Đột qụy ở người trẻ là vô cùng nguy hiểm. Cần nắm được các dấu hiệu cảnh báo, nguyên nhân gây bệnh để kịp thời dự phòng tai biến não.
Dấu hiệu cảnh báo trước bệnh đột qụy ở người trẻ
Đột qụy ở người trẻ có những dấu hiệu hoàn toàn có thể cảnh báo trước được. Các dấu hiệu đó bao gồm:
- Dấu hiệu về thị lực: một hoặc hai mắt càng ngày càng mờ đi, không nhìn rõ xung quanh.
- Dấu hiệu ở mặt: khuôn mặt bị thiếu cân xứng như nhân trung bị lệch. Nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ bị méo miệng.
- Dấu hiệu ở tay chân:
+ Tay: thường xuyên khó cử động, khó thao tác. Thỉnh thoảng xuất hiện triệu chứng tê mỏi.
+ Chân: chân không nhấc lên được, đi lại cảm thấy khó khăn.
- Dấu hiệu qua giọng nói: Người bệnh có biểu hiện nói ngọng bất thường. Luôn cảm thấy môi và lưỡi tê cứng.
- Dấu hiệu nhận thức: trí nhớ kém đi, khó nhận thức xung quanh. Đôi lúc cảm thấy đầu óc bị rơi vào rối loạn, mệt mỏi.
- Dấu hiệu thần kinh: đầu luôn trong tình trạng đau nhức.
Nấm lim xanh phục hồi sức khỏe cho người bị tai biến mạch máu não
Nguyên nhân đột qụy ở người trẻ
Nguyên do đột qụy ở người trẻ bao gồm nhiều các nguyên nhân sau:
Căn nguyên tai biến mạch máu não do mất ngủ
Tại Đại học Y khoa Icahn (Mỹ), các nhà khoa học nghiên cứu ra rằng: những người chỉ ngủ 5 giờ mỗi đêm có khả năng bị tai biến mạch máu não lên đến 83%, cao hơn người ngủ đủ giấc từ 7- 8 giờ.
Trước đây, người trên độ tuổi 60 mới là độ tuổi thường xuyên mất ngủ nhưng hiện nay lượng người bệnh dưới 40 tuổi ngày càng xuất hiện nhiều. Người dưới 40 tuổi bị đột qụy đa phần đều đang chịu nhiều áp lực của kinh tế, công việc, gia đình nên họ rất coi thường sức khỏe, lao đầu làm việc không điều độ.
Nếu một tháng mất ngủ với tần suất trên 3 lần/tuần thì đã chuyển sang mất ngủ mãn tính. Không những rất khó điều trị mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe về sau. Cơ thể khi bị ảnh hưởng rất dễ mắc các bệnh lý như: rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, béo phì… Các bệnh lý trên cũng chính là căn nguyên dẫn đến tai biến não ở người trẻ.
Căng thẳng (stress) thường xuyên là nguyên nhân gây tai biến não
Stress được xem là hậu quả tất yếu từ cuộc sống hiện đại ngày càng nhiều biến động. Đó là yếu tố thúc đẩy cơ thể mắc các bệnh lý nguy hiểm như đột qụy. Mới đây, một nghiên cứu đăng trên Tạp chí y khoa The Lancet của Anh cho biết: nếu chịu nhiều áp lực, làm việc quá 55 giờ mỗi tuần thì sẽ tăng 1/3 nguy cơ tai biến não.
Lối sống ít vận động, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích là nguyên do đột qụy não
Mải mê chạy theo công việc và trăm mối lo khác là lý do khiến nhiều người trẻ bỏ quên hoạt động cơ thể. Theo công bố của tạp chí Đột qụy thuộc Hiệp Hội Tim mạch Mỹ công bố: nguy cơ đột qụy ở những người không vận động tăng 20% so với những người vận động tối thiểu 4 lần trong một tuần.
Lạm dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích sẽ gây biến chứng hệ thần kinh, làm tăng huyết áp, gây bệnh xơ vữa động mạch dẫn đến thiếu máu cục bộ gây đột qụy. Nếu cơ thể chịu liên tục tác động xấu từ lối sống bừa bãi thì bệnh xơ vữa mạch sẽ xuất hiện rất nhanh.
Tâm lý chủ quan là tác động gây đột qụy ở người trẻ
Tuổi trẻ thường được xem là giai đoạn thể lực tốt, cơ thể sung sức, ít bị bệnh tật nhất. Điều này dẫn đến tâm lý chủ quan của những người trẻ khi cho rằng đột qụy chỉ xuất hiện ở người cao tuổi. Họ gần như coi thường sức khỏe, thường xuyên bỏ qua các biểu hiện của bệnh dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng. Đột quỵ là căn bệnh không chừa một ai, phải chăng người trẻ chủ quan bởi tỷ lệ tai biến xuất hiện ở người già nhiều hơn. Thống kê tại các bệnh viện cho thấy đột qụy ở người trẻ có xu hướng tăng lên rõ rệt. Trung bình tỷ lệ tăng 2% mỗi năm, trong đó người bệnh là nam cao gấp 4 lần nữ giới.
Triệu chứng tai biến não cần xem ngay để phòng chữa kịp thời
Dự phòng đột qụy ở người trẻ cần làm gì?
Trước khi đột qụy xảy ra, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn được. Các cách ngăn ngừa kịp thời tai biến não bao gồm:
Đề phòng tai biến mạch máu não bằng thăm khám sức khỏe
Thăm khám sức khỏe thường xuyên sẽ giúp phát hiện ra bệnh nhanh nhất. Các bác sĩ sẽ giúp kiểm soát nguy cơ gây bệnh như huyết áp cao, đái tháo đường, béo phì… Đồng thời tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt để kiềm lại các triệu chứng của đột qụy.
Xây dựng lối sống khoa học giúp ngăn ngừa tai biến não
Người trẻ phải lên kế hoạch làm việc hợp lý, có khoa học. Nên đi đâu đó như du lịch để lấy lại tâm lý thoải mái khi bị stress. Chế độ ăn nên ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế chất béo và đồ ngọt. Tạo thói quen đi ngủ sớm để cơ quan nội tạng được ổn định lại sau một ngày làm việc.
Vận động thường xuyên bằng các hoạt động như: chạy bộ, tập yoga, đạp xe… Một ngày chỉ cần tập 30 – 60 phút, mỗi tuần tập 4 – 5 lần là vừa.
Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và thuốc lá… Không dùng rượu bia và thuốc lá sẽ nâng cao sức khỏe cho cơ thể, đặc biệt tốt cho hệ tim mạch, hô hấp. Khi sức khỏe được cải thiện thì nguy cơ đột qụy sẽ giảm đi đáng kể.
Nấm lim xanh giúp ngăn ngừa đột qụy ở người trẻ
Công dụng của nấm lim xanh trong phòng chống đột qụy não
Nấm lim xanh có tác dụng kiềm lại các nguyên nhân gây đột qụy như: xơ vữa động mạch, huyết áp cao, bệnh tim…. Ngoài ra nấm có cơ chế làm tan các khối máu đông, ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh. Các dược chất triterpenes, axit ganoderic và strerois trong nấm giúp hệ tim mạch hoạt động ổn định, ngăn ngừa và chữa trị tai biến mạch máu não.
Cách nấu nấm lim xanh phòng tai biến mạch máu não
Mỗi ngày lấy 30g nấm lim xanh cho vào ấm sắc với 2 lít nước. Sắc nước đến khi còn 1,5 lít nước thì dừng lại. Phần nước sắc chia thành 5 phần uống đều trong ngày. Bạn nên kiên trì uống liên tục theo ngày để dự phòng bệnh được hiệu quả nhất. Lưu ý nước sắc chỉ uống trong ngày, hôm sau sắc ấm mới.
Xem thêm: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/5-yeu-to-de-doa-dot-quy-o-nguoi-tre-3307046.html
.