Liên Nhục – Hạt Sen
(Nelumbo nucifera Gaertn)
Bộ phận dùng: Hạt chắc, thịt rắn, không sâu, mọt là tốt.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Liên nhục là hạt hình trái xoan, dài 1,1-1,3cm. Đường kính 0,9 – 1,1cm, mặt ngoài còn màng mỏng màu nâu, có nhiều đường vân dọc, ở đầu trên có núm màu nâu sẫm. Bóc màng ngoài màu nâu để lộ 2 lá mầm bằng nhau và xếp úp vào nhau, màu trắng ngà, hạt chứa nhiều tinh bột. Giữa 2 lá mầm có 2 đường rãnh dọc đối xứng nhau. Chồi mầm màu xanh lục, nằm ở giữa đường rãnh dọc của 2 lá mầm.
Tính vị: Vị ngọt tính bình.
Quy kinh: Vào kinh tâm, thận, tỳ.
Thành phần hoá học: Hạt Sen chứa tinh bột (là thành phần chính). Protein 14,8% gồm các acid amin, threonin 2,42%; methionin 0,82%; leucin 3,23%; isoleucin 1,11%; phenylalanin 12,64%. Ngoài ra còn có 2,11% dầu béo gồm các acid béo
Tác dụng của Liên nhục: Dưỡng tỳ, thu liễm, cố sáp, chỉ tả, sinh tân, dưỡng tâm, an thần.
Hạt sen khô
Chủ trị:
– Dưỡng tỳ, trị biếng ăn, tiêu hóa kém, tiêu chảy mãn tính do tỳ khí suy yếu không chuyển hóa được thấp ở đại trường. Dùng với Nhân sâm, Bạch truật, Hoài sơn.
– Dưỡng thận, trị xuất tinh sớm, di tinh, dưỡng tân dịch. Dùng với Sa uyển tử, Thỏ ty tử, Liên tu và Lộc nhung.
– Dưỡng tâm an thần, trị hay bị hồi hộp, bứt rứt, mất ngủ, khó ngủ, hay mộng mị. Dùng với Mạch môn đông, Bá tử nhân, Phục thần, Trân châu mẫu, Toan táo nhân.
Cách bào chế:
– Theo Trung.y: Bỏ vỏ đen ở ngoài, ngâm vào nước, bóc bỏ màng đỏ và tím xanh ở trong, đồ chín, phơi khô hoặc sấy cho thật khô dùng (Bản Thảo Cương Mục).
– Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bỏ vỏ đỏ ở ngoài và tím xanh ở trong, sao vàng dùng. Mất ngủ, nấu ăn để bồi dưỡng thì dùng sống.
Liều dùng: 6 – 15g.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, thường phơi để chống mốc và mọt.
Kiêng kỵ: Hay bị táo bón, táo bón kinh niên không dùng.