Giỏ hàng

Lây nhiễm viêm gan siêu vi B thế nào? Cách phòng viêm gan B

Lây nhiễm viêm gan siêu vi B diễn ra thế nào là băn khoăn của nhiều người. Bên cạnh đó, cách phòng viêm gan B hiệu quả cũng rất được quan tâm.

Lây nhiễm viêm gan siêu vi B thế nào là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi viêm gan siêu vi B hay còn gọi là viêm gan B là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam, chiếm khoảng 15-20% dân số.

Theo Th.S, B.S Ung Văn Việt (Khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM), viêm gan siêu vi B do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Khi mới nhiễm virus HBV, phần lớn người bệnh không có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi toàn thân, nước tiểu có màu sậm, chán ăn và sợ mùi thức ăn. Nếu không được theo dõi và điều trị đúng, người nhiễm virus HBV sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới xơ gan, ung thư gan, tỉ lệ tử vong cao.

Để tránh mắc bệnh, ngoài tiêm phòng thì việc biết được viêm gan siêu vi B lây qua đường nào cũng rất cần thiết.

Lây nhiễm viêm gan siêu vi B diễn ra qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.

Lây nhiễm viêm gan siêu vi B diễn ra qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.

Viêm gan B lây qua đường nào?

Theo các bác sĩ, lây nhiễm viêm gan siêu vi B hiện nay diễn ra qua 3 con đường chính. Đó là:

  • Đường máu
  • Từ mẹ sang con
  • Quan hệ tình dục

Nhận biết xơ gan và cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Máu – con đường lây nhiễm viêm gan siêu vi B thường gặp nhất

Trực tiếp tiếp xúc với máu của người mắc viêm gan B, virus HBV sẽ theo máu xâm nhập vào cơ thể người bình thường rồi gây bệnh. Bệnh có thể lây qua đường máu dưới các hình thức:

  • Dùng chung các vật dụng có khả năng vấy máu. Bao gồm: bơm kim tiêm, bàn chải đánh răng (nếu bị chảy máu miệng, chân răng) dao cạo râu…
  • Tiếp nhận truyền máu của người mắc bệnh viêm gan B.
  • Tiếp xúc với vết thương hở, vết trầy xước của người bệnh.

Viêm gan B truyền từ mẹ sang con

Nữ giới mang thai bị viêm gan siêu vi B thì có thể truyền sang thai nhi.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tỉ lệ lây nhiễm viêm gan siêu vi B là 1%. Nếu người mẹ mắc bệnh ở 3 tháng giữa, tỉ lệ này là 10% và tăng lên 60-70% khi mẹ bị bệnh ở 3 tháng cuối.

Nguy cơ mẹ truyền bệnh cho con có thể lên đến 90% nếu trẻ không được tiêm phòng ngay sau sinh.

Lây nhiễm viêm gan siêu vi B qua đường tình dục

Viêm gan siêu vi B là một trong những bệnh có thể lây qua đường tình dục, gồm cả hoạt động tình dục khác giới hoặc cùng giới. Nguyên nhân do virus viêm gan B tồn tại trong dịch âm đạo và tinh dịch. Vì thế, nếu không sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục thì khả năng lây nhiễm rất lớn.

Viêm gan B có lây qua sinh hoạt hàng ngày không?

Phần lớn virus viêm gan B có trong máu, mủ, dịch tiết của người bệnh. Tuy nhiên, cũng có khoảng 3% virus này có trong nước mắt, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu. Do đó, nếu tiếp xúc niêm mạc với những dịch tiết trên thì cũng có khả năng lây bệnh.

Tuy nhiên, viêm gan siêu vi B không lây qua đường tiếp xúc thông thường như :

– Hôn trên má, ôm, nắm tay hoặc ngủ chung với người bệnh

– Ho hoặc hắt hơi

– Ăn uống chung, dùng chung đũa, thìa… với người bệnh

Cách phòng viêm gan B

Viêm gan siêu vi B không chỉ làm suy giảm sức khỏe mà còn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan… Do đó, cần phải chủ động phòng ngừa căn bệnh này. Dưới đây là những cách phòng viêm gan B mà mọi người cần ghi nhớ.

Tiêm vắc xin – cách phòng tránh viêm gan siêu vi B hiệu quả nhất

Tiêm vaccine chủng ngừa viêm gan siêu vi B sớm là cách phòng viêm gan B tốt nhất. Vắc xin này gồm 3 mũi, được tiêm theo liệu trình 0 – 1 – 6, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất một tháng, mũi thứ 3 cách mũi thứ nhất sáu tháng. Tùy theo đối tượng và thời gian tiêm mà liệu trình có thể sẽ thay đổi.

Tiêm vắc xin là cách phòng viêm gan B hiệu quả nhất.

Tiêm vắc xin là cách phòng viêm gan B hiệu quả nhất.

Trẻ sơ sinh có tiêm được vắc xin phòng virus HBV không?

Trẻ sơ sinh có mẹ chưa nhiễm viêm gan B cần được tiêm chủng trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Liệu trình vẫn là 0 – 1 – 6: mũi thứ nhất sau khi sinh, mũi thứ hai khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi thứ ba khi trẻ được 6 tháng tuổi.

Với trẻ có mẹ nhiễm virus viêm gan siêu vi B, cần tiêm huyết thanh chống viêm gan B ngay sau khi trẻ chào đời. Sau đó,  trẻ cũng cần được kết hợp tiêm vắc xin viêm gan B để ngừa bệnh theo liệu trình 0 – 1- 6. Điều này có thể hạn chế lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con tới 97%.

Người lớn tiêm vắc xin phòng viêm gan B như thế nào?

Thanh thiếu niên và người lớn cần thực hiện xét nghiệm HBsAg và anti-HBs trước khi tiêm vắc xin để biết được tình trạng kháng thể của cơ thể.

Nếu HBsAg có kết quả dương tính tức là đã mắc bệnh viêm gan siêu vi B.  Lúc này việc tiêm chủng sẽ không có hiệu quả.

Nếu antiHBs dương tính tức là đã có kháng thể virus viêm gan B. Trường hợp này có thể không cần phải tiêm chủng nữa.

Nếu cả hai xét nghiệm cho kết quả âm tính nghĩa là chưa mắc bệnh và cần được tiêm phòng ngay để tránh lây nhiễm viêm gan siêu vi B. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên tiêm lại sau 15 năm.

Tiêm vắc xin rồi thì có bị lây nhiễm viêm gan siêu vi B nữa không?

Người đã tiêm vắc xin phòng viêm gan B vẫn có thể bị lây bệnh nếu:

  • Vắc xin viêm gan B không đảm bảo về chất lượng. Cụ thể: vắc xin không được bảo quản không đúng cách hoặc vắc-xin đã hết hạn sử dụng…
  • Khả năng đáp ứng miễn dịch của người tiêm vắc xin quá kém. Trường hợp này có thể do tuổi tác hoặc do tình trạng sức khỏe.
  • Tiếp xúc thường xuyên với người viêm gan B trong một thời gian dài mà không đi tiêm lại.

Thực phẩm có hại cho người viêm gan cần tránh

Ngăn chặn viêm gan siêu vi B bằng lối sống khoa học

Vì lây nhiễm viêm gan siêu vi B chủ yếu thông qua đường máu và tình dục nên cách phòng viêm gan B cũng đến từ những thói quen trong sinh hoạt.
  • Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Không dùng chung kim tiêm.
  • Không dùng chung các vật dụng có thể vấy máu: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, gậy gãi lưng…
  • Không nên xăm hay châm cứu nếu không chắc chắn dụng cụ hành nghề đã được xử lý vô trùng.
  • Mang găng tay nhựa khi phải tiếp xúc với máu.

Ngoài ra, sử dụng nấm lim xanh cũng có thể ngăn ngừa viêm gan siêu vi B hiệu quả. Đối với bệnh nhân bị viêm gan cấp, thảo dược này sẽ làm dịu tổn thương, diệt khuẩn và virus gây bệnh. Với ca bệnh mạn tính, nấm lim xanh giúp bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào gan khỏe mạnh. Đồng thời, nó cũng tăng cường khả năng miễn dịch, nâng cao thể trạng và phòng tránh bệnh tật.

Để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, bệnh nhân nên kết hợp nấm lim xanh với các liệu pháp điều trị bằng Tây y dưới sự hướng dẫn của y bác sĩ.

Xem thêm: https://tuoitre.vn/viem-gan-b-co-dang-lo-613684.htm

 

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button