Ba gạc Ấn Độ là gì? Tác dụng của cây ba gạc chữa bệnh gì: Hạ huyết áp, an thần, thu nhỏ đồng tử,… Cách dùng ba gạc Ấn Độ tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của ba gạc. Cách sử dụng ba gạc nấu nước, nấu cao, bào chế thành viên nén. Giá ba gạc bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh ba gạc và cách phân biệt ba gạc thật giả.
Ba gạc Ấn Độ là gì?
Ba gạc Ấn Độ là loại thực vật thuộc họ Trúc đào Apocynaceae. Cây ba gạc còn có tên là Ấn Độ la phù mộc, sà mộc, tên khoa học của chúng là Rauwoflia serpentina Benth.
Đặc điểm của ba gạc Ấn Độ
Ba gạc Ấn Độ thuộc loài ba gạc 4 lá. Thân cây khá nhỏ, cao từ 60 – 100cm. Trên thân có những nốt sần sùi nhỏ màu lục xám.
Lá cây ba gạc là dạng lá mọc vòng 3, có khi là 4 hoặc 5 lá. Phiến lá hình ngọn giáo, dài khoảng 4 – 16cm, rộng 2 – 3cm, gốc lá thuôn và chóp nhọn.
Hoa cây ba chạc mọc thành cụm ở ngọn thân hoặc xen kẽ dưới nách lá, dài 4 – 6cm. Hoa và cuống lá có màu hồng nhạt, hoa có 5 lá đài không màu, ống phình ra, tràng 5 cánh, nhị 5 dính ở phần phình ra của ống tràng, bầu hoa có hai lá noãn rời.
Quả ba gạc hình trứng, xếp theo từng đôi một, khi chín có màu đỏ rồi chuyển dần sang màu đen tím. Ba gạc thường ra hoa từ tháng 6 – 8 và có quả vào tháng 9 – 11.
Đặc biệt, ba gạc Ấn Độ mọc ở đồng bằng có thể nở hoa quanh năm.
Phần rễ của ba gạc là phần chính để sử dụng làm thuốc. Người ta đào lấy rễ ba gạc rồi đem phơi khô, đôi khi dùng cả lá cây.
Thành phần dược chất của ba gạc Ấn Độ
- 0,8 – 1%: Hàm lượng alcaloid toàn phần trong ba gạc.
- 0,3% alcaloid ở thân cây.
- 1 – 2% alcaloid tập trung ở phần vỏ rễ. Rễ cây chứa chất vô cơ, 6 – 7% chất tinh bột.
- Chất sterol và alcoloid trong rễ cây thuộc 4 nhóm khác nhau là: Yohimbin, serpagin heteroyohimbin, ajmalin.
- Ancaliot trong rễ cây có kiềm tính mạnh, ancaloit có màu vàng, độ kiềm nhẹ hơn, tỉ lệ chất resecpin trong vỏ rễ chiếm 0,004 – 0,009%.
Tác dụng của ba gạc Ấn Độ
Ba gạc có vị đắng, tính hàn, có tác dụng làm hạ huyết áp, an thần, se mí mắt, thu nhỏ đồng tử, làm chậm nhịp tim và kích thích đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.
Tác dụng của ba gạc Ấn Độ điều trị huyết áp
Reserpin được xem là alcaloid quan trọng nhất, đại diện cho dược tính của cây ba gạc.
Reserpin có tác dụng làm hạ huyết áp, thí nghiệm này thành công trên cả súc vật đã gây mê hoặc không gây mê. Tuy nhiên, tác dụng này xuất hiện chậm và có thể kéo dài.
Cơ chế hạ huyết áp của reserpin là làm cạn các chất dự trữ để dẫn truyền noradrenalin có trong dây thần kinh giao cảm. Đây được gọi là hiện tượng dùng hóa chất để cắt hệ thần kinh giao cảm. Reserpin có tác dụng làm chậm nhịp tim, dãn mạch máu và điều hòa huyết áp, giữ huyết áp luôn ở mức ổn định.
Tác dụng của ba gạc Ấn Độ đối với hệ thần kinh, mắt
- Các hoạt chất trong ba gạc có tác dụng gây trấn tĩnh, tạo ức chế để ổn định hệ thần kinh trung ương.
- Làm chậm nhịp tim, có tác dụng an thần, gây buồn ngủ.
- Đối với mắt: Sử dụng ba gạc giúp thu nhỏ đồng tử một cách nhanh chóng. Reserpin trong cây còn làm sa mí mắt, giúp thư giãn mí mắt. Chất này đã được ứng dụng lên mi mắt thứ 3 (nictitating membrane) của chó và mèo.
Tác dụng của ba gạc Ấn Độ với hệ tiêu hóa, bài tiết
- Các hoạt chất có trong ba gạc làm tăng nhu động của ruột, kích thích đường ruột làm việc hiệu quả hơn.
- Reserpin giúp quá trình bài tiết phân nhanh chóng, thuận lợi.
- Sử dụng ba gạc giúp kích thích vỏ tuyến thượng thận, cơ thể giải phóng được corticoid.
- Tác dụng kháng lợi niệu yếu.
- Khi thí nghiệm trên chuột: Ức chế phóng noãn, ngừng chu kỳ động dục của chuột cái, ức chế sự phân tiết androgen của chuột đực.
Cách dùng ba gạc Ấn Độ
Ba gạc thanh nhiệt hoạt huyết, giúp giải độc cơ thể rất tốt. Ba gạc thường được dùng dưới dạng sắc nước uống hoặc làm cao, uống viên nén.
Cách dùng ba gạc Ấn Độ sắc nước uống
- Sử dụng 10g ba gạc phơi khô sắc cùng 3 bát nước lạnh. Đun nước ba gạc đến khi cạn còn khoảng 1 bát nước thì bắc xuống, chắt ra bát.
- Nước ba gạc uống 2 lần/ngày có tác dụng điều hòa huyết áp, cơ thể, giúp ăn uống ngon miệng và ngủ sâu giấc hơn
Cách dùng ba gạc Ấn Độ dạng cao lỏng
- Cao ba gạc được bào chế bằng công thức 1g cao = 1g vỏ rễ. Mỗi ngày dùng khoảng 30 giọt cao, nếu bệnh nặng có thể tăng từ 45 – 60 giọt.
- Thời gian điều trị bệnh bằng cao lỏng sẽ kéo dài. Tuy nhiên, sử dụng cao sau 10 – 15 ngày cần nghỉ ngơi vài ngày rồi mới tiếp tục uống.
Cách dùng ba gạc Ấn Độ dạng viên thuốc
- Chiết xuất các alcaloid được dùng dưới dạng viên nén chữa bệnh cao huyết áp.
- Chất ajmalin có tác dụng chữa bệnh loạn nhịp tim. Chất này có thể dùng dạng viên nén hoặc tiêm.
- Tùy vào tình trạng bệnh của cơ thể và chỉ định của bác sĩ mà liều dùng thuốc có sự thay đổi. Bệnh huyết áp uống viên reserpin 2 – 3 viên/lần, ngày 2 lần.
- Trường hợp tai biến mạch máu não, trí nhớ kém, rối loạn tâm thần ở người gia có thể dùng thuốc tiêm tĩnh mạch.
Hình ảnh cây ba gạc Ấn Độ
Cây ba gạc chủ yếu được mọc hoang. Vì thế, có rất nhiều khả năng nhầm lẫn cây thuốc này với những loại cây dại khác. Xem thêm một số hình ảnh về cây ba gạc Ấn Độ để hiểu rõ hơn về loại cây này:
Cách nhận biết ba gạc Ấn Độ
Cây ba gạc rất hay bị nhầm lẫn với một loại cây khác là cây Euodia lepta, thuộc họ cam quýt. Loại cây này nhiều nơi cũng hay được gọi là cây ba gạc vì hình dáng tương đối giống nhau.
Loại cây này thường cao hơn ba gạc, khoảng 4 – 5m, lá có 3 lá chét, khi vo phần lá sẽ tiết ra tinh dầu có mùi long não.
Tuy nhiên, giá trị dược tính của Euodia lepta khá ít, chỉ dùng phần lá để chữa mụn nhọt hoặc tắm chữa ghẻ.
Nguồn gốc của ba gạc Ấn Độ
Ba gạc có nguồn gốc là loại cây mọc hoang ở Ấn Độ. Sau khi phát hiện giá trị dược tính trong ba gạc thì cây được trồng ở Ấn Độ, Lào và Thái Lan.
Ở Việt Nam, cây xuất hiện ở khắp các rừng núi như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai,..
Tác dụng phụ của ba gạc Ấn Độ
Ba gạc là loại thảo dược lành tính, sử dụng cho hầu hết các đối tượng. Tuy nhiên, không sử dụng các chế phẩm từ ba gạc với các trường hợp bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, hen suyễn và nhồi máu cơ tim.
Xem thêm video về cây ba gạc Ấn Độ:
Giá của ba gạc Ấn Độ
Ba gạc đang được bán trên thị trường với giá khá mềm, khoảng 150.000đ/kg ba gạc khô.
Mua ba gạc chất lượng ở dâu
Thực trạng thuốc đông dược không rõ nguồn gốc, kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người dùng. Vì vậy, việc lựa chọn những địa chỉ để mua thuốc uy tín, đảm bảo chất lượng là rất cần thiết.
Ba gạc là một vị thuốc được sử dụng rất rộng rãi nên có bán ở hầu hết các hiệu thuốc đông y. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc 1 vài địa chỉ uy tín bán ba gạc chất lượng:
- Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn – số 482 Lê Hồng Phong, Hải Phòng
- Phòng khám Đông y An Việt – 202 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội.
Cách trồng cây ba gạc Ấn Độ
Ba gạc có thể trồng bằng hạt hoặc thân cành. Trồng bằng hạt tươi sẽ cho tỉ lệ nảy mầm nhiều hơn hạt khô. Cách trồng ba gạc cụ thể như sau:
- Ngâm quả ba gạc trong nước khoảng 10 giờ, chà xát hết thịt quả và loại bỏ quả hỏng, lép.
- Làm luống đất gieo hạt: Lên luống cao khoảng 15cm, rộng 80cm. Đất trồng phải đảm bảo luôn ẩm, tơi xốp, độ pH khoảng 6,5.
- Đem hạt đã ngâm rửa sạch rồi gieo, nên gieo hạt vào mùa thu để hạt có thể sinh trưởng tốt nhất.
- Tưới thúc cây bằng nước và phân chuồng để cây phát triển nhanh chóng.
Ba gạc sau khi trồng khoảng 2 năm là có thể thu hoạch được. Cây trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ, thông thoáng như ở các vùng núi sẽ cho chất lượng cao hơn.
.