Ung thư gan di căn lên phổi liệu có thể chữa khỏi. Và nếu như chữa được thì dùng phương pháp gì? Với trường hợp ung thư gan đã di căn vô cùng nguy hiểm và gây tử vong cao. Vậy cách phòng ngừa bệnh K gan hữu hiệu là gì? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết thêm một số thông tin về căn bệnh này.
Mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư gan đã di căn
Ung thư gan di căn lên phổi được y học đánh giá là một trong những loại bệnh nguy hiểm. Người mắc bệnh thông thường khó phát hiện bệnh sớm. Vì vậy ung thư gan có tỉ lệ tử vong rất cao và tiến triển bệnh rất nhanh. Tế bào ung thư ở giai đoạn cuối đã di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể như phổi, xương hay não. Tuy rằng tỉ lệ di căn sang phổi không cao nhưng mức độ nguy hiểm rất cao.
Người bệnh khi bước vào giai đoạn này, các tế bào ác tính đã tấn công sang phổi. Làm suy giảm chức năng, biểu hiện rõ bằng các triệu chứng khác nhau. Có thể thấy rõ là những cơn ho khan hay ho kèm đờm kéo dài. Đôi khi còn kèm theo máu, co thắt vùng ngực và hít thở khó khăn hơn. Ung thư gan di căn lên phổi ngăn cản quá trình hô hấp. Bệnh nhân thường xuyên bị khó thở, nặng hơn có thể khiến tê liệt thân kinh. Một số trường hợp nguy hiểm đến tính mạng.
Trong trường hợp này, cơ thể bệnh nhân thường mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt. Tiên lượng bệnh rất xấu và thường khó kiểm soát được tình trạng bệnh. Vậy thì nếu điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định thì có thể sống được bao lâu.
Ung thư gan di căn lên phổi sống được bao lâu?
Vì tiên lượng bệnh ung thư gan di căn lên phổi rất xấu nên việc sử dụng các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị chỉ có thể làm giảm đau đớn. Kéo dài sự sống cho bệnh nhân mà không thể chữa trị như giai đoạn đầu. Tỉ lệ sống của căn bệnh này rất thấp. Trung bình chỉ sống được khoảng từ 6 tháng cho đến 1 năm. Rất ít trường hợp sống được trên 1 năm.
Nếu chữa trị không kịp thời, một số ca mắc bệnh đã tử vong chỉ sau 2-3 tháng phát hiện bệnh. Vì thế việc chuẩn đoán trong quá trình điều trị ung thư là rất quan trọng. Nhằm xác định tình trạng bệnh như thế nào, đã di căn hay chưa để đưa ra phương án phù hợp nhất.
Xem thêm:
Phương pháp điều trị ung thư gan
Có nhiều kĩ thuật điều trị ung thư gan di căn lên phổi. Tuy nhiên trước hết cần xác định được tình trạng của người bệnh. Sức khỏe có ổn định không, mức độ nghiêm trọng của bệnh như thế nào? Dựa vào đó các bác sĩ mới đưa ra phương pháp điều trị bệnh. Một số kĩ thuật được sử dụng trong giai đoạn này như sau:
Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan
Phụ thuộc vào chức năng gan và kích thước khối u, bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ phần gan bị hỏng và một phần nhỏ các mô xung quanh để tránh tế bào ung thư lây lan sang các vùng khác của cơ thể.
Phẫu thuật cấy ghép gan
Nếu bệnh nhân được hiến tặng gan khỏe mạnh thì phương án phẫu thuật cấy ghép gan sẽ được các bác sĩ tiến hành. Đây là sự lựa chọn hàng đầu đối với những bệnh nhân mắc K gan ở giai đoạn đầu. Kĩ thuật này sẽ giúp bệnh nhân kéo dài được sự sống. Ngoài ra, người bệnh có thể được tiêm cồn hay rượu nguyên chất vào khối u. Nhằm mục đích làm khô các tế bào ung thư, ngăn chặn chúng phát triển. Phương pháp frrezing cũng được áp dụng trong một số trường hợp cần thiết để tiêu diệt tế bào ung thư.
Tiêm hóa trị vào gan để ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư. Làm khối u dần dần nhỏ lại. Hóa trị hay xạ trị cũng được sử dụng nhiều trong trường hợp bệnh nhân ung thư gan di căn lên phổi hay các cơ quan khác. Tuy nhiên cần chú ý bởi cách làm này khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra tình trạng đau đầu, buồn nôn.
Ung thư gan di căn lên phổi là giai đoạn cuối của quá trình ung thư gan. Rất nguy hiểm nếu như không được kiểm soát kịp thời. Khi bệnh nhân đã và đang mắc ung thu gan, điều cần thiết hãy theo dõi và khám định kỳ để biết các khối u đã di căn hay chưa? Nếu đã lây lan thì đến đâu để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Tham khảo thêm: Ung thư gan có dấu hiệu nhận biết ra sao? – Báo Vietnamnet
Phòng ngừa bệnh K gan như thế nào?
Để tránh khỏi căn bệnh quái ác này, điều cần thiết phải làm đó là xây dựng lối sống lành mạnh. Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá. Không ăn các loại thực phẩm mất vệ sinh. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh tật sớm. Và quan trọng chế độ dinh dưỡng phải bổ sung các loại rau củ quả chống ung thư. Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để có sức khỏe tốt nhất.
Nếu người bệnh có tiền sử mắc các bệnh như viêm gan cần thăm khám kịp thời. Phát hiện bệnh sớm để có phương án giải quyết tốt nhất.
Xem thêm: