây bồ công anh thấp

Một số người gọi là Bồ công anh Trung Quốc (tuy nhiên cách gọi này không chính xác), vì đây thực chất là giống Bồ công anh thấp mọc dại khá phổ biến ở các vùng núi tại Việt Nam như Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo…

Thân bồ công anh rất thấp, thường cao tầm 10-20 cm, bởi hầu như lá cây mọc trực tiếp từ rễ, rễ có hình trụ mọc đâm thẳng xuống đất, toàn cây có nhũ dịch trắng như sữa, vì vậy nếu dùng móng tay hoặc dao khứa vào thân, rễ hoặc lá sẽ thấy tiết ra dịch trắng này. Lá cây dài từ 20-30cm, rộng 4-6cm, thuôn dài giống hình mũi mác, mặt trên lá có màu xanh lục đậm, mặt dưới thì nhạt hơn, xung quanh mép lá được xẻ giống như hình răng cưa,. Hoa bồ công anh thường mọc từ nách của lá, ban đầu mới nở có màu vàng, khi già có màu trắng, mang theo các hạt bồ công anh đính kèm chùm lông trắng nhỏ bay trong không khí làm nhiệm vụ phát tán hạt giống.

Cách nhận biết phân biệt cây bồ công anh thấp - cao

Cách nhận biết phân biệt cây bồ công anh thấp – cao

Nhận biết cây bồ công anh thấp với cây bồ công anh cao

Thân cao như cây bắp, tầm 100-150cm, lá hơi giống hình lá rau cải, không có răng cưa, lá màu xanh lá nhạt, rễ lớn và mọc thành chùm, bạn nhìn hình bên dưới có thể phân biệt dễ dàng 2 loại này.

Đa số các nghiên cứu khoa học về công dụng trị bệnh đều dựa trên cây Bồ công anh thấp, đây là loại cây khá lành tính và hầu như không có tác dụng phụ (nếu có thường chỉ là lợi tiêu, tiểu hoặc buồn ngủ).

Giá bán, nơi bán cây bồ công anh thấp

Giá bán cây bồ công anh thấp bao nhiêu tiền 1kg? Địa chỉ nơi bán bồ công anh thấp trên toàn quốc? Là những câu hỏi nhiều người dùng đặt ra.

Giá bán cây bồ công anh thấp trên thị trường

Giá bán 1kg  bồ công anh tươi/khô trên thị trường phụ thuộc vào: Cách chế biến, nguồn gốc sản phẩm, cũng như nơi phân phối, rao bán, chi phí vận chuyển. Do đó, khi tìm mua bồ công anh thấp trị bệnh bạn nên tham khảo giá giữa các cơ sở, đồng thời hỏi ý kiến người thân, bạn bè hoặc những người có kinh nghiệm.

1kg cây bồ công anh thấp khô giá bao nhiêu?

Hiện nay, trên thị trường giá bán 1kg bồ công anh thấp loại khô dao động từ 140.000 – 160.000 vnđ/kg. Mức giá này có thể thay đổi tùy thuộc vào nơi bán, phí vận chuyển giao hàng…

Giá cây bồ công anh thấp tươi bao nhiêu tiền 1kg?

Giá tiền 1kg bồ công anh thấp loại tươi rẻ hơn loại khô. Mỗi kg lá bồ công anh thấp luôn dưới 100.000 vnđ. Sở dĩ như vậy là vì bồ công anh tươi là loại mới được thu hái, chưa được làm sạch và phơi khô.

Mua cây bồ công anh thấp ở đâu?

Mua cây bồ công anh thấp (lùn) toàn quốc ở đâu uy tín? Địa chỉ mua bán bồ công anh chất lượng ở đâu? Khi tìm mua bồ công anh, người dùng nên chú ý một số điểm sau:

  • Chỉ nên cây bồ công anh lùn ại cơ sở uy tín, có địa chỉ rõ ràng
  • Nên tìm hiểu thông tin về dược liệu trước khi mua. Tham khảo ý kiến bạn bè, những người có kinh nghiệm để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button