Xạ trị trong ung thư là gì? Quy trình xạ trị ung thư hiện nay diễn ra như thế nào? Đều là những thắc mắc của các bệnh nhân bị ung thư. Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư hàng đầu hiện nay. Giúp điều trị, kiểm soát hoặc giảm nhẹ tình trạng bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ hơn về phương pháp này.
Xạ trị trong ung thư là gì?
Xạ trị trong ung thư là gì là thắc mắc của nhiều người bệnh. Thực chất đây là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng bức xạ ion hoá năng lượng cao như tia X-quang, tia Gamma hoặc chùm tia X, electron, proton… Có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư cũ và làm ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư mới.
Cũng giống như phẫu thuật. Xạ trị được dùng để điều trị tại chỗ và tác động trực tiếp lên các tế bào bị ung thư tại vùng xạ trị. Do đó phương pháp này chủ yếu được sử dụng khi các khối u đã xâm chiếm một hoặc nhiều khu vực trên cơ thể. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u. Xạ trị có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác phẫu thuật và hóa trị liệu.
Các phương pháp xạ trị trong ung thư là gì?
Có 2 phuơng pháp điều trị bằng xạ trị chủ yếu đó là xạ trị trong và xạ trị ngoài:
- Phuơng pháp xạ trị ngoài: Là phương pháp sử dụng máy tác động lên vùng ung thư từ bên ngoài cơ thể. Với phương pháp xạ trị ngoài, trên cơ thể người bệnh sẽ không mang chất phóng xạ trong người. Kể cả trong lúc điều trị hoặc sau khi kết thúc điều trị.
- Phưng pháp xạ trị trong: Là phương pháp sử dụng các túi có chứa hoạt chất phóng xạ đặt trực tiếp lên khối u hoặc gần khối u ở bên trong cơ thể. Với xạ trị trong, mức độ chất phóng xạ trên người bệnh nhân là khá cao. Trong suốt quá trình nằm viện, người nhà bệnh nhân không được phép vào thăm. Để tránh bị lây nhiễm chất phóng xạ. Sau khi điều trị xong. Các hoạt tính phóng xạ cũng không còn lưu lại trong cơ thể nữa. Người bệnh có thể an toàn khi ra viện.
Tùy từng trường hợp mà các bác sỹ có thể áp dụng các phương pháp xạ trị phù hợp. Trong một số trường hợp có thể kết hợp sử dụng cả 2 loại xạ trị này.
Quy trình xạ trị ung thư hiện nay
Bên cạnh việc tìm hiểu xạ trị trong ung thư là gì? Người bện cũng cần nắm rõ quy trình xạ trị ung thư hiện nay. Các bước của quy trình này được diễn ra như sau:
Bước 1: Thăm khám lần đầu
Lần đầu tiên thăm khám xạ trị, các bác sĩ sẽ thực tư vấn cho người bệnh qua một số bước như sau:
- Xem xét bệnh án của người bệnh.
- Thăm khám cho bệnh nhân.
- Đọc kết quả xét nghiệm và phim chụp của bệnh nhân.
Bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân kế hoạch điều trị bao gồm: thời gian, quá trình điều trị, và các tác dụng phụ có thể gặp phải để người bệnh chuẩn bị trước tâm lý.
Bước 2: Chụp CT mô phỏng (CT-Simulation)
Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT mô phỏng tại vùng cơ thể sẽ được xạ trị. Mục đích của quá trình này là cung cấp hình ảnh ba chiều của phần cơ thể sẽ được điều trị để bác sĩ lập kế hoạch điều trị.
Bước 3: Lập kế hoạch điều trị
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ là những người lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Người bệnh cần phải chờ khoảng vài ngày trước khi tiến hành buổi điều trị đầu tiên. Khi kế hoạch điều trị đã hoàn thành và đảm bảo chất lượng. Các bác sỹ sẽ thông báo cho bệnh nhân và đặt lịch hẹn cho buổi xạ trị đầu tiên.
Bước 4: Buổi xạ trị đầu tiên
Buổi xạ trị đầu tiên thường sẽ kéo dài lâu hơn so với những buổi điểu trị sau. Các bác sĩ sẽ đặt bệnh nhân nằm ở vị trí tương tự như hôm chụp CT mô phỏng. Sau đó sẽ tiến hành đo đạc và chụp X-quang để đảm bảo vị trí điều trị là chính xác nhất.
Bước 5: Quá trình điều trị xạ trị
Các bác sĩ sẽ quyết định liều phóng xạ mà cơ thể bạn sẽ nhận. Dựa vào các yếu tố như: kích thước khối u, độ nhạy cảm với tia phóng xạ và mức độ chịu tác động của những mô lành ở xung quanh đó.
Tổng liều xạ trị mà bạn sẽ nhận được tính bằng đơn vị Gray (Gy). Đối với xạ trị từ bên ngoài, các liều sẽ được chia ra thành nhiều liều nhỏ và được sử dụng trong vài tuần. Giúp bệnh nhân nhận được liều tốt nhất và các mô lành xung quanh cũng ít bị tổn thương nhất.
Các buổi điều trị sau thường giống với buổi điều trị đầu tiên nhưng thời gian sẽ ngắn hơn. Trong cả quá trình điều trị, bác sĩ có thể sẽ chụp lại phim X-quang để đảm bảo vị trí xạ trị chính xác nhất.
Bước 6: Theo dõi sau điều trị
Bệnh nhân sẽ phải gặp bác sĩ sau mỗi buổi điều trị để theo dõi xem có những tác dụng phụ nào xảy ra hay không. Nếu bệnh nhân có bất cứ câu hỏi nào có thể trao đổi với bác sĩ của mình sau mỗi lần thăm khám.
Ưu nhược điểm của phương pháp xạ trị
Ưu điểm của phương pháp xạ trị
- Giúp giảm đau cho bệnh nhân bị ung thư.
- Có thể kết hợp cũng với phương pháp phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Ngăn ngừa khả năng di căn, lây lan của các tế bào ung thư sang các tế bào khỏe mạnh.
- Giúp làm teo khối u, giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
- Xạ trị ít gây tổn thương cho các tế bào bình thường trong cơ thể.
- Nó có thể sử dụng cho hầu hết các căn bệnh ung thư.
Xem thêm:
Lợi hại của xạ trị ung thư – VnExpress
Nhược điểm của phương pháp xạ trị
- Phụ nữ mang thai không thể thực hiện xạ trị. Bởi nó có thể sẽ gây nên những vấn đề không mong muốn cho con của bạn.
- Đàn ông khi xạ trị ung thư cũng sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, rối loạn cương dương và giảm ham muốn tình dục.
- Xạ trị ung thư có thể dẫn đến những vấn đề như khô miệng, hôi miệng, loét miệng, viêm họng.
- Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, choáng váng, giảm trí nhớ, …
- Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy,,…
- Gây rụng tóc, gây đau, đỏ da, sẹo da, ngứa ngáy, viêm mô tế bào…
- Dễ bị nhiễm trùng do các tế bào máu và bạch cầu bị giảm…
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc xạ trị trong ung thư là gì và quy trình xạ trị ung thư hiện nay. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức nhất định về phương pháp điều trị ung thư này. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh !
.