Giỏ hàng

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là gì? Phòng bệnh tiểu đường thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường có thể do yếu tố di truyền, do thói quen ăn uống, vận động… Vậy phòng bệnh tiểu đường như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là vấn đề cần được quan tâm. Bởi theo tiến sĩ Phan Hướng Dương, Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội), tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao thứ 4 trên thế giới. Ở Việt Nam, số người mắc tiểu đường chiếm gần 6% dân số, khoảng hơn 3 triệu người.

Đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đó là các bệnh về tim mạch, suy thận, hoại tử chi… Vì vậy, mỗi người cần nắm được nguyên nhân gây bệnh tiểu đường cũng như cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Một số nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.

Một số nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Đái tháo đường là bệnh về sự rối loạn chuyển hóa mỡ, protein, carbonhydrate khi hoóc môn insulin của tuyến tụy bị thiếu hoặc giảm hoạt tính. Biểu hiện của tình trạng này là lượng đường huyết luôn ở mức cao. Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), người bệnh tiểu đường sẽ có mức đường huyết là:

  • Lúc đói từ 7 mmol/L trở lên
  • Sau khi ăn khoảng 1 – 2h từ 11 mmol/L trở lên

Gen di truyền là một trong những yếu tố gây ra đái tháo đường. Người có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị đái tháo đường thì nguy cơ mắc bệnh khá cao.

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh tiểu đường cũng phụ thuộc nhiều vào thể bệnh.

Bệnh đái tháo đường type 1 do đâu mà ra?

Tiểu đường type 1 còn được gọi là tiểu đường vị thành niên bởi nó thường xảy ra ở người dưới 20 tuổi. Bệnh nhân tiểu đường type 1 chiếm từ 5 – 10% tổng số người mắc bệnh.

Tiểu đường type 1 là một dạng bệnh mãn tính. Trong đó, tế bào beta của tuyến tụy bị tổn thương hoặc phá hủy bởi chính cơ thể, dẫn đến sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin. Nguyên nhân có thể do:

  • Hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu làm cho tế bào beta bị bạch cầu tấn công.
  • Các yếu tố bên ngoài như virus, độc tố… xâm nhập vào cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2?

Bệnh tiểu đường type 2 chiếm tỷ lệ 90 – 95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường. Trái với tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc chúng hoạt động không hiệu quả (đề kháng insulin).

Đái tháo đường type 2 thường gặp ở độ tuổi trên 40. Tuy nhiên những năm gần đây, nhiều người ở lứa tuổi 30, thậm chí cả thanh thiếu niên cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Theo Th.S BS Nguyễn Huy Cường (phòng khám ở Thái Hà), người Việt mắc tiểu đường type 2 chủ yếu do ăn quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến béo phì và lười vận động.

Mắc bệnh đái tháo đường type 2 do béo phì

Những người béo phì thường có lượng lớn mỡ dư thừa tập trung ở dưới da và nội tạng. Các tế bào mỡ càng nhiều thì khả năng kiểm soát đường huyết sau khi ăn của insulin càng giảm. Cùng với đó, lớp mỡ xung quanh tụy cũng làm giảm năng lực sản sinh insulin của cơ quan này. Kết hợp 2 yếu tố trên sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường

Bị tiểu đường type 2 do lười vận động

Lười vận động cũng là một nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Khi cơ thể hấp thu quá nhiều dinh dưỡng có thể dẫn đến dư thừa. Dinh dưỡng dư thừa nếu không được đốt cháy qua các hoạt động thể chất thì sẽ tác động xấu đến tuyến tụy. Khi đó, tuyến tụy chịu áp lực phải sản xuất insulin nhiều hơn để đưa glucose vào tế bào đi nuôi cơ thể. Dần dần, tình trạng này sẽ làm tụy bị suy yếu, mất dần khả năng sản xuất hooc môn insulin.

Hút thuốc lá có bị đái tháo đường không?

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung (Trung Quốc) đã chỉ ra rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2. Khói thuốc có thể làm tăng tình trạng đề kháng insulin đồng thời làm giảm sản xuất insulin của tuyến tụy.

Ngoài ra, phân tích được công bố trên Tạp chí sức khỏe Hoa Kỳ – HealthDay cũng cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn 14% so với người không hút thuốc. Con số này so với người hút thuốc bị động (thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc) là 22%.

Tại sao mang thai lại bị đái tháo đường?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao chỉ xảy ra khi mang thai. Nguyên nhân là do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để đáp ứng với nhu cầu của thai kỳ.

Một số yếu tố đóng góp vào tình trạng này là:

  • Người mẹ ăn quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến thừa cân, béo phì.
  • Mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi).

Tỷ lệ phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ chiếm khoảng 3 – 6%.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ có thể do người mẹ nhiều tuổi hoặc bị béo phì.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ có thể do người mẹ nhiều tuổi hoặc bị béo phì.

Phòng tránh bệnh tiểu đường thế nào?

Theo trang ABC News, xây dựng lối sống khoa học là cách phòng tránh bệnh tiểu đường, đặc biệt là type 2 hiệu quả.

Chế độ sinh hoạt hợp lý – phương pháp ngừa tiểu đường tốt nhất

Sinh hoạt hợp lý có thể làm tăng năng lực sản xuất insulin để xử lý glucose trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc tiểu đường.

  • Tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày để có có trọng lượng cơ thể phù hợp.
  • Ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi ngày.
  • Không làm việc quá sức.
  • Nghỉ ngơi hợp lý để giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Không hút thuốc lá.

Phòng chống đái tháo đường bằng thực phẩm lành mạnh

Để phòng tiểu đường bằng cách ăn uống, bạn nên:

  • Tránh ăn thực phẩm ít chất béo, đường và natri như thịt đỏ, bơ, sữa nguyên chất…
  • Bổ sung nhiều rau quả có hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao. Cụ thể là bông cải xanh, cà chua, táo, việt quất…
  • Hạn chế đồ uống nhiều đường như nước ngọt, nước có ga…
  • Thay thế carbonhydrate trong bánh mì trắng, gạo trắng bằng gạo lứt, ngũ cốc.
  • Tiêu thụ ít thực phẩm không lành mạnh như thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn…
  • Ưu tiên các món ăn luộc, hấp, nướng, hạn chế các món chiên, xào…
  • Hạn chế sử dụng mỡ động vật khi chế biến thức ăn.
  • Uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

Nấm lim xanh đẩy lùi nguy cơ tiểu đường

Ngoài lối sống khoa học, dùng nấm lim xanh cũng là một cách phòng tránh đái tháo đường được nhiều người áp dụng.

Trong Đông y, nấm lim xanh là một thảo dược có tác dụng phòng và chữa nhiều bệnh. Với bệnh tiểu đường, nấm lim xanh có thể làm giảm lượng đường trong máu, kích thích tuyến tụy sản sinh insulin nhờ thành phần dược chất quý như polysaccharides, proteoglycan… Bên cạnh đó, các dược chất này còn giúp giảm trọng lượng cơ thể, giảm mỡ máu và ổn định huyết áp.

Vì vậy, thường xuyên sử dụng nấm lim xanh kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập điều độ sẽ đẩy lùi nguy cơ tiểu đường hiệu quả nhất.

Xem thêm: https://thanhnien.vn/suc-khoe/tranh-ngay-nhung-thuc-pham-nay-de-ngua-benh-tieu-duong-847877.html

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button