Giỏ hàng

Cây trà với tác dụng của cây trà và cách dùng cây trà chữa bệnh ra sao?

Cây trà là gì và tác dụng của cây trà chữa bệnh gì: đau răng, viêm khớp, mất trí nhớ,… Các thành phần dược chất có trong cây trà. Cách dùng cây trà hiệu quả ra sao? Hình ảnh cây chè và nguồn gốc cây chè ở đâu? Tác dụng phụ của cây trà là gì? Giá cây chè bao nhiêu? Cách trồng cây trà tại nhà hiệu quả.

Thành phần dược chất của cây trà có công dụng gì và cách dùng cây trà

Thành phần dược chất của cây trà có công dụng gì và cách dùng cây trà

Cây trà là gì?

Cây trà là gì? Cây trà (còn gọi là cây chè, cây trà xanh) có tên khoa học Camellia Sinensis. Đây là loài cây gỗ, mọc hoang, có lá và chồi được sử dụng để sản xuất trà. Trà xanh, trà ô long hay trà đen đều được sản xuất từ loài cây này; nhưng chế biến ở nhiều mức độ Oxy hóa khác nhau.

Cây trà có những đặc điểm như sau:

  • Chỉ có 1 thân chính và phân ra các cấp cành.
  • Mầm chè có 2 loại: Mầm sinh thực và mầm sinh dưỡng.
  • Mầm sinh thực sẽ phát triển thành nụ và thành quả.
  • Mầm sinh dưỡng thì phát triển thành các cành và lá.
  • Lá mầm thường lớn và có chứa dầu.
  • Lá trà có gân rõ, rìa lá thường có răng cưa.
  • Rễ gồm: rễ trụ, rễ hấp thu, rễ bên; ăn sâu xuống 1-3 mét.
  • Hoa trà lưỡng tính, có từ 200-400 nhị đực.
  • Quả thuộc loại quả ngăn, có 3 ngăn và khoảng 2-4 hạt to.
  • Quả chín có màu nâu.
  • Hạt chè không có phôi nhũ, vỏ dày và cứng, lượng diệp tử lớn.

Cây chè là loài thực vật gần gũi với con người. Người ta thường hái búp chè và lá non để pha nước uống nhâm nhi. Ngoài ra, chè còn là thức ăn ưa thích của sâu bướm.

Thành phần dược chất của cây trà

Thành phần dược chất của cây trà gồm những gì? Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại về loại cây này, chúng có những chất như sau:

  • Chất đường: Fructoza, Glucoza,… giúp tạo độ dinh dưỡng, mùi thơm khi chế biến.
  • Tinh dầu: Citronellol, Metyl Salixylat,… tạo hương thơm riêng của từng loại chè.
  • Chất diệp lục, Caroten, Xanthophin làm đổi màu nước chè: xanh nhạt, sẫm, vàng,…
  • 9 loại Axit hữu cơ có tác dụng tạo vị cho trà.
  • Glucozit tạo ra hương chè có vị đắng, chát, màu hồng đỏ.
  • Chất nhựa giúp tạo mùi, giữ mùi, có lợi khi làm trà bánh.
  • Petin giúp bảo quản trà lâu hơn vì tính năng khó hút ẩm.
  • Protein cung cấp lượng dinh dưỡng dồi dào.
  • Nhóm Vitamin: C, B1, B2, PP,… bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Ngoài ra, trà còn chứa nhiều chất khác như:

  • Nhóm chất vô cơ: lưu huỳnh, Kali, Photpho, Magie, Flo, Canxi,…
  • Chất chát Tanin chiếm 15%-30% trong chè.
  • Nhóm Ancal: Theophylin, Cafein, Theobromin, Adenin, Guanin,…
  • Nhóm Enzim.

Thành phần dược chất của cây chè vô cùng đa dạng. Những chất này khiến hương vị cây chè không thể lẫn với bất kỳ loại cây nào khác. Hơn nữa, chúng cũng mang lại nhiều ích lợi cho con người khi dung nạp vào cơ thể.

Thành phần dược chất của cây trà có tác dụng gì

Thành phần dược chất của cây trà có tác dụng gì

Tác dụng của cây trà

Tác dụng của cây trà có lợi cho sức khỏe như thế nào? Điều này cũng là thắc mắc của khá nhiều người hiện nay. Qua nghiên cứu y học hiện đại và cổ truyền, cây trà có những công dụng chữa và điều trị bệnh rất tốt sau:

  • Diệt khuẩn, thanh nhiệt giải khát, bớt mụn nhọt, cầm tả lỵ.
  • Công dụng chống lại chất phóng xạ Stronti.
  • Giúp cơ thể tỉnh táo, đem lại niềm vui, kích thích lao động.
  • Thúc đẩy tiêu hóa cũng như bài tiết tốt hơn.
  • Cây trà giúp phòng bệnh đau răng, chảy máu chân răng.
  • Hạ Cholesterol và chất béo có trong máu, bảo vệ tim mạch.
  • Giảm nguy cơ xơ vừa động mạch, giảm tình trạng viêm khớp.
  • Bảo vệ hệ thần kinh khi mắc bệnh Pakinson,…
  • Giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, giảm cân hiệu quả.
  • Điều trị hen phế quản, đau thắt ngực, nhiệt miệng, tim mạch vành.
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường loại 2.
  • Chữa bỏng nhẹ, cảm sốt, nước ăn chân, da nứt nẻ.
  • Công dụng làm sạch vùng kín cho chị em phụ nữ.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa chứng mất trí nhớ hay bệnh Alzheimer.

Lợi ích của cây chè được xếp vào loại “siêu thượng phẩm” với nhiều công dụng chữa bệnh. Sử dụng chè xanh như một thức uống “hồi xuân”; nhâm nhi tách trà ấm giúp tinh thần thư giãn và thoải mái hơn. Ngoài ra, dùng bã chè để làm sản phẩm khử mùi hôi, tanh cũng rất hữu hiệu.

Công dụng của cây trà giúp chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe

Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/cong-dung-tuyet-voi-tu-la-che-xanh-n116680.html

Chè xanh: dược liệu của người làng quê

Cách dùng cây trà

Cách dùng cây trà có khó không? Sử dụng trà xanh như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất? Người dùng có thể tham khảo theo các phương pháp dưới đây:

Cách nấu trà xanh:

  • Chọn cành chè có ngọn già, nhiều lá bánh tẻ.
  • Lá già vò nát, cành cắt đốt 3-4cm, búp non để nguyên.
  • Trần chè xanh với nước sôi trong 3 phút để giảm chát, ngái.
  • Nấu sôi nước, bỏ chè vào nấu thêm 10 phút nữa.
  • Có thể bỏ lá gừng hoặc dứa thơm, sả, bạc hà vào cùng.
  • Rót ra bình, uống nóng hay lạnh cũng đều tốt.

Dùng cây trà chữa cảm sốt, đau họng, ho có đờm:

  • Nguyên liệu: 3g lá chè, 1g muối ăn, có thể thêm 3 lát gừng.
  • Hãm nước sôi, uống 4-6 lần/ngày.

Ăn không tiêu, đầy bụng:

  • Dùng 10g lá chè tươi, bột sơn trà (sao) 10g, đường đỏ 10g.
  • Cho nước sôi vào hãm 10 phút là uống được, dùng 3-5 ngày.

Chè xanh chữa nước ăn chân:

  • Chè lá già 400g, phèn chua 60g.
  • Đem sắc lấy nước đặc rồi để nguội.
  • Bôi ngày 2-3 lần vào vùng da bị nước ăn chân đến khi khỏi.

Cách pha/hãm trà xanh đơn giản:

  • Lá trà tươi rửa sạch, vò nát, bỏ vào ấm tích.
  • Đổ nước sôi ngập lá, đợi 5-10 phút là uống được.
  • Nếu dùng trà khô: dùng nước khoảng 80 độ, chờ 5 phút là được.

Phương pháp sử dụng cây chè tương đối tốn công nhưng cũng đơn giản. Cần chú ý xử lý lá chè để khi uống không bị gắt là được. Nấu trà đúng cách sẽ cho một ly nước trà mát dịu, không chát, ngái, gắt, không ôi đỏ.

Cách dùng cây chè xanh chữa bệnh và tăng cường sức khỏe

Cách dùng cây chè xanh chữa bệnh và tăng cường sức khỏe

Hình ảnh cây trà

Hình ảnh cây trà như thế nào? Đó là câu hỏi nhiều người quan tâm. Theo thư tịch cổ của Việt Nam, cây chè xuất hiện từ xa xưa dưới 2 dạng. Thứ nhất là cây chè vườn của hộ gia đình ở vùng châu thổ Sông Hồng; thứ hai là cây chè rừng của miền núi phía bắc.

Có thể nhận biết cây chè thông qua hình ảnh bên ngoài của chúng như sau:

  • Cây không xén có thể cao 20 mét, nếu cắt xén thì 1,5-2 mét.
  • Cây trà rừng có thân to, 1 người ôm không xuể.
  • Cây có nhiều cành ngay từ dưới gốc.
  • Cành chia làm nhiều đốt, mỗi đốt mọc 1 lá.
  • Lá mọc so le nhau và hầu như không rụng.
  • Hoa trà to, trắng, nhiều nhị, mọc từ kẽ lá, có mùi thơm dịu.
  • Quả chín tự tách mở bằng một lối cắt ngăn.

Hình ảnh cây chè không khó bắt gặp. Người ta thường thấy những đồi chè rộng lớn, xanh mướt ở Thái Nguyên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ. Tại Mộc Châu hay nhiều nơi khác, người ta còn trồng đồi chè để du khách tham quan thưởng lãng.

Hình ảnh cây trà xanh Việt Nam

Hình ảnh cây trà xanh Việt Nam

Tên gọi Cây trà.
Tên khác Cây chè, trà xanh, chè xanh.
Nguồn gốc Bắt nguồn từ Trung Quốc.
Thành phần Protein, Vitamin, Petin, Axit hữu cơ,…
Công dụng Chữa nhiều bệnh, hỗ trợ cải thiện sức khỏe.
Cách dùng Sắc nấu trà xanh, hãm nước sôi.
Tác hại Say trà, táo bón, thiếu máu, đau dạ dày,…
Hình ảnh Hình ảnh cây trà thực tế.
Giá thành Loại tươi: 20.000-50.000 đồng/kg; loại khô 100.000-1.590.000 đồng/kg.
Cách trồng Phương pháp chọn giống, cách trồng và chăm sóc.

 

Nguồn gốc của cây trà

Nguồn gốc của cây trà là ở đâu? Ngày nay, cây chè được trồng phổ biến nhiều nơi trên thế giới, khí hậu ẩm ướt và nắng ấm. Điển hình nhất là tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới có lượng mưa tối thiểu 127cm. Ngoài ra, cây chè cũng có thể sống từ vùng Xích đạo lên tới miền Nam nước Anh. Trà ngon, tích tụ nhiều hương vị đậm đà thường mọc ở độ cao trên 1.500m.

Trà thường phân bố chủ yếu ở những khu vực sau:

  • Trà xanh Việt Nam: tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Nam,…
  • Trà Assam ở Ấn Độ.
  • Cây trà Ceylon ở Sri Lanka.
  • Trà C. Sinensis Parvifolia tại Cam-pu-chia.
  • Trà C. Sinensis Sinensis ở Trung Hoa.

Nguồn gốc của cây chè được cho là có cách đây hơn 4000 năm. Trong lịch sử văn tịch hơn 3000 năm, đây chính là loại trà đầu tiên được công nhận. Chúng được dùng để sản xuất nhiều loại trà nổi tiếng trên thế giới. Trong đó, Việt Nam là một nước xuất khẩu trà xếp thứ 5 trên thế giới.

Tác dụng phụ của cây trà

Tác dụng phụ của cây trà đối với sức khỏe là gì? Trà xanh tuy là thức uống rất tốt, tuy nhiên nó có thể gây ra tác hại cho người sử dụng. Sau đây là một số các dụng phụ cụ thể:

  • Trà xanh gây thiếu máu, dễ gây loãng xương.
  • Uống lúc đói khiến dạ dày khó chịu, táo bón, buồn nôn và nôn.
  • Phụ nữ mang bầu uống nước chè gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
  • Kích thích thần kinh, làm chóng mặt, tăng nhịp tim và huyết áp.
  • Uống nhiều gây tiểu đường, hội chứng ruột kích thích.

Cần lưu ý những điều này để tránh tác dụng phụ:

  • Không nên uống trà khi bụng đói, trước khi đi ngủ.
  • Tránh sử dụng trà lạnh hay trà quá đặc.
  • Không uống nước trà để đã lâu hoặc qua đêm.
  • Tránh việc pha trà lại nhiều lần.
  • Không uống trà trước và ngay sau bữa cơm.
  • Không dùng nước trà để uống thuốc Tây.
  • Nước trà nên kết hợp với mật ong thay vì dùng đường.
  • Phụ nữ không dùng trà xanh khi đang thời kỳ “đèn đỏ”.

Tác hại của chè xanh là rất nguy hiểm nếu người sử dụng không để tâm. Để có một cơ thể khỏe mạnh, cần tuân thủ đúng cách dùng chè xanh. Nếu có biểu hiện lạ gây khó chịu trong người, cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Tác dụng phụ của cây chè xanh đối với con người

Tác dụng phụ của cây chè xanh đối với con người

Giá cây trà

Giá cây trà bao nhiêu tiền? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra. Để mua được trà cũng không khó, bởi chúng được bán ở những cửa hàng, chợ truyền thống, siêu thị,… Thế nhưng, trà cũng có nhiều mức giá với các loại khác nhau để người dùng lựa chọn. Chúng tôi xin đưa ra những mức giá cơ bản như sau:

  • Lá chè xanh loại tươi: 20.000-50.000 đồng/kg.
  • Chè xanh loại khô:
    • Chè búp khô Thái Nguyên: 100.000-210.000 đồng/kg.
    • Chè Thái Nguyên loại ngon: 290.000 đồng/kg.
    • Chè Thái Nguyên loại đặc biệt: 480.000 đồng/kg.
    • Chè nõn Thái Nguyên: 970.000 đồng/kg.
    • Chè Đinh Thái Nguyên: 1.590.000 đồng/kg.

Giá thành cây chè nhìn chung khá bình ổn, không thay đổi lớn, nhất là giá loại trà cao cấp. Người mua nên tìm chọn những cơ sở uy tín để mua sản phẩm để tránh “tiền mất tật mang”.

Giá cây trà ra sao?

Giá cây trà ra sao?

Cách trồng cây trà

Cách trồng cây trà như thế nào? Nhiều người dân thành thị muốn được thưởng thức trà xanh hàng ngày giống như dân miệt vườn, vùng quê. Bởi mua lá ngoài chợ thường sẽ không tươi bằng và nhất là độ an toàn chưa đảm. Do vậy, mọi người có thể tìm hiểu kỹ thuật trồng trà để có thể tự làm tại nhà. Đơn giản như sau:

  • Thời vụ trồng cây trà:
    • Miền Bắc: tốt nhất là tháng 8-10 hoặc tháng 2-3.
    • Miền Nam: trồng vào mùa mưa khoảng tháng 5-7.
  • Cách chọn giống:
    • Giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng thích ứng cao.
    • Giống được nhân vô tính bằng cách giâm cành trong túi bầu đất.
    • Cây được trồng thâm canh, bón phân hữu cơ, chống chịu sâu bệnh tốt.
  • Cách trồng trà cành:
    • Đặt bầu chè xoay hướng thuận lợi và lấp đất, lèn chặt xung quanh.
    • Lấp kín mặt bầu bằng 1 lớp đất tơi xốp 1cm, tưới nước.
  • Trồng chè hạt:
    • Ngâm hạt chè 12 tiếng trong nước trước khi gieo.
    • Có thể gieo ngay hoặc ủ cát cho nứt trước.
    • Gieo khoảng 4-6 hạt/hốc, đất lấp sâu 3-4cm.
    • Tỉa cây xấu đến khi còn 2-3 cây/cụm.
  • Cách chăm sóc:
    • Làm cỏ được 4 ngày thì bổ sung phân xanh che nắng, tăng mùn.
    • Khi cây được 50cm, cắt ngang cách gốc 20cm để phát triển nhánh.

Phương pháp trồng cây chè tại nhà không hề khó. Người trồng nên áp dụng cách trên để có những lá chè xanh tươi mát, bổ dưỡng cho gia đình.

Xem thêm: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/choi-la-ha-thanh-trong-vuon-che-co-thu-tren-san-thuong-257856.html

Cây trà 

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button