Chỉ số mỡ máu cao là cảnh báo nguy cơ rối loạn mỡ máu. Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao và cách điều trị bằng thảo dược làm giảm chỉ số mỡ máu cao?
Chỉ số mỡ máu cao gây ra các bệnh lý nguy hiếm cho cơ thể. Đây cũng chính là nguy cơ dẫn đến những căn bệnh khác như: cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch…
Chỉ số mỡ máu cao là bao nhiêu?
Có 4 chỉ số cần quan tâm khi xét nghiệm mỡ máu chính là:
- Cholesterol toàn phần.
- HDL-cholesterol (HDL – C) hay còn được gọi là cholesterol tốt.
- LDL-cholesterol (LDL – C) hay còn được gọi là cholesterol xấu.
- Triglyceride.
Các chỉ số mỡ máu cao cần lưu ý
Theo PGS.TS Bùi Tiến Hậu ( Nguyên trưởng khoa Nội tổng hợp thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), các chỉ số mỡ máu không tốt như sau.
Loại mỡ trong máu | Trị số bình thường | Trị số không tốt |
Cholesterol toàn phần | Dưới 5,2mmol/l | Trên 5,2mmol/lít |
LDL – C | Dưới 3,4mmol/l | Trên 3,4 mmol/l |
Triglyceride | Dưới 2,26 mmol/l | Trên 2,26 mmol/l |
HDL – C | Từ 0,9mmol/l trở lên | Từ 0,9mmol/l trở xuống |
Vì sao chỉ số mỡ máu cao nguy hiểm sức khỏe?
Trong 4 thành phần trên, có 3 thành phần là cholesterol toàn phần, LDL – C (cholesterol xấu) và triglyceride nếu dư thừa sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi vì:
- Cholesterol toàn phần kết hợp với LDL – C vận chuyển cholesterol vào trong máu. Cholesterol càng cao càng dễ lắng đọng tại thành mạch hình thành mảng xơ vữa động mạch.
- Triglyceride là chất dư thừa khi axit béo không được gan chuyển hóa thành cholesterol. Chất triglyceride sẽ kết hợp với apoprotein tại gan và được đưa ra ngoài. Nếu lượng chất triglyceride quá lớn sẽ tích tụ tại gan tăng nguy cơ các bệnh về mỡ máu, tim mạch, đột quỵ, gan nhiễm mỡ…
Riêng HDL – C (cholesterol tốt) thì chỉ số cao sẽ tốt cho cơ thể. Bởi chúng giúp thành động mạch trở nên mềm mại hơn. Từ đó máu lưu thông tốt hơn. Đây cũng là loại cholesterol không gây rối loạn mỡ máu.
Cũng theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới, lượng cholesterol toàn phần giảm và HDL tăng giúp người bệnh tránh được nguy cơ về tim mạch. Cụ thể:
- Cholesterol toàn phần: Giảm 23mg% sẽ giảm được 20%-54% nguy cơ.
- HDL – C: Tăng 1,2 mg% sẽ giảm được 3% nguy cơ.
Tìm hiểu thêm về chỉ số mỡ máu khi tăng cao: https://vnexpress.net/tin-tuc/tu-van-online/tu-van-roi-loan-mo-mau/canh-bao-tu-tri-so-xet-nghiem-mo-mau-3000932.html
Cách điều trị giúp giảm mỡ máu cao bằng thảo dược
Phương pháp điều trị giảm mỡ máu cao an toàn, hiệu quả như: dùng nấm lim xanh, bài thuốc thảo dược,.. Ngoài ra phải kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao khoa học.
Một số bài thuốc có công dụng giảm chỉ số mỡ trong máu cao mà người bệnh có thể tham khảo ngay sau đây.
Giảm chỉ số mỡ máu cao bằng nấm lim xanh
Nấm lim xanh là một trong những loại thảo dược có công dụng tốt trong điều trị rất nhiều bệnh thường gặp hiện nay, đặc biệt là bệnh về mỡ máu, gan, tim mạch…
Tác dụng của nấm lim xanh đối với chỉ số mỡ máu
Đối với những người bệnh đang có chỉ số mỡ trong máu cao, nấm lim xanh có tác dụng:
- Kích thích sản xuất nhiều cholesterol tốt cho cơ thể.
- Giúp hạn chế các axit béo đi vào máu, từ đó ngăn ngừa tình trạng mỡ máu cao.
- Các dược chất trong thành phần nấm lim xanh tham gia vào sự chuyển hóa cholesterol trong máu như: Chuyển hóa lipid máu, giảm lượng cholesterol toàn phần, cholesterol xấu và triglyceride để bảo vệ thành mạch máu.
- Ngăn ngừa sự hình thành những cục máu đông, giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, nấm lim xanh còn là một trong những thảo dược có tác dụng ngăn ngừa ung thư và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Sử dụng nấm lim xanh giảm chỉ số mỡ máu
Để hạ chỉ số mỡ máu xuống mức bình thường, đồng thời kích thích sự sản sinh cholesterol tốt cho cơ thể, người bệnh nên sử dụng nấm lim xanh liên tục từ 2 – 5 tháng.
Cách giảm chỉ số mỡ máu bằng nấm lim xanh đơn giản như sau:
- Đối với người mới uống: Dùng 5 – 10g nấm lim xanh đã qua chế biến, sắc với 2 lít nước sạch. Đun lửa vừa đến khi cô lại còn khoảng 1,5 lít thì bắc ra, chắt lấy nước.
- Đối với người đang điều trị bằng nấm lim xanh: Có thể tăng lên 20 – 30g nấm lim xanh đã qua chế biến. Sắc cùng 2 lít nước đến khi còn 1,5 lít là được. Như vậy, nước sắc sẽ đặc hơn.
Người bệnh nên chia nước sắc từ nấm lim xanh thành 5 phần, sau đó uống trong ngày. Sang ngày tiếp theo lại sắc đợt nước mới chứ không sử dụng nước cũ của ngày hôm trước.
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý khi giảm chỉ số mỡ máu cao bằng nấm lim xanh:
- Không nên dùng nồi nhôm, kim loại sắc nước bởi điều này làm giảm tác dụng của nấm lim xanh.
- Không uống nước nấm lim xanh cùng lúc với thuốc Tây. Hãy uống cách nhau khoảng 30 phút để đạt kết quả tốt nhất.
Điều trị mỡ máu cao với các phương pháp hiệu quả nhất hiện nay
Bài thuốc từ sơn tra chữa chỉ số mỡ máu cao
Cây sơn tra được tìm thấy nhiều ở khu vực núi cao. Quả sơn tra phơi khô được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Đây cũng là vị thuốc chữa mỡ máu cao hiệu quả.
Dưới đây là một số bài thuốc từ sơn tra giúp giảm chỉ số mỡ máu cao.
Sơn tra pha đường giảm mỡ máu
Sử dụng từ 15 – 20g sơn tra quả đã phơi khô, rửa sạch bụi bẩn rồi sắc với 2 lít nước. Nấu kỹ còn khoảng 1 lít thì lọc bỏ bã, chắt lấy nước.
Người bệnh có thể pha thêm 1 thìa đường giúp dễ uống hơn. Mỗi ngày uống nước sắc từ sơn tra giúp mỡ máu giảm như mong muốn.
Bài thuốc chữa mỡ máu bằng sơn tra, hà thủ ô…
Người bệnh có thể kết hợp sơn tra với các vị thuốc Đông y khác giúp kiểm soát chỉ số mỡ trong máu.
Nguyên liệu bao gồm: thảo quyết minh, sơn tra, hà thủ ô, lá sen, hổ trượng, lá chè tươi, mỗi loại 15g. Cho các nguyên liệu trên vào ấm, hãm với nước sôi và uống thay trà mỗi ngày.
Xem thêm: