Tế bào gốc ung thư hình thành như thế nào? Cơ chế gây ung thư ra sao? Tại sao có tế bào gốc ung thư? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm khi ung thư đang trở thành “thảm dịch” trên toàn cầu. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ cơ chế hình thành các tế bào ung thư và các nguyên nhân gây ung thư phổ biến hiện nay.
Tế bào gốc ung thư hình thành làm “mầm bệnh” xuất hiện đầu tiên trong cơ thể. Vậy tại sao tế bào gốc ung thư gây bệnh? Tế bào ung thư khác tế bào khỏe mạnh bình thường như thế nào?
Tế bào gốc ung thư hình thành – nơi mầm bệnh bắt đầu
Cơ thể và các hệ cơ quan được tạo nên bởi tập hàng triệu tế bào. Mỗi nhóm tế bào có một chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Để phục vụ cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể, các tế bào luôn được sinh ra và “chết đi”.
Các tế bào bình thường trong cơ thể đi theo con đường tăng trưởng, phân chia và chết. Lập trình chết tế bào tự nhiên được gọi là apoptosis. Khi quá trình này phá vỡ, tế bào phân chia không kiểm soát, ung thư bắt đầu hình thành.
Không giống như tế bào bình thường, tế bào ung thư không bị tiêu diệt theo chu kỳ. Nó tiếp tục phát triển và phân chia. Dẫn đến một khối lượng của các tế bào bất thường phát triển ngoài tầm kiểm soát. Điều này dẫn đến việc hình thành khối u ung thư ban đầu.
Cơ chế gây ung thư
Tế bào gốc ung thư hình thành do sự phát triển và phân chia không kiểm soát của tế bào. Sau đây là một số cơ chế gây ung thư bạn nên biết:
Đột biến Gene – loại DNA
Các tế bào có thể bị tăng trưởng không kiểm soát được nếu có sự đột biến gene (DNA). Bốn loại gene chủ chốt chịu trách nhiệm cho quá trình phân chia tế bào:
- Oncogenes có vai trò kiểm soát sự sinh trưởng, phát triển tế bào
- Gene ức chế khối u giúp các tế bào khi không phân chia
- Apoptosis – các gene kiểm soát sự tự chất theo chu kỳ của tế bào
- Gene sửa chữa các tế bào hư hỏng.
Tế bào gốc ung thư hình thành là kết quả của sự đột biến ức chế chức năng gene ức chế ung thư oncogen và khối u. Ung thư xảy ra khi một đột biến gene tế bào làm cho tế bào không thể sửa sai DNA. Đồng thời các tế bào phát triển không kiểm soát và không thể “tự chết” theo chu kỳ. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng tế bào không kiểm soát được.
Chất gây ung thư
Chất gây ung thư là một nhóm các chất trực tiếp chịu trách nhiệm gây tổn hại DNA. Các chất này góp phần gây đột biến gene, hình thành tế bào ung thư. Thuốc lá, amiăng, asen, bức xạ như gamma và tia X, ánh nắng mặt trời, và các hợp chất trong khói xe hơi, hóa chất là những chất gây ung thư thường gặp hàng ngày.
Khi cơ thể chúng ta tiếp xúc với chất gây ung thư, các gốc tự do được hình thành để cố ăn cắp các electron từ các phân tử khác trong cơ thể. Các gốc tự do gây hại cho tế bào. Ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của tế bào. Dẫn đến rối loạn chức năng phân chia tế bào – tế bào gốc ung thư hình thành. Các tế bào này phát triển không kiếm soát. Quá trình này phát triển liên tục, dần hình thành nên khối u ung thư ban đầu.
Ung thư và các yếu tố y học khác
Khi cơ thể lão hóa, số lượng các đột biến gây ung thư có thể xảy ra trong DNA. Điều này làm cho tuổi tác là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh ung thư.
Một số virut cũng có liên quan đến ung thư như: Virut papillomavirus người (nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung), viêm gan B và C (nguyên nhân gây ung thư gan), và virus Epstein-Barr (một nguyên nhân của một số bệnh ung thư ở trẻ em).
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) – và bất cứ thứ gì ngăn chặn hoặc làm suy yếu hệ thống miễn dịch – ức chế khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể và tăng nguy cơ phát triển ung thư.
Các nguyên nhân gây bệnh ung thư – Tuổi trẻ
Tại sao tế bào gốc ung thư có thể “lan truyền” trong cơ thể
Từ tế bào gốc ung thư hình thành ban đầu, ung thư có thể lan truyền qua mô, hệ bạch huyết, và máu đến các bộ phận khác của cơ thể. Khi ung thư lan đến một phần khác của cơ thể, nó được gọi là di căn. Các tế bào ung thư di chuyển ra khỏi nơi chúng bắt đầu (khối u nguyên phát) và đi qua hệ thống bạch huyết hoặc máu. Khối u di căn là cùng một loại tế bào gốc ung thư hình thành ban đầu như khối u nguyên phát.
Mô
Ung thư lan ra từ nơi mà nó bắt đầu bằng cách phát triển thành các khu vực gần đó.
Hệ bạch huyết
Ung thư đi vào hệ thống bạch huyết. Thông qua mạch bạch huyết nó tạo thành khối u (di căn) ở một phần khác của cơ thể.
Mạch máu – con đường lan truyền các tế bào ung thư
Ung thư đi vào máu. Nó đi qua các mạch máu, và tạo thành khối u (di căn) ở một phần khác của cơ thể.
Ung thư đang trở thành “thảm dịch” của toàn thế giới. Tế bào gốc ung thư hình thành bất cứ khi nào. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị nếu được phát hiện sớm. Do đó để chủ động tầm soát ung thư bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại gây ung thư. Đồng thời nên xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện, cải thiện sức khỏe hàng ngày.
.