Sữa ong chúa là gì? Tác dụng của sữa ong chúa chữa bệnh gì: làm đẹp, bổ dưỡng ra sao. Cách dùng sữa ong chúa: cách sử dụng sữa ong chúa ăn uống bôi da đắp mặt hàng ngày tốt nhất, tránh tác dụng phụ của sữa ong chúa. Giá sữa ong chúa bao nhiêu tiền 1 lít kg? Hình ảnh sữa ong chúa cách phân biệt sữa ong chúa thật giả.
Sữa ong chúa là gì?
Sữa ong chúa hay còn gọi là sữa chúa, thạch chúa hay phong nhũ tinh. Sữa chúa là thức ăn nuôi ong chúa do ong thợ nhả ra từ tuyến họng của nó. Thông thường , trong mọt tổ ong có hàng ngàn ong thợ. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất 1 ong chúa làm nhiệm vụ duy trì nòi giống. Nhờ được nuôi dưỡng bởi loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng nên ong chúa thường có kích thước và tuổi thọ lớn hơn gấp nhiều lần ong thợ.
Đặc điểm của sữa ong chúa:
- Là một chất lỏng sánh như mật, màu trắng đục đến ngà
- Mùi thơm đặc biệt
- Vị ngọt, hơi chua và hơi khé cổ.
Cách khai thác sữa ong chúa
Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề sữa ong chúa ở đâu mà có hay sữa ong chúa được lấy từ đâu ra. Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần hiểu về quy trình tạo ra ong sữa cũng như cách khai thác sản phẩm giá trị này.
Quy trình tạo ra sữa ong chúa
Con người phải dựa trên tập tính và thói quen tự nhiên của loài ong để tạo nên một quy trình khai thác nghiêm ngặt. Quy trình đó được tiến hành như sau: Đầu tiên, con người tạo ra nụ ong chúa giả nhằm đánh lừa ong thợ tiết ra dịch sữa để nuôi ong chúa. Lượng dịch mà ong thợ tiết ra càng nhiều thì chúng ta càng thu được nhiều sữa ong chúa.
Lấy sữa ong chúa như thế nào?
Ong thợ sẽ nuôi ong chúa từ khi còn ấu trùng đến khi nở bằng dịch sữa. Trong suốt quãng đời của mình, ong chúa chỉ sử dụng duy nhất nguồn thức ăn này. Mỗi đàn ong chỉ có duy nhất một ong chúa. Khi ong chúa bắt đầu có dấu hiệu yếu, bệnh tật hoặc chết đi thì đàn ong sẽ tạo ra 1 ong chúa khác thay thế.
Do vậy, với số lượng ong chúa cũng như nụ ong chúa ít ỏi, người nuôi ong làm thế nào để tạo ra lượng sữa chúa lớn để cung cấp ra thị trường như vậy?
Ngày nay, để khai thác được lượng lớn sữa chúa, các cơ sở đã phải nhờ vào công trình nghiên quán tính sinh hoạt của loài ong. Người thợ nuôi ong đã tạo nên các mũ chúa giả với kích thước và màu sắc tương đương với mũ chúa thật. Việc này nhằm mục đích lừa ong thợ tập trung tiết dịch sữa để nuôi ong chúa.
Sau khoảng 2 đến 3 ngày, các mũ chúa sẽ được ong thợ tiết đầy sữa ong chúa. Lúc này, người thợ nuôi ong có thể tiến hành khai thác. Thông thường, 1 tổ ong sẽ cho thu hoạch từ 1 đến 2 lần/tuần. Mỗi năm, 1 tổ ong trung bình sản xuất được từ 2 đén 4kg sữa chúa. Loại sữa này được sử dụng như một dạng thuốc bổ quý, giúp tăng cường và bồi bổ sức khỏe.
Thành phần chất dinh dưỡng của sữa ong chúa
Thành phần dinh dưỡng của sữa ong chúa đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Qua kết quả nghiên cứu, họ nhận thấy, sữa ong chúa có hàm lượng chất dinh dưỡng tự nhiên cao, rất tốt cho sức khỏe con người.
- Sữa ong chúa rất giàu protein, 13% tính theo trọng lượng.
- Hàm lượng rất cao các axit béo, các loại quan trọng nhất của axit béo có trong sữa ong chúa là các axit hydroxy cần thiết cho hệ thống miễn dịch.
- Hàm lượng phospholipid rất cao cần thiết cho chức năng não.
- Hàm lượng rất cao RNA và DNA có vai trò quan trọng đối với chức năng não và di truyền.
- Giàu Acetylcholine và Globulin tốt cho hệ thống miễn dịch.
- Lượng Insulin tự nhiên lớn thích hợp cho người tiểu đường.
- Sữa ong chúa cũng là nguồn cung cấp vitamin B2 cần thiết cho nhiều quá trình tế bào.
- Bên cạnh đó, sữa chúa còn gồm nhiều chất khác rất tốt cho sức khỏe con người như: Albumin, các enzym, Lecithin, Estradiol và Hormone steroid…
Công dụng của sữa ong chúa
Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, sữa chúa có nhiều công dụng tuyệt vời đối với con người.
Tác dụng của sữa ong chúa trong làm đẹp
Sữa chúa chống lão hóa da
Theo các nhà khoa học, quá trình tái tạo da của con người trở nên kém hiệu quả hơn theo thời gian. Da thường trở nne mỏng, khô và không còn linh hoạt như “tuổi đôi mươi”. Tuy nhiên, một trong những giải pháp làm chậm quá trình lão hóa đó là thúc đẩy cơ thể sản xuất Collagen. Qua nghiên cứu và phân tích, các nhà khoa học đã tìm ra trong sữa ong chúa chứa silicon và một số axit – chất giúp tăng sản xuất collagen.
Không những thế, trong sữa chúa còn chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng nhiều dưỡng chất như:
- Flavonoid
- Axit nucleic
- Axit decanoic
- Enzim
- Một số hoóc môn
Các chất này có tác dụng chống lão hóa da, giúp làn da luôn căng mịn, ngăn ngừa nếp nhăn, giữ gìn xuân sắc.
Sữa chúa trị nám, tàn nhan, sạm da
Do tác động của môi trường cùng sự thay đổi nội tiết tố, làn da của phụ nữ nhanh chóng bị lão hóa, xạm và xuất hiện tàn nhang. Sữa chúa chính là giải pháp tốt, giúp giải quyết vấn đề này.
Sữa ong chúa cung cấp lượng vitamin, biotin và các hoóc – môn đáng kể cho cơ thể. Các chất này có tác dụng làm thay đổi tận gốc các nguyên nhân gây tàn nhang, nám da, sạm da. Nếu sử dụng sữa chúa đúng cách, da bạn sẽ dần trở nên trắng hồng và căng mịn.
Bảo vệ và phục hồi làn da là công dụng của sữa ong chúa
Sữa chúa có tác dụng giống như “kem chống nắng”, bảo vệ da khỏi các tác động do môi trường, đặc biệt là tia UV.
Trong trường hợp làn da bị tổn thương do hóa chất, tia bức xạ, tia cực tím, ô nhiễm môi trường, sữa chúa có khả năng phục hồi và tái tạo lại vùng da này.
Ngoài các công dụng trên, sữa chúa còn giúp da giảm mụn và chống viêm da nhờ các chất kháng sinh tự nhiên. Hay với hàm lượng vitamin H cao, sữa chúa giúp:
- Cải thiện tình trạng tóc bị chẻ ngọn
- Giảm tiết bã nhờn cho da đầu
- Kích thích sự tăng trưởng của tóc
- Tăng tính đàn hồi cho sợi tóc
- Phòng ngừa và hạn chế rụng tóc
Tác dụng sữa ong chúa đối với sức khỏe con người
Không chỉ nổi bật trong lĩnh vực làm đẹp, sữa ong chúa còn được sử dụng như một loại “thuốc bổ”, tốt cho sức khỏe.
Sữa chúa giúp bồi bổ sức khỏe
Các nhà khoa học khẳng định, sữa chúa giống như thuốc bổ tự nhiên. Sữa được khuyên dùng cho các đối tượng sau:
- Trẻ em mới lớn
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
- Người già
- Người suy nhược thể trạng và tinh thần.
Sữa ong chúa có tác dụng tăng cường sinh lực. Dùng sữa ong chúa thường xuyên giữ giữ cho thể trạng và tinh thần luôn khỏe, lưu thông máu và ăn ngon miệng hơn.
Các công dụng của sữa chúa có được nhờ thành phần vi lượng như là các vitamin nhóm B, các acid amin và các khoáng chất. Trong dân gian, người ta thường kết hợp sữa chúa với mật ong và dầu gừng cho những người:
- Huyết áp thấp
- Người lạnh tay chân
- Mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ lơ mơ
- Đau đầu hoa mắt chóng mặt
- Người hay say tàu xe, buồn nôn
- Người bị cảm lạnh, tiêu hóa kém
Sữa ong chúa hỗ trợ điều trị bệnh
Tác dụng sữa chúa đối với bệnh mất ngủ
Làm thế nào để có một giấc ngủ ngon, sâu là câu hỏi của không ít người mắc bệnh mất ngủ. Giải pháp thường được hầu hết mọi người sử dụng là “viên thuốc ngủ”. Tuy nhiên, phương pháp này lại gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như làm mất cân bằng hóa học trong não. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là các bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh.
Sưa ong chúa với đầy đủ các chất bổ dưỡng tự nhiên. Các chất này có tác dụng cân bằng hệ thống thần kinh não bộ. Do vậy, uống sữa chúa giúp cơ thể thư giản. Theo đó, giấc ngủ đến tự nhiên, làm tăng cảm giác thảnh thơi khỏe khoắn.
Công dụng sữa chúa đối với bệnh thiếu máu
Sữa chúa là chất tạo máu rất tốt. Từ nhiều thập niên qua, các nhà khoa học đều nhận thấy rằng, sử dụng sữa ong chúa thường xuyên làm tăng hồng cầu trong máu. Công dụng này của sữa ong chúa có được là nhờ có chất sắt cùng nhiều protein dưới dạng amino acid, khoáng chất, sinh tố. Các chất này có vai trò quan trong trong quá trình tái tạo máu.
Sữa ong chúa giúp tái tạo tế bào võng mạc mắt
Với hàm lượng acid béo không no, DHA, Vitamin B2, và các acid amin thiết yếu, sữa ong chúa có có tác dụng tăng cường khả năng tía nào tế bào thị giác. Điều này giúp bảo vệ mắt trước tác hại của tia cực tím. Nếu kết hợp sữa chúa với dầu gấc, bạn sẽ làm chậm được quá trình lõa hóa mắt. Do vậy, các bác sỹ khuyên rằng, việc kết hợp 2 vị thuốc này giúp phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
Trong sữa ong chúa rất giàu acid béo không no, DHA, Vitamin B2, và các acid amin thiết yếu, giúp tăng cường khả năng tái tạo tế bào thị giác, bảo vệ mắt trước tác hại của tia cực tím. Có thể khẳng định, sữa ong chúa khi phối hợp cùng với dầu gấc là một vị thuốc vô giá dành cho mắt, làm chậm đáng kể khả năng lão hóa mắt, ngăn ngừa đục thủy tinh thể.
Sữa ong chúa – “thuốc cải tử hoàn sinh” cho trẻ sơ sinh
Từ lâu, người ta thường truyền tai nhau rằng, sữa chúa giống như “chất hoàn sinh” đối với trẻ bị sinh son. Sữa chúa được dùng để phòng chống nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh. Thêm vào đó, nó có khả năng làm giảm triệu chứng vàng da, chốc lở da đầu, làm giảm các cơn đau bụng. Sữa chúa hoàn toàn không độc, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ luôn khỏe mạnh, mau lớn.
Trẻ em đang trong tuổi lớn cũng có thể sử dụng sữa ong chúa. Sữa hỗ trợ tăng trưởng tốt. Bởi vậy, sữa ong chúa phù hợp cho mọi lứa tuổi.
Sữa ong chúa giúp tăng cường sinh lý
Sữa ong chúa còn được mệnh danh là “vingra” giúp tăng cường sinh lý cả nam và nữ. Trong sữa chúa chứa một lượng đáng kể các thích tố sinh dục tự nhiên. Nhờ đó, sữa có tác dụng:
- Tăng cường sinh lý
- Chữa liệt dương ở nam giới
- Chữa các bệnh thời kỳ mãn kinh ở nữ giới
- Cung cấp nội tiết tố tự nhiên cho cơ thể
- Tăng khả năng thụ thai
Ngoài ra, sữa chúa còn giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu. Đây cũng là vị thuốc thường được sử dụng chữa các bệnh ho, hen suyễn, bệnh thiếu máu và tiểu đường.
Tác dụng phụ của sữa ong chúa
Sữa ong chúa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa nhiều tác dụng phụ, tác hại không lường nếu không dùng đúng đối tượng.
Sữa chúa gây các phản ứng dị ứng
Sữa ong chúa hiện đang được sử dụng dưới dạng: Lỏng, viên uống hoặc bột. Dù dùng ở dạng nào, người dùng có nguy cơ gặp phản ứng dị ứng như nhau.
Các nhà khoa học cho biết, sữa chúa có thể chứa nhiều loại phấn hoa, Vì vậy, những người bị dị ứng phấn hoa đều cần hết sức đề phòng khi sử dụng. Dị ứng có thể đi từ nhẹ đến nặng. Bao gồm các triệu chứng:
- Ngứa
- Nổi mẩn đỏ
- Đau đầu
- Đau bụng
- Nặng nhất là sốc phản vệ, khó thở
Các triệu chứng khó chịu ở dạ dày có thể do tác dụng phụ của sữa chúa
Thực tế, nhiều người sử dụng sữa ong chúa đã xuất hiện một số tác dụng phụ như:
- Đau dạ dày
- Đầy hơi
- Rối loạn tiêu hóa
Theo báo cáo y khoa, sữa chúa có thể gây kích thích nhẹ với niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, triệu chứng thường xuất hiện phổ biến ở những người có cơ địa nhạt cảm.
Sữa chúa gây kích ứng hô hấp, hen suyễn
Các bác sỹ khuyến cáo, những người bị hen suyễn tuyệt đối không nên dùng sữa ong chúa. Sau khi sử dụng sữa ong chúa, người bệnh hen suyễn có thể xuất hiện các triệu chứng khó chịu. Cơ thể bệnh nhân có thể xảy ra các phản ứng từ nhẹ đến nặng như:
- Kích ứng da
- Khó thở do co thắt phế quản và túi khí trong phổi
Bên cạnh các bệnh nhân hen suyễn, sữa chúa còn được khuyến cáo khi dùng cho người có vấn đề về hô hấp.
Tác dụng phụ của sữa chúa gây nổi mẩn, ngứa
Những người có làn da nhạy cả, dễ dị ứng với các loại mỹ phẩm cũng nên cẩn thận khi dùng sữa chúa. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, rất nhiều trường hợp có da nhạy cảm sau khi dùng sữa chúa xuất hiện các triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ trên da. Nặng hơn, cơ thể có thể bị phát ban trên diện rộng.
Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng về vấn đề này. Hiện tượng kích ứng da sẽ tự hết sau 2 – 3 ngày. Để giảm cảm giác ngứa, bạn có thể sử dụng các thuốc bôi ngoài da.
Cách dùng sữa ong chúa hiệu quả
Cách sử dụng sữa ong chúa như thế nào là hiệu quả? Cần lưu ý gì khi dùng sữa ong chúa? Đây là thắc mắc của không ít người tiêu dùng khi quan tâm đến sản phẩm này.
Có nhiều cách sử dụng sữa chúa. Dưới đây là một số cách dùng phổ biến được nhiều người áp dụng:
- Uống sữa ong chúa trực tiếp
- Sữa ong chúa ngâm rượu
- Dùng sữa ong chúa trong làm đẹp da
Uống sữa chúa trực tiếp
Đây là cách sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên , khi sử dụng, người dùng cần chú ý về liều lượng như sau:
- Đối với người lớn:
Mỗi ngày nên sử dụng từ 3 đến 5g (tương đương 1/2 thìa cà phê). Uống vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ. Nếu muốn phục hồi tuổi xuân, bạn có thể uống gấp đôi liều lượng.
Tốt nhất nên uống trực tiếp và ngậm để sữa tan trên đầu lưỡi. Theo đó, lớp niêm mạc của lưỡi sẽ hấp thu hiệu quả nhất các chất dinh dưỡng. Những ai cảm thấy chua gắt, khó uống có thể pha với một chút nước ấm hoặc mật ong.
- Đối với trẻ em trên 3 tuổi
Pha một giọt nhỏ sữa ong chúa vào bình sữa của bé. Cho bé uống sữa chúa hàng ngày. Tuy nhiên, nếu cho trẻ uống nhiều có thể gây phát dục sớm. Đơi với trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, có thể bổ sung chất sữa chúa với liều lượng nhỏ.
Sữa ong chúa ngâm rượu
Sữa ong chúa có tác dụng tăng cường sinh lực, trí nhớ, chống lão hóa… Vậy cách ngâm rượu sữa chúa như thế nào?
Nguyên liệu chuẩn bị để ngâm rượu sữa chúa
- 1 gr sữa ong chúa
- 100 gr mật ong nguyên chất
- 1 lít rượu 30-35 độ.
- 1 bình thủy tinh (to nhỏ theo khối lượng rượu)
Cách ngâm rượu sữa chúa
Cho tất cả các nguyên liệu vào bình. Trộn đều tất cả với nhau. Bạn có thể sử dụng ngay hoặc ngâm một thời gian cho các nguyên liệu ngấm vào nhau.
Cách dùng sữa ong chúa ngâm rượu
Rượu sữa chúa có thể sử dụng cho đàn ông, phụ nữ, người già, kể cả trẻ nhỏ.
- Trẻ em dưới 5 tuổi, uống 5mg/ngày.
- Trẻ em từ 5-10 tuổi, uống 10mg/ngày.
- Trẻ em trên 10 tuổi uống 20mg/ngày, chia làm 2 lần sáng và chiều.
- Người lớn, người cao tuổi, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30-50mg.
Uống sữa ong chúa ngâm rượu trước hoặc sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ. Uống liên tục trong vòng 6 – 10 tuần.
Sữa ong chúa làm đẹp da
Dùng sữa chúa trị mụn, trị nám tàn nhang
- Dùng 1 đến 2 giọt thoa trực tiếp lên da.
- Đợi trong vòng 5 đến 10 phút đến khi lớp sữa khô.
- Thấm ướt tay đập nhẹ lên để sữa thẩm thấu vào da.
- Sử dụng mỗi ngày để thấy tác dụng.
Lưu ý: Đối với da nhờn, bạn nên sử dụng lát chanh tươi thoa lên mặt. Sau đó, rửa sạch da mặt bằng nước ấm trước khi thoa sữa ong chúa. Nếu da nhạy cảm dễ bị kích ứng, bạn có thể dùng lát cà chua mỏng thoa đều khoảng 5-10 phút. Sau đó rửa sạch rồi thoa sữa chúa.
Dùng sữa ong tươi làm mặt nạ dưỡng da
Công thức mặt nạ dưỡng da với sữa chúa 1
– Chuẩn bị:
- 1 thìa cafe sữa ong chúa tươi
- 01 lòng đỏ trứng gà
- 01 thìa cafe mật ong
– Cách làm:
- Cho 3 nguyên liệu trên vào tô sạch. Trộn đều tạo thành hỗn hợp sánh.
- Thoa đều tạo thành lớp mặt nạ vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Bạn có thể để mặt nạ qua đêm, sáng dậy rửa sạch. Hoặc bạn có thể đắp mặt nạ này khoảng 30 phút rồi rửa sạch.
- Dùng liên tục trong 1 tuần được xem như 1 liệu trình. Sau khoảng 3 liệu trình, bạn sẽ thấy da mặt trở nên căng mịn, tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, bạn không nên làm quá nhiều liệu trình liên tục. Tốt nhất, nên nghỉ một liệu trình rồi lại làm tiếp tục đến khi da đỏ hồng lên thì nghỉ.
Công thức làm mặt dạ dưỡng da với sữa chúa 2
– Chuẩn bị
- 1/2 thìa café sữa ong tươi
- 1 thìa cafe dầu thực vật
- 1 thìa cafe nước hoa hồng
– Cách làm
- Cho 3 nguyên liệu trên vào tô sạch. Bạn tiến hành trộn đều tạo thành hỗn hợp sánh mịn.
- Thoa lên da để khoảng 30 phút rồi rửa sạch bằng nước lã.
- Tốt nhất nên làm 2 lần/tuần. Công thức này giúp se khít lỗ chân lông, làm mờ hẳn các vết thâm, sưỡng da trắng hồng.
- Đối với da nhờn, trước khi đặp mặt nạ bạn có thể dùng lát chanh mỏng thoa đều trong 5-10 phút rồi rửa sạch. Đối với da nhạy cảm dễ bị kích ứng thì thay bằng lát cà chua.
Làm mặt nạ sữa ong chúa viên với sữa tươi
Chỉ cần cắt lấy phần sữa trong 1 viên sữa ong chúa hòa với nước cốt chanh hoặc trộn với 2 thìa sữa tươi. Với cách làm này có tác dụng tương tự sữa ong chúa tươi.
- Trước tiên, bạn cần làm sạch da trước khi đắp mặt nạ để cho dưỡng chất thẩm thấu vào da một cách tốt nhất.
- Sau khi đắp mặt nạ xong phải rửa bằng nước ấm, rồi mới dùng nước lạnh vỗ đều và nhẹ lên toàn bộ khuôn mặt.
- Lau khô mặt bằng khăn mềm và thoa lên một lớp kem dưỡng ẩm lên da.
Lưu ý: Không nên dùng sữa ong chúa đã biến chất, mùi khét, hắc khó chịu. Nếu có thời gian thì bạn nên tự làm hỗn hợp mặt nạ chứ không nên mua hỗn hợp mật ong sữa chúa mà người ta đã trộn sẵn để tránh phải hàng giả, hàng nhái. Việc sử dụng loại có sẵn dễ gây tổn thương cho da.
Mặt nạ sữ ong chúa mật ong với sữa tươi đơn giản, đễ làm. Đắp mặt nạ thường xuyên có tác dụng trắng da, dưỡng ẩm, ngăn ngừa mụn, làm mờ nám, tàn nhang. Các chuyên gia sức khỏe đã phân tích rằng trong sữa ong chúa có chứa hàng trục loại axit amin, DHA, vitamin như B1, B2, B6, PP, đặc biệt có nhiều vitamin A, E giúp hỗ trợ chống lại tình trạng khô da.
Lưu ý khi dùng sữa ong chúa
Có nên uống sữa ong chúa tươi thường xuyên không?
Ngoại trừ những đối tượng khuyến cáo sử dụng, người bình thường có thể uống hàng ngày. Bởi liều lượng tiêu thụ sữa chúa hàng ngày iys nên bạn có thể sử dụng thời gian dài mà không lo thừa chất, béo phì.
Nên uống sữa chúa trong bao lâu?
Với mục đích làm đẹp, bạn nên sử dụng liên tực trong khoảng 40 – 60 ngày.
Với mục đích phục hồi và tăng cường chức năng sinh lý, bạn nên dùng 15 – 20 ngày. Nếu tình trạng suy yếu nặng thì bạn có thể sử dụng lâu hơn.
Uống sữa ong chúa tươi lúc nào có hiệu quả tốt nhất?
Sữa ong chúa tươi có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Do vậy, bạn nên sử dụng trực tiếp vào sáng sớm để bổ sung năng lượng cho cả ngày.
Hoặc bạn có thể uống vào buổi tối trức khi đi ngủ để an thần, điều tiết giấc ngủ. Bạn sẽ thấy ngon giấc và khỏe mạnh sảng khoái vào ngày hôm sau.
Một số lưu ý khi sử dụng sữa ong chúa khác
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bạn mới cho dùng loại sản phẩm này. Chỉ dùng trong trường hợp trẻ còi yếu, lười ăn, bị suy nhược cơ thể hoặc mới ốm dậy. Khi đã khắc phục được tình trang sức khỏe cho bé thì dừng sử dụng.
Phụ nữ có thai nên lưu ý khi sử dụng sữa ong chúa. Trong giai đoạn mang thai từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, sữa chúa cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển khỏa mạnh và thông minh. Tuy nhiên, từ tháng thứ 7 trở đi, không nên dùng sữa chúa. Bởi trong sữa chúa chứa các chất kích thích khiến tử cung co bóp, dễ gây hiện tượng sinh non.
Xem thêm:
Bạn đã biết cách dùng sữa chúa ong chăm sóc da đúng cách chưa ? – Báo Đời sống và Pháp luật
Xem thêm:
Hướng dẫn bảo quản sữa ong chúa để lâu không hỏng
Sữa chúa có 2 dạng:
- Sữa ong chúa viên nang
- Sữa ong chúa tươi
Mỗi dạng có cách bảo quản khác nhau.
Bảo quản sữa ong chúa viên nang
Sữa chúa dạng viên nang rất tiện lợi. Tuy nhiên, dạng này chỉ có 50% là sữa chúa, còn lại là chất phụ gia và bảo quản. Vì vậy, biệc bảo quản loại này tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Bảo quản sữa ong chúa tươi
Cách bảo quản sữa chúa tươi không đơn giản như dạng viên nang. Bởi sữa chúa tươi rất dễ bị hỏng nếu không biết cách bảo quản đúng. Để bảo quản sữa chúa tươi được lâu nhất, bạn có thể tham khảo cách sau:
- Ngay sau khi lấy ra khỏi tổ: Bạn phải cho ngay sữa chúa tươi được cho vào hộp. Nén sữa ong chúa tươi xuống để lượng không khí lọt vào trong hộp là nhỏ nhất. Đóng chặt nắp và để trong ngăn đá của tủ lạnh.
- Khi vận chuyển: Sữa chúa tươi cần để trong thùng xốp. Bên trong thùng xốp xếp đá viên để giữ lạnh.
- Thông thường, sữa chúa tươi để ở ngoài tối đa được 2 tới 5 ngày. Nếu bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh có thể để được hơn 2 năm. Trường hợp chỉ để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể sử dụng trong vòng 6 tháng.
- Mỗi lần sử dụng, các bạn lấy một lượng sữa ong chúa nhất định. Sau khi lấy, cần cất lại trong tủ lạnh để đảm bảo chất lượng. Sữa ong chúa tươi thành phần dinh dưỡng dễ hấp thụ cao. Nên nếu để ngoài không khí lâu sẽ bị phản ứng làm giảm tác dụng hoặc hỏng.
Mua sữa ong chúa ở đâu?
Sữa ong chúa nổi bật với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, cách dùng đơn giản. Vì vậy, nhiều người tìm mua sữa chúa về sử dụng. Tuy hiên, trên thị trường hiện nay, sản phẩm được bày bán tràn lan, không được kiểm định chất lượng. Nếu không biết chọn mua, phân biệt thật giả, người dùng dễ lâm vào tình trạng “tiền mất tật mang”.
Hướng dẫn phân biệt sữa ong chúa thật, giả
Nhận biết sữa ong chúa thật, giả bằng cách nếm
- Sữa ong chúa thật:
Ngậm sữa ong chúa trong miệng. Nếu là sản phẩm thật, bạn sẽ thấy sữa dần tan hết trong miệng mà không để lại cợn bột. Đồng thời, bạn cũng cảm thấy có vị hơi chua và lợ. Cổ họng thấy khé.
- Sữa ong chúa giả, không nguyên chất:
Sữa ong chúa giả thường được làm giả bằng cách pha với bột hoặc các hỗn hợp khác. Khi ngậm trong miệng, bạn sẽ không cảm nhận được các vị như sữa thật nêu ở trên.
Phân biệt sữa ong chúa thật giả bằng cách thoa lên tay
Cách tiến nhận biết như sau: Thoa sữa chúa lên da tay. Giữ nguyên trong vòng từ 2 đến 5 phút.
- Nếu sản phẩm khô lại và phần da được thoa lên sẽ căng ra giống như một lớp màng keo thì chứng tỏ là sữa chúa thật.
- Ngược lại, sữa chúa giả, không nguyên chất thì không có hiện tượng nêu trên.
Nhận biết sữa chúa thật thông qua màu sắc
- Sữa ong chúa thật có màu vàng nhạt ( sau khi được lấy ra khỏ nụ chúa ), hoặc trắng đục ( vẫn còn nằm trong nụ chúa ), dạng sệt.
- Trong khi đó, sữa ong chúa pha màu sắc sẽ khác đi hoặc sẽ xuất hiện các đốm màu lạ. Các màu sắc lạ có thể do phản ứng giữa các chất không tương đồng.
Sử dụng mật ong để nhận biết sữa chúa thật, giả
Trộn sữa ong chúa với mật ong nguyên chất. Sữa ong chúa nguyên chất sẽ tan hoàn toàn trong mật ong và không phân lớp.
Địa chỉ mua sữa ong chúa uy tín, chất lượng
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua được sữa ong chúa. Tuy nhiên, làm thế nào để mua được sản phẩm thật, nguyên chất? Địa chỉ mua bán sữa ong chúa nào uy tín, chất lượng lại là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn.
Trên thị trường hiện nay, sữa ong cháu được rao bán tràn lan, không có sự kiểm soát. Người dùng rất có thể mua phải hàng giả, kém chất lượng. Do vậy, tốt nhất, bạn nên đến trực tiếp cơ sở nuôi ong để mua sản phẩm. Tại đây, người dùng có thể được chứng kiến tận mắt quy trình lấy sữa ong chúa.
Người dùng cũng có thể mua sản phẩm tại các đại lý uy tín. Một cơ sở mua ấn sữa ong chúa uy tín cần đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
- Có giấy phép kinh doanh của cơ quan chức năng
- Giấy chứng nhận chất lượng được cấp bởi Bộ y tế
- Được chính người tiêu dùng đánh giá cao.
Hoặc bạn có thể mua online. Tuy nhiên, nên yêu cầu kiểm tra sản phẩm trước khi nhận hàng. Những người bán hàng thật sẽ không ngại gì cho bạn kiểm tra sản phẩm.
Giá sữa ong chúa chuẩn trên thị trường hiện nay
Giá sữa ong chúa nguyên chất 100% bao nhiêu? Việc xác định đúng giúp người dùng lựa chọn được sản phảm tốt, chất lượng với giá thành hợp lý.
Sữa ong chúa được rao báo với nhiều mức giá khác nhau. Sữa ong chúa giá bao nhiều còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Mùa, thời điểm từng năm và mức độ cạnh tranh của người mua kẻ bán.
Giá sữa ong chúa trên thị tường hiện nay:
- Giá sữa ong chúa tươi dao động từ 150.000 đến 300.000 đồng/100g.
- Giá sữa ong chúa dạng bào chế viên nang dao động từ 500.000 – 600.000 đồng/hộp.
Người dùng cần chọn địa chỉ mua bán sữa ong chúa uy tín để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng. Địa chỉ uy tín thường niêm yết giá thành sản phẩm rõ ràng. Do vậy, người dùng tránh được được nguy cơ “tiền mất tật mang”.
Xem thêm: