Giỏ hàng

Cù mạch

Dược Liệu Cù Mạch có tên Việt Nam: Cẩm chướng thơm, Cẩm nhung, Cồ Mạch

Cù Mạch Tên khác: Cự câu mạch (Bản Kinh), Đại lan (Biệt Lục), Cự mạch, Tư nuy (Quảng Nhã), Đại cức (Nhĩ Nhã), Thạch trúc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Lạc dương nam thiên trúc thảo (Bản Thảo Cương Mục), Địa miến, Lung tu, Đại cúc tử, Đại lan tử, Tứ thời mỹ, Đổ lão thảo tử, Thánh lung thảo tử, Nam thiên trúc thảo tử (Hòa Hán Dược Khảo).

Tên khoa họcDianthus caryophyllus Linn.

Họ khoa học: Caryphyllaceae.

Tên gọi: Cồ là lớn, mạch là lúa. Vị này giống như hạt lúa mạch mà lớn hơn nên gọi là Cồ mạch.

Mô tả: Thân mọc bò trên mặt đất rồi mọc đứng, màu xanh lam. Hoa đơn độc hay tụ họp thành những xim 2 ngã, có một tổng bao gồm 4 lá bắc. Đài hợp thành ống dài, có 5 răng. Nhị to. Bầu 1 ô, 2 vòi. Quả nang hình trụ có 4 mảnh vỏ. Hạt giẹp. Ra hoa vào mùa xuân, mùa hạ.

Mô tả dược liệu: Cồ mạch dùng toàn cây (hạt, hoa, lá). Lá cây có nhiều lá mọc đối, có thể có cả hoa, bỏ hết gốc rễ, lá cành nguyên, sạch tạp chất, không mốc, sâu vụn nát là tốt. Hạt nhỏ hình tròn cạnh dài, lúc chín rời rụng ra, màu đen phẳng và dẹp giống như hạt mè.

Phân biệt:

 Còn có nhiều loại khác như cây Diathus chinensis Lin (Cẩm chướng gấm) là cây cỏ cao 40-50cm, thân tròn. Lá mọc đối không lông, dính nhau ở đáy, hình muỗng dài 10cm. Tụ tán như hoa đầu, hoa có nhiều đài phụ như kim, dài 1,5cm, xanh, vàng rộng 3cm hay hơn, cánh hoa có bớt trắng đỏ, hường, hay tím, đầu có răng. Hay có nhiều ở Đà Lạt.

. Ngoài các cây trên được dùng với tên Cồ mạch. Có nhiều tác giả cũng dùng cây Diathus supebus Linn, với tên Cồ mạch để làm thuốc.

Địa lý: Cây được nhập nội trồng làm cảnh, có nhiều ở Đà Lạt.

Thu hái, sơ chế: Thu hái toàn cây vào trước sau tiết Lập thu hằng năm phơi âm can.

Phần dùng làm thuốc: Hạt (Diathi semen), ngọn non, toàn cây.

Bào chế:

. Phương pháp bào chế xưa: Khi dùng chỉ nên dùng ngọn non chưa thành búp, không dùng thân lá, nếu một lúc dùng cả 2 gặp lúc đói làm cho nghẹn, tiêu không tự chủ. Khi dùng nên ngâm với nước Trúc lịch 1 giờ rồi phơi nắng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).

. Ngày nay người ta bào chế bằng cách lúc cây chưa có hoa nở thì cắt lấy cả cây phơi khô. Khi dùng tẩm ướt, cắt ra từng đoạn. Dùng sống, cũng có khi sao qua rồi tán bột dùng.

Bảo quản: Dễ hút ẩm, sinh mốc, vụn nát. Để nơi khô ráo, thoáng gió-thỉnh thoảng đem phơi nắng.

Tính vị:  Vị đắng, tính lạnh, không độc.

Quy kinh: Vào kinh Tâm, Tiểu trường.

Tác dụng: Lợi tiểu, đồng thời có tác dụng  phá huyết thông kinh.

Chủ trị:

+   Trị tiểu gắt, nhiềm trùng đường tiểu, tiểu ra máu, bế kinh

Gần đây người ta nghiên cứu để trị ung thư.

Liều dùng: Dùng từ 6-15g.

Kiêng kỵ: Tỳ Thận hư mà không có thấp nhiệt cấm dùng, phụ nữ có thai cấm dùng-Ghét Phiêu tiêu.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+  ’Bát chính tán’ lợi tiểu trường, nhiệt kết bế.

+   Tiểu không thông, có thủy khí: Cù mạch 6g 5. Qua lâu căn 60g, Đại kê tử (Trứng gà lớn) 1 cái, Phục Linh, Sơn vu mỗi thứ 90g, tán bột, trộn với mật làm thành  viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 3 viên, ngày 3 lần. Nếu chưa có hiệu quả thì thêm 7-8 viên, khi nào tiểu thông, ấm trong bụng là được (Qua Lâu Cù Mạch Hoàn  – Kim Qủy Yếu Lược).

+   Trị hạ tiêu kết nhiệt, tiểu lắt nhắt hoặc có máu, đại tiện ra máu, dùng Cù mạch tuệ 30g. Chích cam thảo 7 chỉ 1,5g, Sơn chi (sao) 15g tán bột, lần uống 7 chỉ với nước sắc Liêm tu, Thông bạch, Đăng tâm 50 ngọn, Gừng sống 50 lát, 2 chén nước sắc còn 7 phân uống (Lập Hiệu Tán – Thiên Kim Phương).

+   Tên, dao đâm vào thịt, nuốt phải vật gì vào họng không ra được: dùng bột Cù mạch uống với rượu, ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g (Thiên Kim Phương).

+   Tiểu đỏ, sạn đường tiểu: Cù mạch tử đâm bột uống 6g với rượu ngày 3 lần, 3 ngày thì ra (Ngoại Đài Bí Yếu ).

+   Hóc xương: Cồ mạch tán bột sắc uống (Ngoại Đài Bí Yếu).

+   Thai chết lưu, chuyển bụng lâu không đẻ: sắc Cù mạch uống (Thiên Kim Phương).

+   Cửu khiến ra máu, uống thuốc không cầm, dùng Cù mạch 1 nắm lớn bằng ngón chân cái, Sơn chi tử nhân 30 hạt, Gừng sống 1 lát, Chích cam thảo 15g, Đăng tâm 1 nắm nhỏ, Đại táo 5 trái sắc uống (Thánh Tế Tổng Lục).

+   Đỏ mắt sưng đau, lèm nhèm: Cù mạch sao vàng tán bột, trộn nước dãi con ngỗng (ngan), xức vào đầu kẽ mắt hoặc giã vắt lấy nước bôi (Phổ Tế Phương).

+   Mắt sinh ế, mộng thịt: Cồ mạch, Càn khương sao tán bột lần uống 6g với nước xức (Phổ Tế Phương).

+   Dằm tre đâm vào thịt: Cù mạch tán bột uống hoặc sắc uống ngày 3 lần (Mai Sư Phương).

Đơn thuốc phổ thông hiện nay:

+    Trị tiểu không thông: Cù mạch 15g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).

+   Trị tiểu ra máu: Cù mạch 15g, Mã lan căn, Xa tiền thảo. Ô liễm mai đều 30g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).

+   Trị sỏi bàng quang: Cồ mạch 12g, Hải kim sa 9g, Kim tiền thảo 30g, Hoạt thạch 9g, Cam thảo 3g 5, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).

2. Phá huyết thông kinh, trị bế kinh ứ huyết : Cồ mạch, Đơn sâm, Xích thược mỗi thứ 9g, Ích mẫu thảo 15g, Hồng hoa 6g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button