Giỏ hàng

Ung thư máu có di truyền không? Điều trị bệnh như thế nào?

Ung thư máu có di truyền không? Nghiên cứu chứng minh khả năng di truyền của bệnh ung thư máu? Ung thư máu di truyền qua con đường nào? Những dấu hiệu cho biết bạn đã mắc ung thư máu? Điều trị bệnh ung thư máu như thế nào?. Bài viết này sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc cho bạn đọc. 

Ung thư máu là gì?

Ung thư máu còn được gọi là bệnh bạch cầu hay bệnh máu trắng. Bệnh xảy ra khi các cơ quan tạo máu trong cơ thể sản sinh ra số lượng lớn các loại bạch cầu bất thường.

Sự tăng sinh quá mức tế bào bạch cầu này sẽ ức chế sinh sản các tế bào hồng cầu; bạch cầu và tiểu cầu bình thường khác trong máu.

Gây ra tình trạng thiếu máu; chảy máu; viêm loét; máu khó đông và nhiễm trùng.

Có thể gặp một số triệu chứng khác như gan, phổi, lách, hạch bạch huyết bị sưng to.

Các tế bào bạch cầu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Chúng giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các loại virus và vi khuẩn gây hại.

Nếu các tế bào bạch không hoạt động được một cách bình thường; cơ thể người bệnh sẽ đứng trước nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong.

Hồng cầu đang tấn công bạch cầu, gây ra ung thư máu.

Hồng cầu đang tấn công bạch cầu, gây ra ung thư máu.

Ung thư máu có di truyền không

Ung thư máu có di truyền không? Đây cũng là tâm lý lo lắng chung của rất nhiều người có người thân trong gia đình bị bệnh ung thư máu.

Có thể khẳng định rằng, ung thư máu không di truyền qua gen. Tuy nhiên, không thể ngoại trừ một số trường hợp bị đột biến gen.

Nhiều người thường đặt ra câu hỏi bệnh ung thư bạch cầu có di truyền không? Để trả lời được chính xác câu hỏi này, cần được nghiên cứu và kết luận một cách khoa học với đầy đủ thông tin bằng chứng.

Trong các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền đối với căn bệnh ung thư, hiện chưa có bất cứ một kết luận cụ thể nào chứng tỏ ung thư máu có di truyền.

Theo đó, hầu hết các trường hợp mắc ung thư máu là không do di truyền. Tuy nhiên, một số yếu tố có tính đột biến di truyền có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư máu.

Một câu hỏi được đặt ra là: Bệnh ung thư máu có di truyền không nếu có huyết thống? Để giải đáp cho thắc mắc này, BS. Hoàng Đình Chân – bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt cho biết: Trong hầu hết các trường hợp bệnh ung thư tế bào máu là không di truyền.

Mặc dù có nguy cơ mắc bệnh, nhưng những người có tiền sử gia đình có người thân bị mắc bệnh không nên lo lắng quá.

Bởi vì nhiều người mang trong mình các yếu tố nguy cơ đó lại không phát triển bệnh. Có nhiều trường hợp bệnh lại có thể xuất hiện trên người khỏe mạnh.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/ung-thu/ung-thu-bach-cau-co-di-truyen-khong-389280.html

Ung thư máu có di truyền không – Những dấu hiệu

Bệnh ung thư máu là một căn bệnh ác tính, nguy hiểm tới tính mạng được xuất phát từ các tế bào máu.

Bệnh ung thư tế bào máu xảy ra khi các tế bào máu trắng bất thường được sản xuất trong tủy xương.

Các tế bào máu trắng bất thường này không có cơ chế hoạt động giống như các tế bào máu trắng bình thường trong cơ thể.

Triệu chứng ung thư máu thường ít biểu hiện ra bên ngoài vì thế nên tốt nhất nếu nghi ngờ thì nên tới bệnh viện kiểm tra ngay. Hoặc nên tới bệnh viện khám định kì 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh sớm và điều trị.

Dấu hiệu nhận biết ung thư máu tiêu biểu là hiện tượng chảy máu cam.

Dấu hiệu nhận biết ung thư máu tiêu biểu là hiện tượng chảy máu cam.

Ung thư máu có di truyền không – Cách điều trị

Phương pháp điều trị ung thư máu phụ thuộc vào mức độ của bệnh và sức khỏe của bệnh nhân.

Hiện nay, có một số phương pháp điều trị ung thư máu như sau: xạ trị; hóa trị; ghép tủy xương; điều trị kháng thể; cấy tế bào gốc; truyền máu để tạo sinh huyết.

Xạ trị: Là việc sử dụng các chùm tia năng lượng cao nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư máu.

Một liều bức xạ thấp sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch nên cơ thể; ít có khả năng từ chối các tế bào của người cho. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng nó để chuẩn bị một bệnh nhân sắp ghép tủy xương.

Hóa trị: Là việc sử dụng thuốc uống; thuốc tiêm hoặc thuốc truyền vào dịch não tủy theo từng chu kỳ để tiêu diệt các tế bào ung thư máu.

Ghép tủy/Cấy tế bào gốc:  Những tế bào gốc xe được cấy vào người bệnh thông qua một tĩnh mạch lớn.

Phương pháp này được đánh giá là hiệu quả hơn cả. Với tỷ lệ 50% bệnh nhân có thể kéo dài cuộc sống sau khi thực hiện. Đây là phương pháp áp dụng sau khi người bệnh đã được hóa trị, xạ trị.

Ung thư máu có mấy giai đoạn? Giai đoạn nào nguy hiểm nhất?

Bệnh nhân ung thư máu sống được bao lâu?

Thông thường, đối với bệnh nhân ung thư máu, thời gian sống của bệnh nhân phụ thuộc vào thời gian phát bệnh, mức độ bệnh, thuộc loại bệnh ung thư máu nào hay phương pháp trị bệnh nào.

Theo lý thuyết, ung thư máu chia làm hai loại là ung thư máu nguyên bào tủy và ung thư máu dòng lympho. Mỗi loại này lại được chia thành hai cấp: mãn tính và cấp tính. Với thể cấp tính, các triệu chứng của người bệnh diễn ra nhanh, rõ ràng và ồ át. Còn thể mãn tính, người bệnh có triệu chứng chậm, không rõ ràng, bệnh diễn ra một cách âm thầm.

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button