Giỏ hàng

Ý dĩ

DƯỢC LIỆU Ý Dĩ

Tên khoa học: Coix lachryma jobi L. Họ Lúa (Poaceae).
Tên khác:  Dược liệu là hạt của cây Ý dĩ còn gọi là Bo bo (Coix lachryma jobi L. var. ma-yuen).
Mô tả cây thuốc Ý Dĩ:

Cây thuốc Ý Dĩ: Là cây thảo, sống hàng năm, cao chừng 1 – 1,5m. Thân nhẵn bóng, có vạch dọc. Lá dài hẹp, đầu nhọn như lá mía, dài khoảng 10 –4 0cm, rộng 1,4 – 3cm, có gân song song nổi rõ, gân giữa to. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc ở kẽ lá thành bông, hoa đực mọc phía trên, hoa cái phía dưới, ba nhị. Quả đĩnh bao bọc bởi bẹ của 1 lá bắc.

Địa lý, phân bố: Mọc hoang ở nơi ẩm mát, ven suối. Một số tỉnh đã trồng như Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Lai Châu.

Thu hái:
Hoảng tháng 8 – 10 khi quả gìa. Cắt cả cây, phơi khô, đập cho rụng hạt, bỏ vỏ cứng và màng ngoài, chỉ lấy nhân.
Ý dĩ, y di, ydi – vị thuốcPhần dùng làm thuốc:
Nhân khô (Semen Ciocis). Loại hạt to, béo, mầu trắng là tốt.

Dược liệu ý dĩ:
Hình cầu bầu dục hoặc cầu tròn, phía đáy tương đối rộng, hơi bằng, phía đỉnh tròn đầy, dài 0,5 – 0,65cm, rộng 0,3 – 0,5cm. Mặt ngoài mầu trắng hoặc trắng vàng, mặt sau có một đường rãnh dọc sâu, rộng lòng, rãnh sù sì, mầu nâu, phần cuống lõm vào, trong đó có một nốt nhỏ mầu nâu. Chất cứng, đập vỡ ra có mầu trắng, có bột. Không mùi, vị ngọt (Dược Tài Học).

Bào chế:
Dùng sống hoặc sao với cám (cứ 50kg Ý dĩ dùng 5kg cám), sao cho hơi vàng, bỏ cám đi, để nguội dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Bảo quản:
Để nơi thoáng gió, khô ráo, dễ mọt.

Tác dụng ý dĩ:
Ý dĩ, y di, ydi, dĩ mễ, di me, Coix lachryma jobi L. Họ Lúa (Poaceae).
+ Chủ gân co rút cấp, không duỗi ra được, phong thấp tý, hạ khí, uống lâu làm cơ thể nhẹ nhang, ích khí (Bản Kinh).
+ Trừ tà khí bất nhân ở gân xương, lợi trường vị, tiêu thủy thủng, người thường nên ăn (Biệt Lục).
+ Năng trị nhiệt phong, gân mạch co rút cấp. Chủ phế nuy, phế khí, nôn ra mủ máu, ho, đờm nghịch lên, phá ngũ tạng kết độc (Dược Tính Luận).

Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng đối với hệ hô hấp: Dầu trích từ Ý dĩ nhân với liều tương ứng có tác dụng lên hệ hô hấp. Liều thấp thuốc gây kích thích hô hấp, liều cao thuốc ức chế hô hấp. Thuốc cũng có tác dụng làm gĩan phế quản (Trung Dược Học).
+ Tác dụng trên tế bào khối u: Có một số báo cáo cho rằng Ý dĩ nhân có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư (Trung Dược Học).
+ Tác dụng trên cơ vân: Từ những năm 1920, thực nghiệm cho thấy dầu trích Ý dĩ chích cho ếch thấy có tác dụng làm cho cơ vân giảm và ngưng co bóp. Tác dụng này liên hệ với cơ trơn nhưng không ảnh hưởng đến thần kinh. Chất Coixol có tác dụng thư gĩan đối với cơ trơn (Trung Dược Học).

Độc tính:
Liều gây độc của Ý dĩ đối với chuột nhắt là 5-10g/kg (chích dưới da) và ở thỏ là 1-1,5g/kg [chích tĩnh mạch] (Trung Dược Học).

Tính vị:
+ Vị ngọt, tính hơi hàn (Bản Kinh).
+ Không độc (Biệt Lục).
+ Tính bình (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn (Bản Thảo Kinh Tập Sơ).

Quy kinh:
+ Vào kinh Phế, Đại trường, Tỳ, Vị, Can (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh túc dương minh Vị, thủ thái âm Phế (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vào kinh Tỳ, Thận, Phế (Bản Thảo Cương Mục).

Kiêng kỵ:
+ Có thai không dùng (Phẩm Hối Tinh Yếu).
+ Người táo bón, hơi thở ngắn, hàn nhập vào gân, Tỳ hư không có thấp: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Thận thủy bất túc,Tỳ âm bất túc, khí hư hạ hãm, có thai: cấm dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
– Tân dịch khô, táo bón, có thai: kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Liều dùng: 12 – 80g.

Tham khảo:
+ Có thể nói rằng Ý dĩ là vị thuốc trị được cả can cước khí cà thấp cước khí rất thần hiệu, đã từng có kinh nghiệm (Thực Liệu Bản Thảo)
+ Ý dĩ tính của nó ích Vị, bổ Tỳ, kiện Tỳ, bổ Phế, thanh nhiệt, khu phong, thắng thấp. Nấu cơm hoặc xôi ăn trị được lãnh khí, nấu nước uống thì lợi thủy, trị được chứng niệu lậu (Bản Thảo Cương Mục).
+ Ý dĩ … ở trên thanh được nhiệt khí, ở dưới trị được tê thấp. Vì nó mầu trắng nên nó vào Phế, tính hàn nên tả được nhiệt, vị ngọt nên vào được Tỳ, vị đạm nên thấm được thấp, tuy nhiên, cũng cần phải biết tính nó đưa lên thì ít mà dẫn xuống nhiều hơn. Phàm những chứng hư hỏa bốc lên, thấy có chứng phế ung, phế nuy vì nhiệt hóa thấp; Thấy có chứng thủy thủng, cước khí, sán khí, tiêu chảy, hạ lỵ, tiểu nhiều, phong nhiệt, gân xương co rút thì phải dùng Ý dĩ, có ý làm cho nó lợi thủy đạo đi, để cho khí hóa điều hòa thì gân xương tự nhiên thư thái. Chứ Ý dĩ không giống như Bạch truật, vị đắng, tính ấm, không có tính mát, vì Bạch truật là vị thuốc cốt yếu để bổ Tỳ, nhưng Ý dĩ lại là vị thuốc thanh nhiệt, lợi thủy, nếu dùng nó vào thang thuốc, thuốc hoàn thì tính chất và công dụng của nó hoàn toàn hòa hoãn. Cho nên khi muốn có hiệu quả thì phải dùng liều gấp đôi so với các vị thuốc khác. Nhưng cần nhớ rằng người tân dịch khô quá, táo bón, âm hàn mà chuyển gân, phụ nữ có thai thì không nên dùng vì tính nó chuyên đi xuống cũng như hay tiết tả, thông lợi (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Ý dĩ nhân sao lên có thể kiện Tỳ, hóa thấp; Dùng sống có thể bổ Tỳ, thấm thấp nhiệt, tiêu mủ và đờm hôi thối, đồng thời có thể thông thủy, tiêu thủng và chỉ tả (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ý dĩ nhân trừ thấp, hành thủy, tính rất hòa bình, người không bệnh nấu nó ăn cũng tốt (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button