Bệnh thường gặp khi giao mùa như cảm cúm, viêm họng, viêm mũi, viêm phổi…. Vậy, làm thế nào để phòng bệnh giao mùa hiệu quả?
Bệnh thường gặp khi giao mùa thường xảy ra như cảm cúm… là do thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi. Vì thế, mỗi người cần có phương pháp phòng tránh an toàn nhờ bổ sung những loại thực phẩm giàu dưỡng chất hay giữ ấm cơ thể.
Bệnh thường gặp khi giao mùa
Khi thời tiết giao mùa, nắng mưa thất thường. Vì thế, nếu hệ miễn dịch của bạn không khỏe mạnh sẽ rất dễ mắc bệnh. Một số bệnh thường gặp ở người lớn, trẻ nhỏ khi giao mùa như bệnh về đường hô hấp, cảm cúm…
Cảm cúm là bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết
Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, hệ miễn dịch suy giảm. Đây là thời cơ cho virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt, khi thời tiết chuyển sang thu, không khí khi ẩm ướt lúc hanh khô. Đó là môi trường thích hợp cho sự sinh sôi, phát triển của virus gây bệnh cúm.
Bởi vậy, khi thấy bản thân có dấu hiệu chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi liên tục, đau đầu, chóng mặt thì rất có thể bạn đã bị cảm cúm. Để phòng bệnh, mỗi người nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước. Đồng thời, bạn cũng nên có chế độ tập luyện thể dục để tăng sức đề kháng. Ngoài ra, hãy dọn dẹp khu vực mình đang sống để không còn vị trí cho “lũ” vi khuẩn “đáng ghét” trú ngụ.
Viêm phổi – Căn bệnh giao mùa
Thời điểm cuối hạ đầu thu hay cuối thu đầu đông là lúc phổi rất dễ bị nhiễm lạnh. Nếu duy trì trong thời gian dài, phổi của bạn sẽ bị viêm. Khi ấy, phần phế nang bị tổn thương dẫn tới không khí không thẻ đi vào máu. Việc này khiến vùng não thiếu dưỡng khí và không còn hoạt động linh hoạt. Thậm chí, nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể bị biến chứng dẫn tới tử vong.
Những người bị viêm phổi thường có biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho khan, khạc đờm, ho ra máu. Một số người bị bệnh còn có thể bị tức ngực, khó thở, nhịp tim tăng nhanh. Những người bị viêm phổi thường có cảm giác mệt mỏi, sức khỏe suy giảm. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu bị bệnh, bạn cần tới trung tâm y tế để được các bác sỹ thăm khám và chữa trị kịp thời.
Theo các bác sỹ ở Phòng khám Kim Mã, người bệnh cần chú ý rèn luyện sức khỏe. Từ đó giúp tăng cường sức đề kháng. Với trẻ nhỏ, phụ huynh cần cho trẻ ăn đủ chất, mặc đủ ấm trong những ngày thời tiết giao mùa.
Đau mắt đỏ – Bệnh thường gặp khi chuyển mùa
Đau mắt đỏ là căn bệnh thường xảy ra khi chuyển mùa. Bởi, đây là thời điểm sức đề kháng của cơ thể yếu nhất. Vì thế, vi khuẩn virus gây bệnh thường tranh thủ lúc này để xâm nhập vào cơ thể.
Những người bị đau mắt đỏ thường có cảm giác khó chịu vùng mắt. Một số biểu hiện thường thấy như: mắt đỏ, chảy nước mắt, mắt bị sưng….
Theo các chuyên gia y tế, mọi người nên giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống để phòng bệnh. Vì căn bệnh này dễ lây lan nên bạn cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Tuyệt đối không được dùng chung khăn, chậu rửa mặt. Hơn nữa, khi ra ngoài bạn cần đeo kính. Sử dụng thuốc nhỏ mắt hàng ngày cũng là cách để phòng bệnh. Ngoài ra, bạn cũng cần giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi dưới trời nắng. Việc này sẽ khiến “lũ” vi khuẩn gây hại không còn nơi trú ngụ.
Suy tim – Bệnh lý thường thấy khi chuyển mùa
Khi giao mùa những người mắc bệnh lý liên quan tới tim mạch rất dễ bị lại. Thời điểm bệnh nhân dễ tái phát nhất là vào cuối hạ đầu thu. Nguyên nhân do, thời tiết đột ngột chuyển lạnh cơ thể chưa kịp thích ứng. Vì thế, hệ thống tim mạch bị quá tải dẫn tới tình trạng suy tim.
Để phòng ngừa bệnh tim mạch, người bệnh nên để ý tới chế độ dinh dưỡng. Mọi người nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tôm cá. Đồng thời, bạn cần loại bớt thịt mỡ ra khỏi danh sách thực phẩm để hạn chế chất béo có hại. Những chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia cũng không nên nạp vào cơ thể.
Xem thêm: 7 bệnh dễ mắc khi thời tiết giao mùa
Phòng bệnh thường gặp khi giao mùa thế nào?
Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường. Vì thế, mọi người nên có phương pháp phòng bệnh hợp lý.
Giữ ấm cơ thể – Phương pháp phòng bệnh chuyển mùa
+ Thời điểm chuyển mùa thu đông, mọi người cần giữ ấm phần cổ, ngực, lưng và nhất là 2 bàn chân. Về đêm, khi nhiệt độ xuống thấp, bạn cần giữ ấm cơ thể bằng biện pháp sưởi, đắp chăn bông….
+ Với những bệnh gây thành dịch, bạn cần tiêm vắc – xin phòng bệnh. Thời điểm có người bị bệnh, bạn cần cách ly người bệnh và thông báo cho cơ quan y tế.
+ Đối với bệnh có thể lây lan theo đường hô hấp, bạn cần đeo khẩu trang, nhỏ thuốc sát trùng. Trường hợp có dịch cúm cần tiêm vắc – xin và hạn chế ở nơi đông người. Nếu bệnh dịch sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản bùng phát, bạn cần chú ý phương pháp diệt muỗi như nằm màn, phun thuốc muỗi…
Thực – dược phẩm phòng bệnh giao mùa
Uống trà giúp phòng bệnh đổi mùa
Mỗi ngày, bạn nên uống trà đen. Thói quen này nên duy trì khoảng 2 tuần. Những dược chất trong trà đen có khả năng kháng lại sự xâm nhập của virus gây bệnh. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, những người có thói quen uống trà đen, tỷ lệ mắc bệnh giao mùa thấp hơn 10 lần so với người không dùng. Nguyên nhân do, trong loại trà này có chứa nhiều amino axit. Đây là chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch nhanh chóng. Nhờ đó, giúp bạn luôn khỏe mạnh và giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Phòng bệnh giao mùa nhờ ăn tỏi
Các chuyên gia y tế cho biết, trong tỏi có chứa selen và nhiều nguyên tố vi lượng. Chúng có khả năng kháng khuẩn alliin, tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa, chúng cũng có khả năng làm giảm tỷ lệ bị cao huyết áp. Nhờ đó cải thiện sức khỏe của mọi người. Ngoài ra, tỏi còn là vị dược liệu có công dụng phòng ung thư, chữa cảm cúm, chống các bệnh liên quan tới viêm nhiễm…
Uống nấm lim xanh để phòng bệnh đổi mùa
Nấm lim xanh là thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên. Vì thế, nó không gây hại cho người sử dụng. Bởi thế, các bác sỹ Đông y cho rằng đây là vị dược liệu phù hợp với mọi đối tượng. Trong nấm lim xanh có chữa gần 200 loại dược chất cùng các khoáng chất có lợi. Vì thế, đây không chỉ là bài thuốc trị bệnh mà còn là phương pháp tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó giúp phòng tránh nhiều bệnh tật.
Dược chất trong nấm lim xanh có thể cân bằng, tối ưu và kích thích hệ thống miễn dịch. Thông qua đó, nấm lim xanh có thể tăng cường hoạt động trao đổi chất và thải độc cơ thể.
Phòng bệnh chuyển mùa bằng mật ong
Từ xưa mật ong được xem là một loại “thần dược” của mọi nhà. Loại dược liệu này có thể chữa bệnh cảm cúm, viêm họng. Để mang tới hiệu quả tốt nhất, bạn nên hòa 2 thìa cà phê mật ong vào ly nước ấm và uống vào sáng sớm. Những dưỡng chất trong mật ong sẽ giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhờ vậy, cơ thể bạn có thể kháng lại vi khuẩn gây hại.
Xem thêm: