Giỏ hàng

Cây sa nhân có tác dụng gì?-Chú ý gì khi sử dụng sa nhân

Cây sa nhân cho quả có tác dụng trợ hô hấp, làm âm bụng, giúp tiêu hóa, giảm đau, an thần, chống nôn mửa và an thai.

Tên khoa học: Amomum villosum.

Cây sa nhân, hay còn có tên khác xuân sa, dương xuân sa, mé tré bà… Dược liệu từ Sa nhân có tác dụng trợ hô hấp, làm âm bụng, giúp tiêu hóa, giảm đau, an thần, chống nôn mửa và an thai. Dùng chữa các chứng bệnh: Bụng đầy trướng ăn không tiêu, đau bụng, nôn mửa, tả lỵ do lạnh, động thai. Ngoài ra, sa nhân còn làm gia vị, pha rượu mùi. Cất tinh dầu, chế camphor, borneol làm thuốc và hương liệu.

Cây sa nhân

Thành phần hóa học:

Tinh dầu 2-2,5% (chủ yếu là borneol, d-camphor), nhựa, chất béo.

Theo đông y:

Sa nhân có vị cay, tính ấm. Có công năng hoạt khí, trừ thấp và an thai.

Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Quả được thu hái vào mùa hè, hoặc mùa thu khi chín, phơi khô dưới ánh nắng hoặc nơi râm mát sau đó đập nát.

Dược liệu từ sa nhân

Một số bài thuốc từ cây sa nhân:

  • Ứ thấp ở tỳ, vị hoặc ứ khí ở tỳ biểu hiện như phình chướng và đau, chán ăn, nôn, buồn nôn và ỉa chảy: Dùng phối hợp với thương truật, bạch đậu khấu, hậu phác cho các trường hợp ứ thấp ở tỳ và vị .
  • Trị các trường hợp ứ khí do chậm tiêu: Sa nhân phối hợp với mộc hương, chỉ thực.
  • Trị ứ khí do suy yếu lách: Dùng phối hợp sa nhân với trần bì, đẳng sâm và bạch truật dưới dạng Hương sa lục quân tử hoàn.
  • Ốm nghén hoặc động thai: Dùng phối hợp sa nhân với bạch truật và tô cánh.

Ngày dùng 3 – 6g, dạng thuốc sắc cùng các vị thuốc khác hay dạng hoàn tán.

Lưu ý:

Người âm hư, nội nhiệt không dùng.

Mua bán dược liệu:

Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button