Giỏ hàng

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường giúp ngăn ngừa biến chứng

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường không chỉ giúp trị bệnh hiệu quả mà còn ngăn chặn biến chứng. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì, không nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp người bệnh đạt được cân nặng phù hợp, hỗ trợ thuốc hạ đường huyết phát huy tác dụng, từ đó ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Đái tháo đường là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao trên thế giới và chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng vừa ổn định đường huyết vừa cung cấp đủ năng lượng cho người bệnh là rất cần thiết.

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho người tiểu đường

Khi mắc tiểu đường, hàm lượng đường huyết của người bệnh sẽ luôn cao, do sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt lực của insulin – hooc môn có vai trò điều hòa đường trong máu. Vì vậy, người tiểu đường cần bổ sung những thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin… và hạn chế thực phẩm nhiều đường, carbonhydrate…

Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Thực phẩm có lợi cho người bệnh thái tháo đường cần phải đảm bảo một số tiêu chí:

  • Chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa
  • Ít carbohydrate
  • Chứa các loại axit béo tốt
  • Giàu vitamin A, E
  • Chứa nhiều khoáng chất
Rau củ màu xanh, đỏ có lợi cho người bệnh đái tháo đường

Các loại rau củ có màu xanh, đỏ có lợi cho người bệnh đái tháo đường vì chúng giúp các tế bào phản ứng với insulin, kiểm soát lượng đường trong máu.

Một số loại rau củ đó là:

  • Các loại rau củ màu xanh là: Rau chân vịt, bông cải xanh, dưa chuột, mướp đắng, hành…
  • Các loại rau củ màu đỏ là: Cà chua, cà rốt…
Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

Người bị tiểu đường nên ăn những loại quả tươi, ít ngọt, ít tinh bột và có hàm lượng chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa cao. Cụ thể là:

  • Quả mọng: việt quất, dâu tây, anh đào…
  • Bơ, táo, chuối
  • Các loại quả có múi: bưởi, cam, quýt…

Những loại quả này có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, làm chậm khả năng hấp thu đường sau khi ăn và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Ngũ cốc nguyên hạt tốt cho bệnh nhân đái tháo đường

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường không thể thiếu ngũ cốc nguyên hạt. Chúng là những thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, chất xơ có khả năng ngăn không cho lượng đường trong máu vượt quá quy định.

Các loại ngũ cốc bao gồm: hạt kê, bột yến mạch, bánh mỳ nguyên cám…

Người tiểu đường có nên ăn thịt bò không?

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường tuyệt đối không được kiêng thịt. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn thịt bò, thịt lợn đã lấy sạch mỡ, thịt gà (bỏ da). Những loại thịt nạc này chứa nhiều acid linoleic tổng hợp, giúp tăng cường chức năng chuyển hóa đường trong máu, hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

Ngoài ra, thịt từ các loại hải sản như cá, tôm, sò…  cũng rất tốt cho người tiểu đường. Omega 3, chất đạm và nhiều chất dinh dưỡng khác trong hải sản không chỉ duy trì sự sự ổn định của đường trong máu mà còn giúp điều hòa tim mạch bằng cách giảm lượng cholesterol xấu.

Nấm lim xanh ngăn ngừa tiểu đường

Nấm lim xanh là một loại thảo dược tốt cho người tiểu đường. Điều này đã được các nhà khoa học Nhật Bản chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu về công dụng của dược liệu này.

Trong nấm lim xanh có hàm lượng cao các dược chất quý như proteoglycan, beta glucan… Chúng có tác dụng kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, giảm lượng đường trong máu. Do đó, nấm lim xanh không chỉ phòng ngừa đái tháo đường mà còn có thể điều trị căn bệnh này hiệu quả.

Bệnh nhân tiểu đường nên dùng nấm lim xanh để điều trị bệnh hiệu quả.

Bệnh nhân tiểu đường nên dùng nấm lim xanh để điều trị bệnh hiệu quả.

Bệnh đái tháo đường không nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường nên tránh những loại thức ăn không tốt dưới đây.

Người tiểu đường nên hạn chế đồ ngọt

Các loại đồ ngọt như bánh quy, kẹo, kem, nước ngọt… là “khắc tinh” của bệnh tiểu đường. Bởi chúng có nhiều đường hóa học nên dễ làm tăng lượng đường trong máu, khiến người bệnh khó hồi phục.

Ngoài ra, những trái cây chứa nhiều đường tự nhiên như xoài, mía và các loại quả chín cũng cần hạn chế tối đa.

Thực phẩm nhiều tinh bột không tốt cho bệnh đái tháo đường

Người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên dùng nhiều tinh bột. Bởi tinh bột rất dễ được tiêu hóa. Do đó, những thực phẩm nhiều tinh bột có thể làm cho lượng đường trong máu tăng lên.

Một số thực phẩm nhiều tinh bột gồm:

  • Bánh mỳ trắng, gạo trắng
  • Khoai tây, ngô, sắn
  • Bún, phở, mỳ…
Người tiểu đường không nên ăn thực phẩm có chất béo bão hòa

Người bệnh đái tháo đường nên tránh xa các thực phẩm như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng… và các loại thức ăn đóng hộp như mỳ gói, xúc xích… Bởi chúng chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol cũng như chất bảo quản, tác động tiêu cực đến sức khỏe. Không chỉ vậy, những thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ béo phì đồng thời khó kiểm soát đường huyết.

Trái cây khô có hại cho người bị đái tháo đường

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường không được chứa trái cây khô. Đa số trái cây khô đều được sấy và chứa nhiều đường. Do đó, chúng khiến lượng đường trong máu tăng cao, không tốt cho người tiểu đường.

Bệnh tiểu đường cần kiêng đồ uống có cồn

Những thức uống có cồn như bia, rượu sẽ làm bệnh tiểu đường tiến triển nhanh theo hướng tiêu cực và khó kiểm soát. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường cần tuyệt đối kiêng rượu bia nếu không muốn gây hại cho sức khỏe của mình.

Người tiểu đường không nên uống nước ngọt, nước có cồn.

Người tiểu đường không nên uống nước ngọt, nước có cồn.

Lưu ý khi chế biến thức ăn cho người đái tháo đường

Khi chế biến thức ăn cho bệnh nhân tiểu đường, cần lưu ý một số điều sau:

  • Tránh ăn hoặc giảm lượng muối đến mức thấp nhất. Bởi người bệnh đái tháo đường thường bị cao huyết áp nên ăn nhiều muối sẽ không tốt.
  • Hạn chế cho các gia vị như tiêu, ớt… vào món ăn.
  • Ưu tiên các món hấp luộc, hạn chế các món chiên xào.
  • Không dùng mỡ động vật để nấu ăn cho người tiểu đường.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng cần chú ý:

  • Không được bỏ bữa.
  • Chia nhỏ lượng thức ăn và ăn thành nhiều bữa trong ngày.

Gợi ý thực đơn cho người tiểu đường

Dưới đây là một số thực đơn mà bệnh nhân đái tháo đường có thể tham khảo.

Thực đơn số 1: Năng lượng 1.200 Kcal/ngày/người.

Thời gian Món ăn Số lượng Năng lượng (Kcal)
Sáng Bún mọc 1 tô vừa 248
Giữa trưa Đu đủ chín 200g 70
Trưa Cơm

Chả cá kho viên

Canh bắp cải thịt heo

Su su luộc

3/4 chén

3 viên

1 chén

130gr

359
Xế trưa 150gr 68
Chiều Cơm

Cá kèo kho rau răm

Canh cải soong thịt heo

Đậu bắp luộc

3/4 chén

4 con

1/2 chén

170gr

354
Tối Sữa dành cho người bị tiểu đường 27gr (124 ml) 118

Thực đơn số 2: Năng lượng 1.400 Kcal/ngày/người.

Sáng Bánh mì trứng 1 ổ vừa 333
Giữa sáng Bưởi 4 múi 48
Trưa Cơm

Thịt gà kho gừng

Canh bí đao

Rau lang luộc

1 chén

50gr

1 chén

200gr

431
Xế trưa Thanh long 170gr 68
Chiều Cơm

Đậu hũ dồn thịt, sốt cà

Canh rau dền nấu tôm tươi

1 chén

1/2 miếng

1 chén

428
Tối Sữa dành cho người bệnh tiểu đường 32gr (147ml) 140

Xem thêm: http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/tu-van-suc-khoe/thuc-don-hop-ly-cho-nguoi-tieu-duong-308221.html

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button