Giỏ hàng

Ung thư phổi có lây hay không. Cách phòng tránh bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi có lây hay không? Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có truyền nhiễm không? Muốn phòng bệnh ung thư phổi cần phải làm gì? Bệnh ung thư phổi có chữa được không? Đây đều là những thắc mắc thường gặp về bệnh ung thư phổi. Những biểu hiện của căn bệnh này chủ yếu thể hiện ở đường hô hấp. Vì vậy không ít người lo ngại liệu ung thư phổi có bị lây hay không.

Giải đáp thắc mắc ung thư phổi có lây không

Ung thư phổi có lây không là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Căn bệnh này có những biểu hiện đặc trưng về đường hô hấp. Bệnh nhân ung thư phổi dù ở giai đoạn nào cũng ho rất nhiều, ho khan, khi bệnh nặng thì ho ra máu, đau tức ngực. Vì vậy, những người chưa tìm hiểu về căn bệnh này khi tiếp xúc với bệnh nhân đều rất lo lắng. Vậy bệnh ung thư phổi có lây hay không?

Bệnh ung thư phổi không lây!

Theo thống kê, ung thư phổi là bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất. Và căn bệnh này cũng có tỉ lệ bệnh nhân rất cao, 13% trong tổng số bệnh nhân ung thư. Với tỉ lệ mắc bệnh cao như vậy, việc nhiều người thắc mắc ung thư phổi có lây hay không cũng là điều dễ hiểu. Về vấn đề này, đã có nhiều nghiên cứu khoa học uy tín đưa ra câu trả lời. Những ai đã và đang tiếp xúc với bệnh nhân ung thư phổi có thể yên tâm rằng căn bệnh này không có khả năng lây nhiễm.

Ung thư phổi và hầu hết các bệnh ung thư xuất phát từ tế bào. Cụ thể, các tế bào mô phổi tăng sinh không kiểm soát, hình thành khối u ác trong phổi. Chỉ có những căn bệnh do virus, vi khuẩn gây ra mới có khả năng lây nhiễm. Các triệu chứng bệnh chỉ diễn ra trong cơ thể bệnh nhân, không thể phát tán ra môi trường ngoài. Dù có các biểu hiện về đường hô hấp nhưng ung thư phổi không phải bệnh truyền nhiễm. Khoa học đã khẳng định rằng người bệnh ung thư không phải là nguồn lây nhiễm và xảy ra sự truyền nhiễm bệnh tật.

Ung thư phổi không phải là bệnh lây nhiễm.

Ung thư phổi không phải là bệnh lây nhiễm.

Ung thư phổi có khả năng di truyền

Ung thư phổi là bệnh ác tính phổ biến nhất thế giới. Vì vậy, tìm hiểu thông tin về căn bệnh này rất cần thiết với tất cả mọi người. Bên cạnh thắc mắc bệnh ung thư phổi có bị lây không, ung thư phổi có di truyền không cũng là vấn đề quan tâm của nhiều người.

Ở những người có tiền sử gia đình bị ung thư phổi, nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Cụ thể, những người có cha hoặc mẹ bị ung thư phổi, nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2, 7 lần. Còn nếu có cô chú mắc bệnh thì khả năng này là 0,3 lần. Ung thư phổi có khả năng di truyền. Vì vậy, nếu trong gia đình có người mắc bệnh này thì chúng ta nên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khả năng di truyền bệnh còn tăng cao nếu thường xuyên hút thuốc và tiếp xúc với chất độc hại.

Ung thư phổi có khả năng di truyền.

Ung thư phổi có khả năng di truyền.

Xem thêm: Ung thư phổi có di truyền? – Người Lao động

Các cách phòng tránh bệnh ung thư phổi

Mặc dù không cần lo lắng ung thư phổi có lây hay không nhưng chúng ta cần phòng tránh căn bệnh này. Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng cụ thể trong giai đoạn đầu. Khi phát hiện ra, bệnh đã ở giai đoạn nặng, di căn nên rất khó điều trị. Tỉ lệ tử vong do ung thư phổi lên tới 26%. Thay vì để đến khi mắc bệnh mới chữa, tại sao chúng ta không chủ động phòng tránh? Sau đây là một số biện pháp phòng tránh bệnh ung thư phổi:

Tránh xa thuốc lá

Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Trong khói thuốc có chứa tới 69 chất gây tổn hại DNA tế bào và là con đường ngắn nhất dẫn đến ung thư. Tính chung tất cả các bệnh nhân ung thư các loại thì 85% người bệnh từng hút thuốc lá. Vì vậy, muốn phòng tránh ung thư phổi thì cách tốt nhất là tránh xa thuốc lá.

Hạn chế tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm

Hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tất cả các chỉ số độc hại trong nước, không khí, đất đai… đều vượt quá mức cho phép. Đặc biệt là trong không khí tại các khu công nghiệp đều có chứa chất độc hại làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Do đó, để phòng tránh ung thư phổi, bạn nên  tránh xa các khu vực ô nhiễm này. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm thì bạn nên sử dụng các biện pháp bảo vệ đường hô hấp.

Sống trong môi trường không khí ô nhiễm cũng có khả năng cao mắc ung thư phổi.

Sống trong môi trường không khí ô nhiễm cũng có khả năng cao mắc ung thư phổi.

Hạn chế tình trạng phơi nhiễm hóa chất

Nếu bạn đang làm việc trong môi trường hóa chất độc hại thì hãy cẩn trọng. Nhất là với các công việc có liên quan tới amiang, thạch tín, crom, và niken. Đây đều là những ngành nghề, công việc có khả năng cao gây ung thư phổi. Bên cạnh đó, để phòng bệnh bạn cũng cần kiểm tra thường xuyên mức radon trong nơi ở. Radon là chất khí phóng xạ nguy hiểm sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các tế bào ung thư.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì vậy, đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng là một trong những cách phòng ngừa bệnh ung thư phổi. Thức ăn sạch, nhiều rau xanh, trái cây sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, từ đó sẽ giúp đẩy lùi các tác nhân ung thư.

Thường xuyên tập thể dục

Bên cạnh việc ăn uống lành mạnh, để đẩy lùi bệnh tật mỗi chúng ta cũng cần vận động thường xuyên. Tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa ung thư phổi.

Như vậy, mỗi người chúng ta đều nên biết cách tự phòng tránh bệnh ung thư phổi. Thay đổi thói quen sống lành mạnh, tránh xa chất độc hại và tầm soát ung thư thường xuyên sẽ giúp đảm bảo sức khỏe và tránh xa bệnh tật. Ung thư phổi có lây hay không? Câu trả lời là bệnh ung thư phổi không lây nhiễm. Vì vậy chúng ta không cần lo lắng nhiều về vấn đề này nữa nhé!

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button