Giỏ hàng

Thực đơn cho người bệnh tiểu đường phù hợp với từng thể trạng người

Thực đơn cho người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ thành 5 bữa một ngày. Ăn kiêng đúng cách với thực phẩm cấm ăn, hạn chế ăn và không hạn chế ăn.

Thực đơn cho người bệnh tiểu đường thường được chia thành 5 bữa nhỏ để hạn chế sự tích tụ đường cùng lúc vào cơ thể. Năm bữa nhỏ là bữa sáng, bữa trưa, bữa xế, bữa chiều và bữa tối. Có thể chia thành 5 bữa khác như bữa sáng, bữa nhẹ, bữa trưa, bữa chiều, bữa tối và trước khi ngủ.

Thực đơn cho người bệnh tiểu đường bạn cần biết

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến bệnh tiểu đường. Bệnh có thể nặng hơn hoặc giảm thiểu nhanh chóng một phần nhờ thực phẩm bạn ăn mỗi ngày.

Thời gian Món ăn Số lượng Năng lượng (Kcal)
Sáng Bún riêu 1 tô vừa 392
Trưa Cơm

Cá thu sốt cà

Canh cải xanh nấu cá thác lác

Bí xanh luộc

Ổi

1 chén

1/2 khứa

1 chén

200gr

1/2 trái

498
Xế trưa Thanh long 1/2 trái nhỏ 80
Chiều Cơm

Tép kho

Canh mồng tơi nấu tôm

Bông cải

Ổi

1 chén

11 con

1 bó 170gr

150gr

1/2 trái

477
Tối Sữa dành cho người bệnh tiểu đường 36gr (166ml) 158

Bữa sáng (7h – 8h) đầy đủ cho bệnh nhân đái tháo đường

Bữa sáng rất cần thiết cho người bị tiểu đường. Đây là nguồn năng lượng duy trì hoạt động cả ngày. Bữa ăn cần bổ sung lượng chất béo, ngũ cốc nguyên chất và chất xơ.

Bạn có thể uống một tách cafe hay một ly sữa không đường kèm với 2 lát bánh mì nướng. Hoặc ½ nước bột đậu (bất kể loại nào). Cũng có thể thay đổi thực đơn bữa sáng bằng một bát bún hoặc phở.

Thực đơn cho người bệnh tiểu đường với bữa trưa (11h – 12h) nhiều rau xanh

Bữa trưa cho người đái tháo đường nên được tự chuẩn bị, không nên ăn thực phẩm nấu sẵn ở các quán hàng ăn. Vì chúng không đảm bảo an toàn vệ sinh và không theo một thực đơn dành cho người tiểu đường.

Nếu bắt buộc phải ăn ở ngoài quán, bạn hãy chú ý đến những gì mình ăn. Nên chọn trứng luộc, nhiều rau cải lá xanh, protein nạc, tránh ăn khoai tây chiên.

Bữa xế (14h-14h30) dành cho bệnh nhân đái tháo đường

Bữa xế tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường nên có trái cây, quả hạch, sữa chua không đường, bơ đậu phộng không đường…

Bữa chiều (17h – 17h30) của người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Bữa chiều nên ăn một vài món ăn nhẹ như bánh mì tươi, ly sữa không đường hoặc một quả gà trứng luộc. Đây là bữa bổ sung cho bữa trưa. Không nên ăn nhiều ở bữa này vì chỉ còn 3 tiếng là đến bữa tối.

Bữa tối (20h – 20h30) của bệnh nhân tiểu đường cần bổ sung nhiều protein nạc

Bữa tối không nên ăn nhiều với người bệnh đái đường. Nên bổ sung protein nạc (có nhiều trong thịt trắng, thịt đỏ…), rau xanh, rau dền hoặc đậu phụ.

Mức tiêu thụ calo hàng ngày của bệnh nhân đái đường là từ 1.500 – 2.000 calo.

Tham khảo thêm tại đây: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/tu-van/goi-y-thuc-don-cho-benh-nhan-tieu-duong-2817708.html

Một số lưu ý trong chuẩn bị thực đơn cho người bệnh tiểu đường

Chế độ ăn của người bệnh cần đáp ứng nhu cầu năng lượng tính theo thể trạng cơ thể và tính chất lao động. Các chất dinh dưỡng như chất béo, chất đạm, chất bột cần có những thay đổi cho phù hợp.

Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ lượng protit, lipit cần thiết cho cơ thể: Gluxit chiếm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protid chiếm 15%, lipit 35%.

thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì?

thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì?

Lượng calo phù hợp với từng thể trạng người bệnh tiểu đường

Người gầy mắc tiểu đường cần lượng calo như thế nào?
  • 35kcal/kg với người lao động nhẹ.
  • 40kcal/kg với người lao động vừa.
  • 45kcal/kg với người lao động nặng.
Lượng calo phù hợp với người trung bình
  • 30kcal/kg với người lao động nhẹ.
  • 35kcal/kg với người lao động vừa.
  • 40kcal/kg với người lao động nặng.
Người béo cần lượng calo phù hợp
  • 25kcal/kg với người lao động nhẹ.
  • 30kcal/kg với người lao động vừa.
  • 35kcal/ kg với người lao động nặng.

Lượng tinh bột phù hợp trong thực đơn bệnh nhân đái đường

– Nên chọn tinh bột từ bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ…

– Lượng tinh bột nạp vào người bệnh tiểu đường ít hơn 50 – 60% lượng tinh bột nạp vào cơ thể người thường.

– Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.

Chất đạm trong thực đơn của người tiểu đường

– Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích… Thay vào đó hãy ăn cá (cá mòi, cá chích – chứa chất béo có lợi), trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu.

– Ưu tiên chất đạm từ thịt lợn, thịt bò (bỏ mỡ).

– Không ăn da gà, da vịt vì chúng chứa nhiều cholesterol.

– Cách chế biến vẫn là luộc, hấp, kho.

Chất béo cho chế độ ăn của người mắc tiểu đường

– Dùng dầu đậu nành, dầu mè, dầu oliu thay cho mỡ động vật.

– Lượng cholesterol phải dưới 300ml/ngày/người.

Chất đường trong đồ ăn của người đái tháo đường

– Lời khuyên của bác sĩ là không ăn các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu…

– Nên sử dụng chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và Sacharine để giảm lượng đường ăn.

Thực đơn cho người bệnh tiểu đái tháo đường không thể thiếu trái cây, rau củ

– Nên ăn khoảng 400 gram rau xanh và trái cây tươi, rau quả tươi. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống. Vì chất xơ ở rau quả giúp giảm đường, làm chậm hấp thu đường.

– Tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn…

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button