Chế độ ăn cho người bệnh viêm gan với một số thực đơn dành riêng cho từng thể trạng bệnh: viêm gan mạn tính, cấp tính của Viện Dinh dưỡng Quốc gia giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi.
Chế độ ăn cho người viêm gan
Chế độ ăn cho người viêm gan được bác sỹ Bùi Trọng chia sẻ trên báo Sức khỏe và Đời sống. Theo bác sỹ, những người bị viêm gan, tốt nhất nên ăn món ăn nhẹ, dễ tiêu. Người bệnh cần hạn chế tới mức tối đa những loại thực phẩm có chứa mỡ động vật.
Nấm lim xanh chữa bệnh gan: Nấm lim xanh Nông lâm sản Tiên Phước
Chế độ dinh dưỡng cho người viêm gan cấp tính
Những người bị viêm gan cấp tính sẽ gặp phải một số vấn đề do rối loạn chuyển hóa gây ra. Thậm chí, nó còn có thể khiến tế bào gan bị hoại tử. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp nhằm hỗ trợ điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
Người bị viêm gan cấp tính nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm phù hợp với người bệnh ở giai đoạn này gồm: ngũ cốc, đường, hoa quả ngọt, mật ong. Những loại thực phẩm có chứa chất đạm ít béo như: lòng trắng trứng, sữa không béo, đậu hũ… với tỷ lệ khoảng 50 – 70g/ngày.
Trường hợp người bệnh bị sút cân hay xuất hiện một vài triệu chứng cho thấy dinh dưỡng không đủ như: phù chân, sưng nướu… thì cần tăng lượng calo trong bữa ăn như các loại bột đường.
Bênh nhân nếu có dấu hiệu vàng da, tắc mật thì nên hạn chế dầu mỡ. Bởi, lúc này người bệnh không thể hấp thu được và sẽ ra phân mỡ. Khi đó, người bệnh chỉ nên sử dụng khoảng 15g chất béo mỗi ngày. Nhóm thực phẩm có chứa nhiều cholesterol như: óc, tim, gan, lòng heo… là thứ người bệnh nên tránh xa.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, vào buổi sáng khả năng hấp thu tốt hơn. Vì thế, người bệnh nên giảm lượng thức ăn vào buổi chiều để tránh tình trạng đầy bụng.
Người bị viêm gan cấp tính không nên ăn gì?
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, những người bị viêm gan cấp tính nên kiêng đồ ăn cay. Nguyên nhân là do nhóm thực phẩm này sẽ khiến gan bị nóng. Từ đó, khiến chức năng gan bị mất cân bằng.
Những loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn cũng nằm trong danh sách này. Bởi, trong nhóm này có chứa nhiều chất bảo quản cùng phẩm màu tổng hợp. Chúng sẽ khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng.
Chế độ ăn cho người viêm gan mạn tính
Người bị viêm gan mạn tính có hệ tiêu hóa yếu. Vì vậy, bác sỹ khuyên họ nên ăn uống như thường. Tuyệt đối không được ăn kiêng qua mức dẫn tới cơ thể thiếu chất. Để tạo cảm giác ngon miệng, bệnh nhân cần thay đổi nhiều loại thức ăn.
Thực phẩm tốt cho người bệnh gan mạn tính
Mỗi ngày, người bệnh cần khoảng 1600 – 1700 kcal/ngày. Việc này nhằm đảm bảo cơ thể đủ năng lượng chống chọi với bệnh tật. Ngoài ra, người bệnh cũng cần bổ sung chất đạm nhằm cung cấp protein cho cơ thể. 75 – 80h/ngày là định mức mà BS Đỗ Tuấn Anh (Chủ nhiệm Khoa truyền nhiễm Bệnh viện 103) khuyên người bị viêm gan mạn tính nên dùng. Những loại thực phẩm có chứa nhiều protein như: ngũ cốc, rau quả, tôm, thịt, trứng, sữa, đậu xanh, đậu phụ cũng nên ăn…. Trong đó, chỉ dùng khoảng 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng kết hợp với 1 ly sữa là đủ.
Những loại thực phẩm chứa chất đạm với giá trị sinh học cao. Nhóm này gồm: thịt lợn nạc, cá nạc, thịt gà nạc, thịt bò, rau xanh, sữa, các loại chế phẩm từ đậu.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần bổ sung khoảng 300 – 320g gluco mỗi ngày. Đây là chất có khả năng chuyển hóa và dự trữ glucogen của gan. Nhờ đó, gan được giải độc và giảm sự xâm nhập của mỡ vào gan.
Những chất đường hay bột dễ hấp thu có trong gạo, đường glucoza, các loại quả ngọt, mật ong cũng là nhóm thực phẩm được bác sỹ khuyên dùng.
Những loại chất béo cũng cần bổ sung nhưng ở mức vừa phải (khoảng 15g/ngày). Người bị bệnh về gan chỉ nên ăn dầu thực vật, dầu mè, dầu dậu nành.
Thực phẩm không tốt cho người bệnh gan
Bên cạnh những thực phẩm tốt thì người bệnh tuyệt đối tránh xa nhóm đồ ăn này để tránh trường hợp “tiền mất, tật mang”.
Người bị viêm gan không nên ăn món ăn bên ngoài
Những người bị viêm gan cấp tính phải kiêng rượu, bia, thuốc lá. Những chất phụ gia vẫn có trong thực phẩm như các loại chất bảo quản, phẩm màu cũng không nên dùng. Thức ăn ngoài hàng quán thường chứa nhiều những chất này. Bởi thế, tốt nhất bệnh nhân chỉ nên ăn cơm tự nấu tại nhà.
Chế độ ăn cho người viêm gan: Nên kiêng món ăn chiên, xào, nướng
Nội tạng động vật là thứ rất nguy hiểm với người bị viêm gan mạn tính. Nguyên nhân là do chúng chứa hàm lượng đạm cao. Nếu nạp những loại thực phẩm này sẽ tạo thêm gánh nặng cho lá gan vốn chẳng khỏe mạnh. Điều này làm cho gan suy yếu và mệt mỏi hơn.
Thực đơn cho người viêm gan
Theo PGS.TS Trần Minh Đạo, Giám đốc Bệnh viện 198, tùy từng mức độ bệnh mà bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng khác nhau.
Thực đơn cho người bệnh gan cấp tính
Theo TS Nguyễn Thị Lâm (Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia), người bệnh gan cần sử dụng một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B, C. Việc này nhằm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Những chất có trong đó còn giúp thải độc tố, làm lành các vết thương cho virus gây ra.
Dưới đây là mẫu thực đơn mà TS Lâm gợi ý cho người bị viêm gan cấp tính:
STT | Thời gian | Thực phẩm |
1 | 6h30 | 200ml sữa chua. |
2 | 10h | 1 bát phở (khoảng 200g phở cùng 25g thịt nạc). |
3 | 13h30 | 150ml sữa chua. |
4 | 17h | Cơm (nấu khoảng 100g gạo tẻ), giá đỗ xào (khoảng 100g giá đỗ cùng 20g thịt nạc và 5g dầu thực vật). |
5 | 19h | Uống nước cam (Chế biến từ 200g cam cùng 20g đường). (Có thể sử dụng nấm lim xanh thay thế). |
6 | 21h | Dùng 150ml sữa tách bơ. |
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng nấm lim xanh để chế biến thành các món ăn. Theo Dược sỹ Hiền Linh, nấm lim xanh có thể chế biến thành món gà hầm, bò hầm nấm. Tuy nhiên, dược hiệu trong đó không hề mất đi. Thêm vào đó, nó giúp người bệnh ăn ngon hơn.
Với người không chịu được đắng của nấm lim xanh, cách chế biến thành món ăn là lựa chọn tuyệt hảo.
Chế độ ăn cho người viêm gan: Thực đơn tốt cho người bị gan mạn tính
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, những người bị viêm gan mạn tính, hệ tiêu hóa bị tổn hại nghiêm trọng. Bởi thế, họ cần có thực đơn dinh dưỡng hợp lý.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn:
- 35kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.
- 1 – 1,5g protid/kg cân nặng hiện tại/ngày.
- 1,5 – 2l nước/ngày.
- 15 – 20% lipid/ngày.
Dưới đây là bảng thực đơn gợi ý:
STT | Thời gian | Thực phẩm |
1 | 7h | Uống 200ml sữa tách bơ (nguyên liệu cần có gồm 25g sữa bột tách bơ, 10g đường glucose), ăn 2 chiếc bánh bột khoai (có thể là bột khoai lang hoặc khoai sọ). |
2 | 11h | Cháo thịt (Dùng 100g gạo, 30g thịt nạc, 5g dầu ăn, 5g hành) và 100g chuối tiêu. |
3 | 14h | Uống 250ml nước mía. |
4 | 16h | Ăn súp thịt rau và bún (Dùng 150g bún, 100g bắp cải, 150g khoai tây, 10g hành và mùi, 5g dầu ăn) cùng 200g quýt ngọt. |
5 | 19h | Ăn 200ml chè bột sắn dây (dùng 25g bột sắn và 15g đường glucose). |
Còn theo PGS.TS Trần Minh Đạo, Giám đốc Bệnh viện 198, những người viêm gan mạn tính nên tham khảo mẫu thực đơn sau:
Tùy theo thể trạng người bệnh mà bác sỹ có thực đơn hợp lý. Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý đổi theo sở thích hoặc theo “tin đồn”.
.