Giỏ hàng

Cây trầu không có tác dụng gì?-Một số bài thuốc từ cây trầu không

Cây trầu không thường được dùng trị hàn thấp nhức mỏi, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau…

Tên khoa học: Piper betle.

Cây trầu không thường được dùng trị hàn thấp nhức mỏi, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, Nhức đầu khó thở.

Một số bệnh viện nấu nó thành cao chữa bệnh viêm cận răng (paradentose).

Nhân dân thường dùng nấu nước rửa vết thương, vết loét, đắp ngoài da để chữa viêm mạch bạch huyết, trị chốc lở. Trong sinh hoạt hằng ngày, người ta vẫn dùng lá trầu không chữa bỏng (giã nhỏ, vắt lấy nước bôi vào chỗ bỏng).

Ở Trung Quốc, người ta dùng cây trị đau bụng lạnh, ho do phong hàn, ăn uống không tiêu, trướng bụng và dùng ngoài trị thấp sang.

Cây trầu không

Thành phần hoá học:

Lá chứa 0,8-1,8% (-2,4%) tinh dầu thơm, có vị nồng, gồm chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác.

Nhiều nghiên cứu khoa học trên thực nghiệm cho thấy trầu không có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli.

Theo đông y:

Trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng trung hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hoá đàm, chống ngứa. Trầu không được xem như là thuốc làm săn da, làm chất kích thích, làm chất lợi nước bọt và xem như có tác dụng dự phòng chống bệnh lỵ và sốt rét.

Liều dùng 8-16g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã đắp không kể liều lượng.

Bộ phận dùng: Thân, lá, quả.

Hoa và quả cây trầu không

Một số bài thuốc từ cây trầu không:

–  Trị đau nhức, cảm cúm: Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm giảm đau nhức xương khớp, nhẹ đầu giảm các triệu chứng cảm cúm.

– Chữa nước ăn chân: Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc  lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.

– Chữa nhức đầu do thay đổi thời tiết: Lấy 5 lá trầu, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu.

– Sát khuẩn vết thương: Khi bị thương, vắt nước trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hàng ngày vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.

–  Chữa chứng ngứa, viêm nhiễm vùng kín:  Lấy 1 nắm  lá trầu không vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Sau đó lấy nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.

– Chữa viêm họng:  Khi viêm đau họng lấy 5 lá trầu không rửa sạch giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong rồi ngậm có thể nuốt từ từ rất hiệu nghiệm.

– Thông tia sữa: Sau khi sinh sản phụ cương sữa lấy lá trầu không hơ nóng áp vào bầu vú giúp sữa xuống nhanh giảm đau nhức. Hoặc có thể lấy lá trầu không tẩm một chút dầu gió áp vào bầu vú sẽ kích thích sữa chảy nhanh và tuần hoàn dòng sữa.

Mua bán dược liệu:

Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.

Địa chỉ tham khảo: Bạn có thể mua ở các chợ hoặc siêu thị gần nhà.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button