Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi như bệnh tim, tiểu đường, huyết áp… rất nguy hiểm. Ngừa bệnh thế nào để nâng cao tuổi thọ và chất lượng cuộc sống?
Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi, mức độ nguy hiểm?
Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi (trên 60 tuổi) đều rất nguy hiểm và khó chữa trị hơn so với người trẻ tuổi. Bởi hệ miễn dịch của họ đã suy giảm, khả năng phòng và chống chọi với với bệnh tật không còn “dẻo dai” như trước.
Người cao tuổi dễ mắc bệnh tim mạch
Vì sao người cao tuổi dễ bị bệnh tim?
Quá trình lão hoá ở người cao tuổi dẫn tới rối loạn lipid trong máu, giảm độ đàn hồi mạch máu dẫn tới giảm sức hoạt động của tim. Do đó, họ dễ mắc cao huyết áp, lâu dần dẫn đến các bệnh tim mạch:
- Rối loạn nhịp tim;
- Xơ vữa động mạch;
- Cao huyết áp;
- Suy tim;
- Đau tim;
Mức độ nguy hiểm của bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Bệnh tim mạch chiếm 25% nguyên nhân tử vong của người Việt. Ước tính 86% người tử vong do bệnh tim là người trên 60 tuổi. Theo thời gian, các bệnh như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim ở người rất dễ biến chứng thành suy tim, viêm cơ tim… Do đó, cơn đột quỵ tim mạch có thể đến và lấy đi tính mạng của người cao tuổi bất cứ lúc nào.
Bệnh hô hấp ở người cao tuổi
Các bệnh hô hấp dễ gặp ở người già
Người cao tuổi thường khó thích ứng hơn khi thời tiết thay đổi khiến sức khoẻ đường hô hấp không được ổn định. Do đó, người lớn tuổi, đặc biệt là người có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào, uống bia rượu dễ mắc một số bệnh:
- Viêm họng;
- Các bệnh về phế quản: Viêm, giãn, âm, hen phế quản mãn tính;
- Bệnh phổi tắc nghẽn;
Bệnh hô hấp ở người cao tuổi có nguy hiểm không?
Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi nói trên không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, các bệnh này dễ mắc phải vào mùa đông, đặc biệt là về đêm với nhiều triệu chứng phiền phức như ho, rát họng, khó thở, ngạt mũi… Do đó, người lớn tuổi dễ bị mệt mỏi và mất ngủ về đêm kéo dài.
Các bệnh về tiêu hoá hay gặp ở người cao tuổi
Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi liên quan đến tiêu hoá:
- Viêm loét miệng;
- Khó tiêu;
- Đầy bụng;
- Táo bón hoặc tiêu chảy;
- Trào ngược dạ dày;
- Viêm đại tràng mãn tính;
- …
Các bệnh này không quá nguy hiểm nhưng lại khiến người lớn tuổi dễ chán ăn, mệt mỏi gây lo lắng, buồn chán và dễ bị mất ngủ về đêm. Ngoài ra, các bệnh về dạ dày ở người cao tuổi nếu không được điều trị kịp thời để lâu dễ gây ung thư dạ dày.
Bệnh về hệ sinh dục ở người lớn tuổi
Do hệ miễn dịch suy yếu, người cao tuổi dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục. Các bệnh vặt này lại là nguyên nhân gây nên một số bệnh:
- U xơ, ung thư tuyến tiền liệt ở nam;
- U xơ, ung thư cổ tử cung ở nữ;
Bệnh xương khớp ở người già có nguy hiểm?
Những bệnh xương khớp dễ gặp ở người cao tuổi:
- Đau hoặc thoái hoá xương khớp;
- Thoát vị đĩa đệm;
Những bệnh này ảnh hưởng lớn tới việc đi lại của người cao tuổi. Bên cạnh đó, đau nhức xương khớp hay diễn ra khi về đêm khiến người lớn tuổi dễ bị mất ngủ sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi về thần kinh
Ở người cao tuổi, lượng nơ ron thần kinh chết đi ngày một nhiều khiến trí nhớ suy giảm. Do đó, người già dễ mắc bệnh rối loạn vận động (Parkinson) hoặc mất trí nhớ (Alzheimer).
Các bệnh về máu ở người già
Rối loạn cholesterol, triglycerid trong máu ở người già là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về gan, bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, tăng huyết áp… Đặc biệt là người già có thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá, nguy cơ mắc các bệnh nói trên càng cao hơn. Những bệnh này nếu không được chữa trị triệt để dễ gây biến chứng bệnh tim mạch, ung thư và thậm chí là nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
Tham khảo thêm: Người cao tuổi dễ mắc bệnh gì?
Cách phòng bệnh cho người cao tuổi?
Nguyên tắc phòng những bệnh thường gặp ở người cao tuổi là giảm quá trình lão hoá, cân bằng chỉ số lipid trong máu. Để làm được điều này, gia đình có người lớn tuổi cần lưu ý những điểm dưới đây.
Khám sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi
Khám sức khoẻ 6 tháng/ lần để phát hiện, điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp người cao tuổi kiểm soát bệnh tật hiệu quả. Ngoài ra, việc đi khám định kỳ giúp bệnh nhân nhận được những lời khuyên, kiến thức sức khoẻ hữu ích từ bác sĩ.
Tập thể dục đều đặn phòng bệnh cho người cao tuổi
Tập thể dục tại công viên, câu lạc bộ cùng bạn hữu không chỉ giúp điều hoà lipid trong máu, nâng cao hệ tuần hoàn mà còn giúp người cao tuổi có tinh thần vui vẻ, phấn chấn. Người cao tuổi chỉ nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, cầu lông, yoga, dưỡng sinh, thiền… Ngoài ra, thời gian tập luyện tốt nhất là từ 7 – 9h sáng. Tập thể dục vào sáng sớm, tối muộn dễ làm người cao tuổi bị tắc nghẽn mạch máu.
Giữ tinh thần lạc quan giúp người cao tuổi an tâm vui sống
Người cao tuổi nên về hưu đúng độ tuổi, dừng công việc lao động trí óc quá căng thẳng. Thay vào đó, những công việc như trồng rau, nuôi gà, đọc sách… có thể giúp tâm hồn của họ được thư thái. Một tinh thần lạc quan là cách nâng cao tuổi thọ, ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả nhất.
Phòng những bệnh thường gặp ở người cao tuổi bằng chế độ ăn lành mạnh
Để phòng bệnh lý cho người cao tuổi, gia đình nên chú ý lựa chọn thức ăn:
- Tăng cường rau xanh, trái cây;
- Ưu tiên thịt trắng (cá, tôm, cua…) hơn thịt đỏ (không quá 50g mỗi bữa);
- Hạn chế thức ăn chế biến sẵn (thức ăn mua bên ngoài, thức ăn đóng hộp);
- Hạn chế thực phẩm khó tiêu: Rượu, bia, nước ngọt, đồ cay nóng, đồ chiên xào…
- Sử dụng dầu ăn từ thực vật thay cho mỡ động vật;
- Không ăn quá 20g đường mỗi ngày (bao gồm trong bánh kẹo, các chế phẩm từ đường khác);
- Không ăn quá 5g muối mỗi ngày (bao gồm tất cả các chế phẩm từ muối);
Uống nấm lim xanh phòng ngừa bệnh người già hiệu quả
Dược chất trong nấm lim xanh giúp cân bằng sự chuyển hoá lipid trong máu, nâng cao hệ miễn dịch. Nhờ đó, uống nấm lim xanh là lựa chọn tuyệt vời giúp người lớn tuổi khoẻ mạnh, kéo dài tuổi thọ và an tâm vui sống.
Sau 7 ngày uống nấm, người cao tuổi sẽ thấy ăn ngủ ngon và sâu giấc, tinh thần thoải mái. Nấm lim xanh là giải pháp ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch, bệnh gan, tiểu đường… hiệu quả.
.