Giỏ hàng

Ngũ vị tử

Ngũ Vị Tử

(Kadsura japonica)
Tên khác: Ngũ mai tử, huyền cập.
Tên khoa học: Kadsura japonica L. (Nam ngũ vị). Schizandra chinensis Baill. (Bắc ngũ vị). Họ khoa học: Mộc lan (Magnoliaceae).
Mô tả cây thuốc: 

Ngũ vị tử là cây leo thân gỗ, màu nâu sẫm, kẽ sần sùi, cành nhỏ hơi có cạnh. Lá mọc so le trên cành dài, chụm vòng trên cành ngắn, phiến lá hình trứng ngược, mép khía răng nhỏ và thưa. Hoa đơn tính màu trắng sẫm hay phớt hồng, có mùi thơm mát dịu. Lúc kết quả, trục hoa kéo dài, quả thật tròn mọc phân tán thành chùm, màu đỏ thẫm; mỗi quả chứa 2 hạt nhẵn. Mùa hoa tháng 5-6, quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng:
Quả khô còn bột. Thứ hột sắc đen là bắc Ngũ vị tử (Schizandra chinensis Baill) tốt hơn thứ hột đỏ nam Ngũ vị tử (Kadsura japponica Lin). Quả mầu đỏ tía, to, cùi dầy, có dầu ẩm và bóng là loại tốt.
Thu hái, Sơ chế: Khi quả chín (mùa Thu), hái về, nhặt bỏ cành và tạp chất, phơi khô.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Ngũ vị tử là quả hình tròn dẹt, đường kính 0,5-0,8cm. Vỏ ngoài mầu đỏ, đỏ tím hoặc đỏ tối, nhăn, có dầu ẩm. Cùi quả mềm nhuyễn, trong có 1-2 hạt. Hạt hình quả thận, mặt mầu vàng nâu, bóng, cứng, nhân mầu trắng. Cùi quả mùi hơi nhẹ nhưng đặc biệt, vị chua. Đập vỡ hạt ngửi thấy mùi thơm, vị cay và đắng (Dược Tài Học).

Bào chế :

Theo Trung Y:

+ Lấy dao đồng bổ đôi, tẩm mật đồ 3 giờ, ngâm nước tương một đêm, sấy khô dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).

+ Làm thuốc bổ thì dùng chín (Bản Thảo Cương Mục).

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Tẩm mật, sao phồng đều, khi dùng giã dập. Dùng trong hoàn tán thì sắc lấy nước đặc áo viên thuốc để tránh cố tinh.

+ Muốn thu liễm thì dùng sống. Muốn cho 5 vị đều xuất hiện thì nghiền nhỏ mà dùng. Muốn bôt nhiều thì đập nát, chứng với mật và rượu, để tăng vị ngọt mà giải bớt tính vị chua, liễm mạnh, nhanh của nó (Dược Phẩm Vậng Yếu).

Tính vị: Vị chua, tính ôn

Quy kinh: Vào kinh tâm, phế, thận

Thành phần hóa học: Verbealin, saonins, gomisin, sesquycarene, vitamin A, C, E, deoxyschizanrin, schzandrol, citral.

Tác dụng của Ngũ vị tử: Cố biểu, cầm mồ hôi, còn dùng liễm phế, cố tinh, sinh tân dịch.

Công dụng:

An thần, liễm phế, bổ thận, chí hãn sáp tinh chỉ tả sinh tân chỉ khát. Dùng cho các trường hợp: viêm khí phế quản mạn tính gây hen suyễn, sau các bệnh sốt nhiễm khuẩn, mất nước, khát nước, hồi hộp đánh trống ngực, tim đập mạnh loạn nhịp, mất ngủ, ngủ hay mê, quên lẫn giảm trí nhớ.

Chủ trị:

– Trị các chứng ho mạn tính, suyễn.

– Tác động đến hệ thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên, phế, tim mạch, tác dụng kháng khuẩn, điều trị suy nhược cơ thể.

– Trị đổ mồ hôi ban đêm, hay khát nước, sinh tân dịch.

– Cầm tiêu chảy do tỳ khí suy yếu, đại tiện sống.

– An thần, dưỡng tâm mạch, trị hay bị hồi hộp, giật mình.

Liều dùng: 2 – 9g.

Bảo quản: Để chỗ khô ráo, râm, tránh sâu mọt.

Kiêng kỵ: Tiểu giắt, bí tiểu do thấp nhiệt không dùng.

Bài thuốc có Ngũ vị tử:

1. Trị chứng bất lực ở nam giới: Dùng 500g Ngũ vị tử nghiền nhỏ, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g cùng với rượu. Kiêng dùng thịt heo, cá, tỏi và giấm.

2. Trị ho lâu ngày không dứt: Dùng 32g Ngũ vị tử, 12g lá Trà xanh phơi khô, nghiền nhỏ, mỗi ngày uống 8g với nước ấm.

3. Trị cơ thể suy nhược, huyết áp thấp, ra nhiều mồ hôi, chóng mặt, ngủ kém: Bá tử nhân 60g, Bán hạ khúc 60g, Nhân sâm 30g, Ngũ vị tử 30g, Ma hoàng căn 30g, Bạch truật 30g, Mẫu lệ 30g. Tất cả tán nhỏ, uống ngày 2 lần, mỗi lần từ 4-8g.

4. Trị đi tiêu lỏng kéo dài, sáng sớm đi tiêu lỏng, tiêu hóa kém, viêm đại tràng mạn: Phá cố chỉ 16g, Ngũ vị tử 8g, Nhục đậu khấu 6g, Ngô thù du 4g. Tán bột, sắc nước gừng và táo vo viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 20-30 viên.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button