Ung thư tử cung có lây không? Ung thư tử cung là bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Hiện nay, ý thức cảnh giác nữ giới với căn bệnh này đã được nâng cao đáng kể. Ung thư tử cung có lây không đang là thông tin được nhiều chị em quan tâm. Biện pháp phòng ngừa lây bệnh ung thư tử cung hiệu quả là gì?
Ung thư tử cung có lây không là vấn đề nhiều phụ nữ quan tâm. Tỉ lệ tử vong vì bệnh ung thư tử cung ở Việt Nam là cao nhất. Vì vậy, cần có các biện pháp phát hiện và phòng ngừa bệnh ung thư tử cung hiệu quả.
Bệnh ung thư tử cung
Bệnh ung thư tử cung xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Phòng ngừa nguyên nhân của ung thư cổ tử cung là cách phòng bệnh hiệu quả. Bài viết sẽ cung cấp thông tin ung thư tử cung có lây không.
Ung thư tử cung là gì?
Đó là một trong những loại ung thư phụ khoa phổ biến hàng đầu ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi 35 trở lên. Các tế bào ung thư ác tính hình thành ở biểu mô cổ tử cung (cơ quan nối tử cung và âm đạo của phụ nữ). Bệnh phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu phát triển nhân lên một cách khó kiểm soát rồi sau đó tập hợp lại thành một khối u lớn.
Nguyên nhân gây ung thư tử cung
Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV (Human Papilloma Virus). Khoảng 70% các trường hợp mắc bệnh xuất phát từ nguyên nhân này. Có hơn 100 loại virus HPV nhưng chỉ khoảng 40 loại trong số đó có thể gây bệnh ở vùng hậu môn, sinh dục và 15 loại tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.
Virus HPV thường lây truyền qua đường tình dục, tiếp xúc ở da, âm đạo, dương vật. Virus HPV thâm nhập vào trong tế bào cổ tử cung, sau đó phát triển và gây biến đổi gen của tế bào. Các tế bào bị đột biến gen sẽ phát triển thành các tế bào ác tính. Quá trình này thường diễn ra trong thời gian dài.
Ung thư tử cung có lây không?
Ung thư cổ tử cung là bệnh không lây nhiễm. Vì vậy ung thư tử cung có lây không còn phụ thuộc vào virut HPV. Tuy nhiên, HPV – vi rút u nhú ở người, làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung – có thể lây từ người này sang người khác.
Con đường lây nhiễm virus HPV
Virus HPV lây truyền qua đường tình dục là chủ yếu nhất. Bao gồm cả quan hệ đường miệng và đường hậu môn.
HPV đề kháng với nhiệt và trong điều kiện khô. Do đó, virus này còn lây truyền không qua đường tình dục như các dụng cụ cắt móng tay chân, kim bấm sinh thiết, đồ lót…
Ung thư tử cung di truyền
Bao cao su không bảo vệ phụ nữ 100% vì HPV có thể lây qua tiếp xúc da ở vùng âm hộ, hậu môn. Đặc biệt, HPV có thể lây truyền dọc từ mẹ sang con trong lúc sinh và gây ra đa bướu gai đường hô hấp.
Phòng ngừa lây nhiễm HPV
Để giảm khả năng lây nhiễm HPV gây ung thư tử cung, cần lưu ý những điều dưới đây.
Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần
Nếu mắc phải các vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa. Ví dụ như khí hư bất thường, viêm âm đạo, kinh nguyệt thất thường, viêm lộ tuyến… thì cần đi khám và điều trị dứt điểm tránh biến chứng nặng hơn.
Tiêm vắc xin HPV để phòng chống ung thư cổ tử cung
Bạn tiêm loại vắc xin này trước khi quan hệ tình dục lần đầu tiên. Vì nó sẽ giúp giảm khoảng 70% nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, sau khi tiêm nó chỉ có tác dụng trong vòng 4 – 5 năm. Sau đó chị em cần phải tiêm lại các mũi tiếp theo để phòng ngừa bệnh được hiệu quả nhất. Thông thường mỗi người tiêm 3 mũi, thời gian giữa các mũi cách nhau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Không nên quan hệ tình dục khi chưa đến tuổi trưởng thành
Việc quan hệ tình dục quá sớm (dưới 18 tuổi) khi cơ thể chưa phát triển hoàn thiện sẽ khiến cho nữ giới dễ bị lây nhiễm virut HPV. Đây là loại vi rút rất nguy hiểm gây ung thư cổ tử cung cho phụ nữ.
Thiết lập lối sống lành mạnh
Sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ. Hạn chế số bạn tình và chung thủy với một người.
Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
Xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày khoa học sẽ giúp cho sức khỏe được nâng cao. Từ đó tăng cường sức đề kháng và nâng cao khả năng chống lại các nguy cơ gây bệnh. Cung cấp đủ các vitamin E, A, C vì đây là những chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư. Ăn nhiều các loại hoa quả như dâu tây, chuối, việt quất, các loại rau cải xanh như súp lơ, rau chân vịt,…
Nên ăn nhiều sữa chua, các loại hoa quả như chuối, dâu tây; các lại rau cải lá xanh, uống trà xanh, gừng, nghệ, ăn sô cô la…
Không nên hút thuốc lá, hạn chế sử dụng cá chất kích thích như bia rượu, café, ma túy…
Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể thao thường xuyên, tăng sức đề kháng để loại bỏ HPV khỏi cơ thể.
Ngoài ra, mọi người cũng nên có các biện pháp khác như : vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ đúng cách, nhất là những ngày hành kinh và khi quan hệ tình dục. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không nên sinh quá nhiều con…
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, những cách trên chỉ là giải pháp thứ cấp. Biện pháp dự phòng chủ động tốt nhất là tiêm vắcxin phòng ngừa HPV, bởi vắcxin sẽ tạo kháng thể chống lại virus HPV. Độ tuổi tiêm vắc xin ngừa HPV khoảng 9 – 26 tuổi.
Xem thêm: Yếu tố tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
.