Cây thốt nốt là gì và tác dụng cây thốt nốt chữa bệnh gì: trị sỏi mật, lỵ, nhuận tràng,… Thành phần dược chất của cây thốt nốt. Cách dùng cây thốt nốt như thế nào hiệu quả? Ngâm rượu thốt nốt. Hình ảnh cây thốt nốt. Giá và cách chăm sóc cây thốt nốt.
Cây thốt nốt là gì?
Cây thốt nốt là gì? Cây thốt nốt là một loài cây cho quả có nhiều ứng dụng cao. Cây thốt nốt còn có tên khoa học là Borassus, thuộc họ Cau. Loài cây này sinh trưởng chủ yếu ở khu vực có khí hậu nhiệt đới. Sự phân bố của cây thốt nốt khá phổ biến tại một số nơi cụ thể như sau:
Ở Việt Nam:
- An Giang.
- Kiên Giang.
- Đồng Tháp.
- Tây Ninh.
- Long An.
Trên thế giới:
- Ấn Độ.
- Myanmar.
- Campuchia.
- Các nước châu Phi: Niger, Senegal, Ethiopia, Nigeria,…
- Miền nam châu Á.
- New Guinea.
Cây thốt nốt được tìm thấy tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là loài cây thân thẳng và có tuổi đời lên đến 100 năm. Tại Việt Nam, chúng ta chỉ bắt gặp cây thốt nốt ở các tỉnh miền Nam, vì loài cây này không chịu được lạnh.
Thành phần dược chất của cây thốt nốt
Thành phần dược chất của cây thốt nốt được giới Y học kiểm chứng và công nhận. Các thành phần hóa học trong cây thốt nốt mang lại những công hiệu tích cực cho sức khỏe. Người đọc có thể biết đến những chất trong cây thốt nốt như sau:
- Nhựa cây thốt nốt chứa Acid Succinic.
- Quả thốt nốt có chất Polysaccharid.
- Thịt quả có Flabeliferin I và II.
- Dịch cuống hoa chứa 17-20% chất khô.
- Protein và Amino Acid (360mg N).
- Naringinase có trong thịt quả.
- Vitamin C, B; các chất khác: P, K, Ca, Mg,…
Thành phần hóa học của cây thốt nốt mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Cây thốt nốt được chế biến làm những món ăn, thức uống giúp điều trị bệnh rất tốt. Nước uống làm từ quả thốt nốt giúp hỗ trợ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch một cách tối ưu.
Tác dụng của cây thốt nốt
Tác dụng của cây thốt nốt trong cuộc sống là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cây thốt nốt chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người. Tầm quan trọng của cây thốt nốt với cuộc sống của chúng ta rất lớn. Cụ thể là:
Công dụng của cây thốt nốt trong đời sống:
- Thân cây lấy gỗ làm nhà, vật dụng, đồ thủ công mỹ nghệ,…
- Lá dùng làm giấy viết, đan thúng, nón,…
- Mật hoa dùng làm đường, lên men làm rượu.
- Dịch và cùi quả chế biến thành nhiều món ngon, thức uống,…
Công dụng trong chữa bệnh và hỗ trợ sức khỏe:
- Đường thốt nốt giúp giải độc như ngộ độc sắn, mã tiền.
- Cuống hoa thốt nốt chữa sốt và lợi tiểu.
- Nhựa từ vòi hoa uống giúp nhuận tràng.
- Thải độc gan hiệu quả bằng quả thốt nốt.
- Rễ cây thốt nốt trị bệnh lậu, lợi tiểu,…
- Cây non giúp điều trị sỏi mật, lỵ, giun sán.
- Dịch cây dùng chữa các loại bệnh viêm nhiễm.
- Đường thốt nốt giúp chứa chứng đau nửa đầu.
- Cung cấp nhiều khoáng chất cho cơ thể nhờ đường thốt nốt.
- Làm đẹp da, trị mụn nhọt bằng đường thốt nốt.
- Đường thốt nốt giúp ngăn ngừa táo bón.
- Cung cấp chất khoáng, Canxi giúp xương chắc khỏe.
Công dụng của cây thốt nốt giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh một cách tích cực. Quả của cây thốt nốt được sử dụng với nhiều tác dụng bổ ích trong việc bồi bổ cơ thể. Các món ăn được chế biến từ cùi quả thốt nốt được người dân miền Tây áp dụng; thốt nốt trở thành đặc sản độc đáo mà chỉ ở nơi này mới có.
Xem thêm:
Cách dùng cây thốt nốt
Cách dùng cây thốt nốt như thế nào hiệu quả? Đây là câu hỏi mà nhiều người muốn tham khảo. Cây thốt nốt có nhiều tác dụng tích cực, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu đến với cơ thể. Và có nhiều cách để sử dụng cây thốt nốt hiệu quả. Mọi người có thể tham khảo một số cách như sau:
Các bước làm đường thốt nốt:
- Lấy nước thốt nốt từ trên cây thốt nốt.
- Sơ chế đường lỏng từ nước thốt nốt.
- Nước thốt nốt cho vào nồi nấu và đảo liên tục trong khoảng 3-4 giờ.
- Nước thốt nốt đọng cô đặc lại thành đường dạng lỏng.
- Tiếp tục đun đường thốt nốt trong 6-7 giờ.
- Sau đó lọc đường để loại bỏ hết mọi tạp chất.
- Đổ đường ở dạng lỏng vào khuôn và để nguội.
- Dùng 4 lít nước thốt nốt sẽ nấu được 1 kg đường thốt nốt.
Cách làm bánh bò thốt nốt:
- Nguyên liệu chuẩn bị:
- Bột gạo: 300 gram.
- Cơm rượu: 200 gram.
- Bột năng: 60 gram.
- Nước dừa tươi: 150 gram.
- Đường thốt nốt: 200 gram.
- Nước cốt dừa: 200 gram.
- Cách thực hiện làm bánh bò thốt nốt:
- Bột gạo, bột năng, cơm rượu xay nhuyễn cùng nước dừa ủ qua đêm.
- Cho 200 gram nước cốt dừa và đường thốt nốt nấu cho tan.
- Khi được hỗn hợp đường cho vào hỗn hợp bột ủ thêm 4h.
- Sau đó thấy bột sủi tăm thì cho vào hấp khoảng 30 phút.
- Khi hấp nước phải sôi và lửa thật to thì bánh sẽ ngon.
- Rưới nước cốt dừa lên bánh và thưởng thức.
Phương pháp sử dụng cây thốt nốt đúng cách mang lại nhiều lợi ích tích cực. Những món ăn được chế biến từ quả thốt nốt luôn có hương vị thơm ngon. Vị béo ngậy của từng hạt đường thốt nốt tan trong miệng, thanh mát gây lưu luyến vị giác cho người thưởng thức. Có lẽ vì thế mà khi nhắc về miền Tây sông nước; du khách đến nơi này đều ấn tượng với món ăn đặc sản, truyền thống làm từ thốt nốt.
Xem thêm:
Cây thốt nốt ngâm rượu
Cây thốt nốt ngâm rượu như thế nào là câu hỏi mà nhiều người muốn tham khảo. Rượu thốt nốt là một loại thức uống ưa chuộng đối với cánh mày râu, tốt cho sức khỏe. Những công dụng của rượu thốt nốt giúp thải độc, làm đẹp da,… Ngâm rượu thốt nốt sẽ là một bài thuốc hữu ích cho việc phòng bệnh và hỗ trợ sức khỏe. Việc chế biến thốt nốt để ngâm rượu tại nhà được thực hiện theo những bước sau đây:
Nguyên liệu chế biến rượu thốt nốt:
- Những trái thốt nốt: chắc thịt, có vị ngọt hơi gắt.
Cách thực hiện làm rượu thốt nốt:
- Trái thốt nốt rửa sạch, gọt sạch vỏ, bổ đôi.
- Cho thốt nốt vào chậu làm bằng đất trong vòng 2-3 ngày.
- Sau thời gian ủ men sẽ cho loại rượu chua thốt nốt đặc trưng.
- Rượu thốt nốt thành phẩm có nồng độ rượu khoảng 10-12%.
- Thường uống rượu thốt nốt sau bữa ăn là tốt nhất.
- Uống vào những ngày trời hè oi bức, vì rượu có tính thanh mát.
- Bảo quản rượu nơi khô thoáng.
Trái thốt nốt ngâm rượu giúp bồi bổ cơ thể một cách hiệu quả. Rượu thốt nốt khi uống có vị thanh mát và mùi thơm đặc trưng từ quả thốt nốt. Đây là thức uống lên men vô cùng hấp dẫn và bổ dưỡng. Khi nhắc đến An Giang, người ta sẽ nhớ ngay đến loại rượu thốt nốt, thơm ngon nức tiếng.
Tên gọi | Cây thốt nốt. |
Chế biến | Làm đường thốt nốt, bánh bò thốt nốt, ngâm rượu,… |
Công dụng | Chữa bệnh và hỗ trợ sức khỏe. |
Thành phần | Acid Succinic, Protein, Amino Acid,… |
Hình ảnh | Hình ảnh cây thốt nốt |
Cách trồng | Cách trồng và chăm sóc cây thốt nốt. |
Loại cây | Thân thẳng. |
Hình ảnh cây thốt nốt
Hình ảnh cây thốt nốt trông như thế nào? Đây là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm, tham khảo. Cây thốt nốt thường sinh trưởng tại các khu vực khí hậu nhiệt đới. Đây là loài cây chịu được khô hạn, ngập nước, ưa sáng và không chịu rét. Tuổi thọ trung bình của loài cây này lên đến 100 năm. Và để nhận biết cây thốt nốt, có thể dựa vào những yếu tố sau đây:
Cây, thân cây thốt nốt:
- Cây đơn tính, mọc đơn, đôi hoặc nhiều hơn.
- Thân cây thẳng đứng, cứng, có nhiều vòng do vết cuống lá để lại.
- Cây cao 10-30m, đường kính khoảng 60cm.
- Cây trồng bằng hạt có tuổi thọ rất lâu.
Lá cây thốt nốt:
- Mọc cách, xếp xoắn ốc, tập trung ở ngọn.
- Có 20-30 lá xòe rộng, cuống dài, có gai, hình chân vịt.
- Cuống lá có gốc cuống phình rộng, cứng, dài 60-120cm, mép có gai.
Hoa cây thốt nốt:
- Mọc theo cụm trong tán lá.
- Hoa đực lớn, dài 2m, có 8 nhánh, mỗi nhánh 3 chùm hoa.
- Mỗi chùm của hoa đực có 3 lá đài, 3 cánh rời xếp lợp.
- Hoa đực có 6 nhị ngắn, 2 ô bao phấn.
- Hoa cái không phân nhánh, có lá bao phủ.
- Gốc hoa cái to và cứng hơn hoa đực.
- Hoa cái có đài và tràng rời, bầu hình cầu, 3 nhụy cong, to.
Quả của cây thốt nốt:
- Quả hình cầu với 3 hạch.
- Hạt thuôn chia làm 3 chùy ở đỉnh.
- Có đường kính 15-20cm, nặng 1,5-3kg.
- Vỏ quả màu xanh khi còn non, màu tím sẫm hay đen khi già.
- Nội nhũ màu trắng từ 3-6 múi, giống cùi dừa, thơm, ngọt dịu.
Ảnh cây thốt nốt giúp mọi người dễ nhận biết với các loại cây khác. Cây thốt nốt có hình dáng giống với cây cau, nhưng người ta lại dễ phân biệt dựa vào quả. Thốt nốt là loài cây ưa chuộng của người dân miền Nam, đặc biệt ở các tỉnh miền Tây sông nước. Hình ảnh cây thốt nốt trải dài cao vút thành hàng thẳng tắp. Những ai có dịp ghé nơi này, nên thử cảm giác chạy xe trên con đường đất đỏ phù sa; đừng quên ghé vào một quán nước giải khát để thưởng thức loại quả đặc biệt này.
Giá thốt nốt
Giá thốt nốt trên thị trường là bao nhiêu? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Hiện nay, giá quả thốt nốt thường có sự chênh lệch ở nhiều nơi với mức giá không cố định. Cụ thể là:
- Giá của quả thốt tươi nốt dao động: 35.000-40.000 VNĐ/10 quả.
- Giá thốt nốt thái dao động: 50.000-90.000 VNĐ/kg.
- Giá đường thốt nốt dao động: 100.000-150.000 VNĐ/kg.
Mức giá thốt nốt ở nhiều mức khác nhau nhưng không hề quá đắt. Người tiêu dùng có thể tìm kiếm mua thốt nốt ở chợ, các quầy, tạp hóa,… Món ăn làm từ thốt nốt mang lại nhiều lợi ích tốt cho cơ thể. Đây là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Xem thêm: https://vnexpress.net/du-lich/vi-sao-cay-thot-not-hap-dan-khach-den-an-giang-3828524.html
Cách trồng cây thốt nốt
Cách trồng cây thốt nốt như thế nào thì hiệu quả? Đây là câu hỏi được tìm kiếm bởi rất nhiều người. Việc trồng cây thốt nốt mang lại nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống của con người. Và việc trồng thốt nốt cũng không quá khó khăn, các bước thực hiện cụ thể như sau:
Cách trồng cây thốt nốt:
- Thốt nốt chỉ được trồng bằng hạt.
- Chọn hạt giống khoẻ, không sâu bệnh.
- Đào hố đất và gieo hạt, vùi sâu 10cm, cự ly trồng 3-6m.
- Sau 40-60 ngày, hạt sẽ đâm chồi, nảy mầm.
Cách chăm sóc cây thốt nốt:
- Cần cung cấp đủ nước cho cây trong thời gian mới trồng.
- Thường xuyên nhỏ cỏ xung quanh gốc cây.
- Bón phân lót để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Loại bỏ cành úa, sâu bệnh cho cây.
- Nên tỉa bớt cây đực và tăng số lượng cây cái.
Phương pháp trồng cây thốt nốt đúng cách giúp cây phát triển một cách hiệu quả. Việc trồng cây thốt nốt, giúp người dân các tỉnh miền Tây có thêm nguồn thu nhập ổn định. Loại cây này rất dễ trồng và không cần phải chăm sóc cầu kì.
Ký ức miền quê, vị ngọt thốt nốt
Xem thêm: