Cây sắn dây làm thuốc dùng để thanh nhiệt, giải độc, điều trị đau họng, cầm máu, mụn nhọt lở loét, rắn cắn…
Tên khoa học: Pueraria thomsonii.
Cây sắn dây là một dược liệu được sử dụng từ rất lâu đời trong đông y. Hầu hết tất cả các bộ phận của cây (rễ, thân,lá, hoa) đều được sử dụng làm thuốc dùng để thanh nhiệt, giải độc, điều trị đau họng, cầm máu, mụn nhọt lở loét, rắn cắn…
Thành phần hóa học:
Bộ phận dùng thông dụng nhất của cây sắn dây là củ. Từ củ sắn dây, các nhà khoa học đã phân lập được các isoflavon như puerarin, daidzin, daizein, formonetin, pueraria glycosid 1-6 và puerarol. Từ hoa của cây, các nhà khoa học đã tìm được 2 hoạt chất đáng chú ý là irisolidon-7-0-glucosid và tectroridin.
Các thí nghiệm khoa học được thực hiện bởi các nhà khoa học trên cây sắn dây đã cho thấy:
- Nước sắc cát căn có tác dụng
- Giải nhiệt mạnh trên động vật thí nghiệm.
- Cải thiện chứng đau cứng gáy do huyết áp cao và các triệu chứng chóng mặt, đau đầu.
- Cải thiện đối với chứng đau thắt ngực (điều trị rối loạn ở động mạch vành)
- Chất daidzein trong củ sắn dây có tác dụng giãn cơ ở chuột thí nghiệm.
- Chất puerarin có tác dụng tăng lưu lượng máu trong não và trong động mạch vành.
Theo đông y:
Phần củ của cây sắn dây dùng sống có tác dụng giải cơ nhiệt, sinh tân dịch, hạ sốt.
Phần củ của cây sau khi được thái lát mỏng, xông diêm sinh rồi sấy khô ta được vị thuốc gọi là cát căn. Cát căn có tác dụng giải nhiệt, giải biểu, giải co giật, tuyên độc thấu chẩn, sinh tân dịch, chỉ khát, chỉ tả.
Lá của cây gọi là cát căn diệp, có tác dụng cầm máu.
Hoa của cây gọi là cát hoa, có tác dụng giải rượu rất tốt.
Phần thân bò dưới đất gọi là cát căn man, trị viêm họng, viêm thanh quản cấp tính.
Phần dây leo phía trên gọi là cát căn đằng, trị nhọt lở, tiêu sưng, viêm họng thanh quản, trẻ con cấm khẩu.
Phần bã của củ sau khi lọc lấy tinh bột gọi là cát căn xác có vị ngọt, tính bình, không độc trị lỵ, giải độc rượu.
Một số bài thuốc từ cây sắn dây:
Trị tổn thương gân đến nỗi ra máu, trúng độc, ngộ độc, nóng trong, táo bón, huyết áp cao, cổ cứng đau, sốt: Cát căn sắc lấy nước uống.
Trị chảy máu mũi, say rượu, sốt: Nước ép từ củ tươi.
Trị cảm mạo, phát sốt, sợ gió, không ra mồ hôi:
- Cát căn: 8g
- Ma hoàng: 5g
- Quế chi: 5g
- Đại táo: 5g
- Thược dược: 4g
- Sinh khương: 5g
- Cam thảo: 4g
Trị vùng ngực bụng nóng cồn cào, phiền táo, khát nước:
- Bột sắn dây: 120g
- Gạo tẻ: 15g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, hôm sau chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn ngày hai lần.
Trị cảm nắng, nhức đầu, khát nước, có mồ hôi, nóng ruột, nôn ọe:
- Cát căn: 20g
- Đậu ván(sao): 12g. Giã dập, sắc nước uống. Hoặc bột sắn dây 12g hòa đường uống.
Bột rắc chống ngứa:
- Bột sắn dây: 5g
- Thiên hoa phấn: 5g
- Hoạt thạch: 20g
Trị cảm mạo, lạnh ít nóng nhiều, nhức đầu, chân tay bải hoải, đau mắt khô mũi, xót xa không ngủ, đau hố mắt, mạch vi hồng:
- Sài hồ: 4g
- Cát căn: 5g
- Khương hoạt: 4g
- Bạch chỉ: 4g
- Hoàng liên: 4g
- Thược dược: 4g
- Cam thảo: 2g
- Cát cánh: 2g
- Thạch cao: 8g
- Sinh khương: 3 lát
- Đại táo: 2 quả
Trị viêm ruột cấp tính, lỵ, mình sốt bứt rứt:
- Cát căn: 12g
- Hoàng cầm:12g
- Hoàng liên: 4g
Trị sởi mới phát chưa mọc hết:
- Cát căn: 12g
- Ngưu bàng tử: 12g
- Kinh giới: 12g
- Thuyền thoái:4g
- Liên kiều: 16g
- Uất kim: 8g
- Cam thảo: 4g
- Cát cánh: 8g
Trị sốt mới bắt đầu, khát nước, nóng nảy bực dọc:
- Cát căn: 12g
- Sinh thạch cao: 20g
- Tri mẫu: 8g
- Cam thảo: 8g
Trị trẻ nhỏ viêm tủy xám, gáy lung co quắt:
- Cát căn: 8g
- Thạch cao: 8g
- Kim ngân hoa: 4g
- Hoàng cầm: 4g
- Ngô công: 2 con
- Toàn yết: 2 con
- Bạch thược: 4g
- Hoàng liên: 2,8g
- Cam thảo: 2g
Lưu ý:
Nước ép từ củ tươi của cây sắn dây có tính hàn mạnh, không nên dùng cho người có thể trạng hàn lạnh, đường tiêu hóa kém, dễ đau bụng…
Bột sắn dây nên dùng chín (khuấy với nước ở dạng súp), nên dùng vào buổi sáng hoặc trưa, không nên dùng vào buổi tối.
Mua bán dược liệu:
Địa chỉ tham khảo: