Ung thư lưỡi có chết không? Ung thư lưỡi sống được bao lâu? Đây là những câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người hiện nay, đặc biệt là những người đã và đang sống cùng căn bệnh ung thư lưỡi. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này thông qua những thông tin được chia sẻ dưới đây.
Ung thư lưỡi có chết không? Câu hỏi này đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thích đáng. Bởi lẽ theo thống kê của các bệnh viện chuyên ung bướu cho thấy có gần 62% bệnh nhân ung thư lưỡi nhập viện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Những trường hợp này hầu như không thể chữa trị được nữa. Vậy thực sự ung thư lưỡi có chết không? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu!
Ung thư lưỡi có chết không và ung thư lưỡi có chữa được không?
Định nghĩa về ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi là bệnh thường gặp ở các loại bệnh ung thư vùng miệng và xung quanh miệng. Ung thư lưỡi không có dấu hiệu rõ ràng ở thời gian đầu cho đến khi bệnh phát tác. Bệnh ung thư lưỡi thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Tuy nhiên những năm gần đây độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa.
Ung thư lưỡi được là kết quả của tổn thương ADN trong tế bào ở miệng và họng. Yếu tố gây ra ung thư lưỡi thường do hút thuốc lá hoặc uống quá nhiều rượu. Ngoài ra, có một số trường hợp do virus HPV gây ra.
Dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi
Phần lớn các bệnh nhân ung thư lưỡi không có cảm giác đau ở giai đoạn đầu. Vì thế mà người bệnh thường chủ quan và không đi khám. Nhưng khi tổn thương lớn lên mới xuất hiện nhiều triệu chứng như: Xuất hiện hạch ở cổ, vết loét lâu ngày, màu trắng hoặc đỏ ở hai bên lưỡi (có thể hơi đau hoặc không đau). Thêm vào đó là các triệu chứng như khó khăn khi nói, nhai, chảy máu lưỡi, đau tai… ngứa và đau rát lưỡi khi uống rượu hoặc ăn các loại thức ăn có tính axit.
Những biểu hiện trên có thể tái đi tái lại nhiều lần. Quá trình chăm sóc, điều trị hậu phẫu khá phức tạp. Nguyên nhân là do ung thư lưỡi có nguy cơ tái phát và biến chứng rất cao. Giống với một số loại ung thư khác, ung thư lưỡi có thể di căn đến phổi, gan hoặc xương…
Ung thư lưỡi có chữa được không?
Theo nghiên cứu, có rất nhiều yếu tố tác động đến khả năng điều trị của ung thư lưỡi. Và một trong những yếu tố quan trọng nhất đó chính là mức độ bệnh. Nếu tế bào ung thư mới bắt đầu xuất hiện và chưa có sự lây lan sang các cơ quan khác thì người bệnh vẫn có thể loại bỏ được hoàn toàn các tế bào khối u. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng biện pháp phẫu thuật.
Trong trường hợp mà tế bào ung thư đã phát triển mạnh và có sự lây lan mạnh mẽ đến các cơ quan xung quanh thì người bệnh không thể loại bỏ được tế bào ung thư. Bởi vì tế bào ung thư lúc này đã xuất hiện ở rất nhiều các bộ phận của cơ thể. Nếu như tiến hành phẫu thuật như ở giai đoạn đầu hoàn toàn không được. Lí do là vì cơ thể con người là một hệ thống các cơ quan liên kết hoạt động với nhau. Việc tiến hành phẫu thuật ở giai đoạn này sẽ tác động tới rất nhiều cơ quan trong hệ thống.
Chính vì vậy, khi ung thư đã phát triển mạnh, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng xạ trị, hóa trị. Một vài trường hợp khác dùng thuốc tăng cường sức đề kháng để chống lại sự phát triển của tế bào khối u. Nhờ vào đó có thể từ đó kéo dài thời gian sống của người bệnh.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi – Báo Sức khỏe và đời sống
Bệnh nhân ung thư lưỡi sống được bao lâu?
Thời gian sống của người bệnh phụ thuộc vào mức độ phát triển của bệnh, phương pháp điều trị bệnh, chế độ ăn uống và tinh thần của người bệnh. Theo khảo sát và thống kê công bố gần đây cho biết, tỷ lệ sống của người bệnh sẽ giảm dần theo từng giai đoạn của bệnh. Một cách cụ thể là giai đoạn 1 tỷ lệ sống sau 5 năm là 58%, giai đoạn 2 là 56%, giai đoạn 3 là 55% và giai đoạn cuối là 43%. Một vài ngoại lệ khi người bệnh có phương pháp điều trị phù hợp và duy trì được một lối sống khoa học. Lúc này thời gian sống có thể kéo dài hơn so với mức thống kê đã được đưa ra ở trên.
Vì vậy, người bệnh cũng đừng quá bi quan khi được bác sĩ thông báo là đã mắc bệnh. Bởi vì không phải căn bệnh ngay lập tức đưa đến cho cơ thể cái chết luôn. Bạn nên tin rằng cái chết đến lúc nào lại phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ của người bệnh.
Thông tin trên cũng đã trả lời được câu hỏi ung thư lưỡi sống được bao lâu? Tuy nhiên, bạn không nên tập trung cho vấn đề này quá nhiều. Bạn nên dành thời gian để chăm sóc sức khỏe, điều này sẽ giúp ích cho bạn hơn.
Khuyến cáo của bác sĩ với bệnh nhân ung thư lưỡi
Đến đây, chúng ta trả lời câu hỏi “ Ung thư lưỡi có chết không?” với đáp án là không phải tất cả các trường hợp. Tuy vậy, để an toàn chúng ta nên đề cao cảnh giác với bệnh. Đồng thời bạn cũng nghiêm túc thực hiện các khuyến cáo của bác sĩ như:
- Cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sau bữa ăn, trong khoảng 3 phút.
- Ngoài ra, nên dùng chỉ tơ nha khoa làm vệ sinh những kẽ trống giữa hai răng mà việc đánh răng không chạm tới được, nên đi khám nha sĩ tối thiểu 1 lần/năm.
- Một điều hết sức quan trọng cần lưu ý là: Hạn chế tối đa rượu và thuốc lá (nguyên nhân chính gây ung thư).
.