Giỏ hàng

Xét nghiệm tầm soát ung thư ở đâu tốt? Khi nào nên xét nghiệm?

Xét nghiệm tầm soát ung thư ở đâu tốt là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, hiện nay môi trường thay đổi, số lượng người bị bệnh ung thư gia tăng nhanh chóng. Với “án tử hình” bệnh ung thư thì “phòng hơn chống”. Vì thế nhiều người chú trọng tầm soát ung thư để phát hiện sớm, phòng ngừa ung thư giai đoạn cuối lại “vô phương cứu chữa”. Vậy nên xét nghiệm tầm soát ung thư ở đâu?

Xét nghiệm tầm soát ung thư ở đâu tốt?

Xét nghiệm tầm soát ung thư ở đâu quyết định đến kết quả xét nghiệm. Trên thực tế, có nhiều cơ sở y tế, phòng khám tư không đủ năng lực chuyên môn đã đưa ra chẩn đoán sai lầm. Điều này ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh. Không bệnh nhưng lo nghĩ nhiều cũng thành bệnh.

Xét nghiệm tầm soát ung thư ở đâu?

Không phải ngẫu nhiên mà ngành Y lại chia thành nhiều khoa, nhiều chuyên ngành như vậy. Bị bệnh ung thư không thể tới các bệnh viện cấp cơ sở, phòng khám phụ khoa, nam khoa… để khám chữa. Người bệnh cần tìm đến những cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố, trung ương để thăm khám. Đặc biệt là những cơ sở chuyên khám và điều trị bệnh ung thư như: Bệnh viện K, Bạch Mai, Quân Y 103, Bệnh viện Ung bướu Tp. HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy…

Xét nghiệm tầm soát ung thư ở đâu tốt?

Xét nghiệm tầm soát ung thư ở đâu tốt?

Nơi đây có đầy đủ cơ sở vật chất, bác sĩ chuyên khoa và những hiểu biết sâu rộng về bệnh ung thư. Vì vậy, kết quả chẩn đoán sẽ chính xác, không sai sót. Nếu mắc bệnh ung thư thì đây cũng là những cơ sở tin cậy, uy tín hàng đầu cả nước trong điều trị bệnh ung thư.

Xét nghiệm tầm soát ung thư để làm gì?

Với bệnh ung thư thì việc tầm soát rất quan trọng. Không giống như bệnh khác, ung thư phát hiện càng muộn cơ hội sống càng ít. Cũng chính vì thế mà bệnh ung thư được coi là án tử hình với người bệnh.

Xét nghiệm tầm soát ung thư giúp phát hiện ung thư ngay từ giai đoạn đầu tiên của bệnh. Việc này giúp loại bỏ tế bào ung thư bất thường ngay từ trong “trứng nước”. Khối u ung thư không có cơ hội phát triển hay đe dọa tính mạng người bệnh.

Trong bối cảnh số lượng người mắc bệnh ung thư gia tăng nhanh chóng thì việc tầm soát càng có ý nghĩa. Tầm soát ung thư giống như một biện pháp phòng chống, bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này.

Phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư

Xét nghiệm máu, nước tiểu

Xét nghiệm máu, nước tiểu có thể phát hiện nhiều bệnh ung thư như: ung thư vú, máu, tuyến tiền liệt, buồng trứng… Tuy nhiên, xét nghiệm máu, nước tiểu không cho kết quả chính xác hoàn toàn. Cần phải thực hiện thêm nhiều xét nghiệm mới có thể khẳng định rõ ràng.

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư

Xét nghiệm tủy

Xét nghiệm tủy lấy mẫu máu trong tủy xương để chẩn đoán ung thư máu. Phương pháp này cho kết quả chuẩn xác bệnh nhân có mắc bệnh ung thư hay không.

Xét nghiệm PAP

Xét nghiệm Pap là xét nghiệm mẫu tế bào cổ tử cung để phát hiện ung thư cổ tử cung (UTCTC). Pap là xét nghiệm tầm soát ung thư phổ biến, chính xác. Phụ nữ trên 30 tuổi nên xét nghiệm Pap định kỳ.

Ngoài những xét nghiệm chẩn đoán trên, để phát hiện bệnh ung thư, còn có phương pháp nội soi, chụp cắt lớp, X quang… Dựa vào kết quả chẩn đoán cùng những biểu hiện lâm sàng và trình độ bác sĩ thì mới có thể kết luận chính xác. Vì thế xét nghiệm tầm soát ung thư ở đâu rất quan trọng, cần lựa chọn sáng suốt.

Khi nào nên đi xét nghiệm tầm soát ung thư

Xét nghiệm tầm soát ung thư không thể thực hiện bừa bãi. Tầm soát ung thư cần thực hiện nhiều xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh mới có thể kết luận. Vì vậy, mỗi lần tầm soát đều tốn kém. Hơn nữa, việc xét nghiệm chẩn đoán ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Xét nghiệm chẩn đoán làm mất máu, đau đầu, chiếu tia phóng xạ độc hại… Lạm dụng tầm soát vừa tốn tiền, vừa gây hại sức khỏe.

Chỉ nên tầm soát ung thư khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường kéo dài mà điều trị không hiệu quả. Chẳng hạn như ho dai dẳng kéo dài, đau bụng liên miên, da lở loét không dứt, chảy máu âm đạo,… Đàn ông trên 50 tuổi tiểu dắt, tiểu ra máu, đau xương chậu có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Phụ nữ trên 30 tuổi đau vùng chậu, xuất huyết âm đạo… có nguy cơ mắc UTCTC…

Nhiều bệnh ung thư do biến đổi gen gây ra. Vì thế, nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư thì cũng nên tầm soát ung thư. Một số bệnh ung thư di truyền như: buồng trứng, dạ dày, vú,…

Mỗi năm có thể thực hiện tầm soát ung thư 1 – 2 lần. Có một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán chỉ nên thực hiện 1 lần/ năm. Chẳng hạn như chụp nhũ ảnh tuyến vú để phát hiện ung thư vú. Vì chụp nhiều sẽ đưa lượng phóng xạ vào cơ thể, tăng nguy cơ ung thư.

Xét nghiệm tầm soát ung thư ở đâu, khi nào có thể giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe. Tránh trường hợp chủ quan coi thường, đến khi phát hiện thì đã mắc ung thư giai đoạn cuối. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu bất thường, gia đình có tiền sử ung thư… hãy tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm.

Xem thêm:

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button